Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Việc lựa chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng trong suốt thai kỳ là yếu tố then chốt giúp mẹ duy trì sức khỏe, đồng thời hỗ trợ sự phát triển toàn diện cho bé yêu. Hãy cùng tìm hiểu về những nhóm thực phẩm quan trọng mà các mẹ nên ưu tiên để có một thai kỳ khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng.
Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng trong suốt thai kỳ rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của mẹ. Bằng cách cân đối các nhóm chất dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất, cùng với một chế độ vận động hợp lý, mẹ bầu sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.
Trong suốt thai kỳ, nhu cầu dinh dưỡng của phụ nữ tăng cao hơn đáng kể so với mức bình thường. Điều này không chỉ cần thiết để phát triển các cơ quan của thai nhi mà còn giúp mẹ bầu thích ứng với quá trình mang thai.
Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng trong suốt thai kỳ là vô cùng quan trọng. Có ba nguyên tắc cơ bản mà mẹ bầu cần lưu ý đó là cân đối nhóm chất dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất, kết hợp cùng chế độ vận động hợp lý.
Nguyên tắc đầu tiên để đảm bảo dinh dưỡng trong suốt thai kỳ là cân đối các nhóm chất. Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho mẹ bầu cần đầy đủ các nhóm chất thiết yếu là chất bột đường (carbohydrate), chất đạm (protein), chất béo (lipid) và các loại vitamin, chất xơ, khoáng chất.
Việc cân đối các nhóm chất này không chỉ đảm bảo đủ năng lượng cho mẹ mà còn tránh tình trạng suy dinh dưỡng bào thai hay tăng cân quá mức. Trung bình, trong thai kỳ, mẹ bầu nên tăng khoảng 9 đến 12 kg.
Trong tam cá nguyệt thứ nhất, mẹ có thể tăng từ 300 gram đến 1 kg, sau đó, mỗi tuần tăng thêm khoảng 300 gram trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Đối với những mẹ bầu mang song thai, bác sĩ sẽ đưa ra những khuyến cáo về tốc độ tăng cân cao hơn.
Nguyên tắc thứ hai là bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất. Để thai nhi phát triển khỏe mạnh, mẹ bầu cần đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trong suốt thai kỳ. Trong đó, acid folic là một chất rất quan trọng, giúp ngăn ngừa các dị tật ống thần kinh cho trẻ.
Mẹ bầu nên bổ sung acid folic ngay khi có ý định mang thai, kéo dài đến hết ba tháng đầu. Nhóm thực phẩm như bông cải xanh, rau chân vịt, sữa, ngũ cốc và quả bơ rất giàu acid folic. Canxi cũng là một khoáng chất không thể thiếu, cần thiết cho sự phát triển xương cùng hệ thống tuần hoàn của cả mẹ và thai nhi.
Mẹ bầu cần bổ sung canxi từ các thực phẩm như sữa, bông cải xanh và nước trái cây. Vitamin D cũng rất quan trọng để hỗ trợ sự phát triển xương của thai nhi, mẹ bầu nên bổ sung thực phẩm như cá hồi, sản phẩm từ sữa với hàm lượng vitamin D cao.
Đặc biệt, protein là thành phần thiết yếu cho sự phát triển các mô cơ quan của em bé, mẹ nên chọn thịt nạc, trứng và các loại hạt để đảm bảo lượng protein cần thiết. Cuối cùng, sắt cũng rất quan trọng trong thai kỳ, với nhu cầu tăng cao để bù đắp cho thể tích máu tăng 50% trong cơ thể mẹ, mẹ bầu cần cung cấp khoảng 1000 mg sắt mỗi ngày thông qua các loại thực phẩm như thịt đỏ, trứng và rau xanh.
Nguyên tắc cuối cùng là chế độ vận động cần phối hợp với chế độ dinh dưỡng trong suốt thai kỳ. Bên cạnh việc ăn uống, việc tập thể dục cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe cho mẹ bầu. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý thời lượng tập luyện và tránh các động tác quá mạnh.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, tập thể dục không chỉ giúp mẹ cùng thai nhi khỏe mạnh mà còn giúp quá trình sinh con trở nên dễ dàng hơn. Mẹ bầu có thể thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như yoga cho bà bầu hay đi bộ từ 15 đến 20 phút mỗi ngày tùy vào tình trạng sức khỏe của mình.
Trong suốt thai kỳ, chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, không phải loại thực phẩm nào cũng an toàn. Có nhiều thực phẩm mà mẹ bầu cần tránh để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Dưới đây là những nhóm thực phẩm cần được hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn trong thời gian mang thai.
Đầu tiên, rượu là một trong những chất gây hại nghiêm trọng nhất cho thai nhi. Việc tiêu thụ rượu bia trong thời kỳ mang thai có thể dẫn đến hội chứng rượu bào thai (Fetal Alcohol Spectrum Disorders - FASD).
Trẻ sinh ra trong tình trạng này có thể gặp phải nhiều vấn đề như phát triển kém, đặc điểm khuôn mặt bất thường, dị tật tim và tổn thương hệ thần kinh trung ương. Một số trẻ cũng có thể có đầu và não nhỏ bất thường cùng với các khuyết tật bẩm sinh khác, đặc biệt là ở tim, cột sống. Vì lý do này, mẹ bầu nên hoàn toàn ngừng rượu trong suốt thai kỳ.
Tiếp theo, các loại hải sản có hàm lượng thủy ngân cao cũng cần được mẹ bầu kiêng cữ. Những loại cá như cá kiếm, cá mập, cá thu, cá ngói thường chứa nhiều thủy ngân, chất này có thể dễ dàng vượt qua nhau thai gây hại cho sự phát triển não, thận và hệ thần kinh của thai nhi. Điều này có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển của trẻ.
Trong suốt quá trình mang thai, dinh dưỡng là một trong những yếu tố quyết định đến sức khỏe của cả mẹ bầu. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu có những quan niệm sai lầm trong việc ăn uống, dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
Quan niệm đầu tiên là nhịn ăn khi ốm nghén. Nhiều phụ nữ mang thai thường trải qua tình trạng ốm nghén, với triệu chứng chính là nôn ói, khiến mẹ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Một số người nghĩ rằng nếu nhịn ăn, cơ thể sẽ không còn bị nôn ói nữa.
Tuy nhiên, đây là một sai lầm nghiêm trọng. Việc nhịn ăn có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, không chỉ ảnh hưởng đến mẹ mà còn có thể làm chậm phát triển của thai nhi. Thiếu dinh dưỡng trong suốt thai kỳ có thể dẫn đến tình trạng suy kiệt cho mẹ, đồng thời làm cho thai nhi không nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
Thay vì nhịn ăn, các chuyên gia khuyên rằng mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn và thay đổi cách chế biến thực phẩm để giúp giảm tình trạng ốm nghén mà vẫn đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng.
Quan niệm thứ hai là ăn cho hai người. Nhiều mẹ bầu nghĩ rằng khi mang thai sẽ cần ăn gấp đôi lượng thực phẩm để đảm bảo sức khỏe cho thai nhi. Điều này dẫn đến việc tăng cường ăn uống một cách không kiểm soát.
Tuy nhiên, việc tăng cân quá mức trong thai kỳ không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, các vấn đề về tim mạch, thậm chí là trầm cảm, mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng trong quá trình chuyển dạ.
Thai nhi to quá mức cũng có thể khiến việc sinh nở gặp khó khăn hơn. Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, trong ba tháng đầu thai kỳ, phụ nữ chỉ cần duy trì nhu cầu năng lượng như trước khi mang thai. Sau đó, trong tam cá nguyệt thứ hai, mẹ bầu cần bổ sung thêm khoảng 200 kcal/ngày và thêm 300 kcal/ngày trong tam cá nguyệt thứ ba để đáp ứng nhu cầu phát triển của thai nhi.
Thông qua bài viết trên, Nhà thuốc Long Châu xin gửi tới quý độc giả thông tin về nguyên tắc dinh dưỡng trong suốt thai kỳ. Việc nhận thức đúng về dinh dưỡng trong thời gian mang thai là yếu tố rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ cùng em bé. Mẹ bầu nên tìm hiểu, áp dụng những kiến thức dinh dưỡng đúng đắn để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...