Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Suy thận mạn và đợt cấp suy thận mạn là hai trình trạng bệnh dễ bị nhầm lẫn với nhau. Cả hai đều rất nguy hiểm và có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đời sống của người bệnh. Do đó, cần nhận biết tình trạng bệnh sớm và điều trị kịp thời.
Suy thận mạn tính là tình trạng bệnh vô cùng nghiêm trọng và đang dần trẻ hóa. Trái ngược với sự gia tăng về số lượng người bệnh đó là sự thiếu hiểu biết và dễ nhầm lẫn giữa suy thận mạn và đợt cấp suy thận mạn. Suy thận mạn tính càng kéo dài thì người bệnh càng nguy hiểm, cần kịp thời điều trị ngay khi còn sớm.
Vậy đợt cấp suy thận mạn là gì, cách nhận biết và hướng điều trị ra sao, hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây.
Suy thận mạn tiến triển trong thời gian dài và nặng dần theo từng giai đoạn. Khi đến giai đoạn cuối, chức năng thận bị suy giảm dần tỷ lệ thuận với số lượng nephron thận bị tổn thương và không thể phục hồi được. Khả năng duy trì cân bằng nội môi suy giảm nhanh dẫn đến rối loạn chuyển hóa, giảm đào thải độc tố, tăng huyết áp, thiếu máu mãn tính,...
Do đó, bệnh nhân suy thận mạn tính phải được chẩn đoán và điều trị sớm. Điều này góp phần cải thiện các triệu chứng của bệnh và kéo dài thời gian phát triển đến giai đoạn cuối, từ đó kéo dài thời gian sống cho người bệnh.
Suy thận mạn tiến triển theo từng giai đoạn và có thể kéo dài 5 - 10 năm. Từ giai đoạn 1, tình trạng bệnh chưa nghiêm trọng đến khi bệnh nhân phải dùng các phương pháp điều trị thay thế. Trong quá trình đó, thường có những đợt cấp suy thận mạn xảy ra, đặc biệt là khi bệnh nhân đã có tiền sử mắc các vấn đề về thận.
Đợt cấp suy thận mạn gây ra ảnh hưởng rất nguy hiểm đối với bệnh nhân. Sau mỗi đợt cấp, tình trạng suy thận mạn thường nặng hơn. Càng nhiều đợt cấp, bệnh càng nhanh bước đến suy thận giai đoạn cuối.
Đợt cấp suy thận mạn ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng bệnh trong quá trình điều trị. Cần biết được nguyên nhân và triệu chứng để có cách phòng tránh càng sớm càng tốt.
Một số nguyên nhân chính gây ra các đợt cấp suy thận mạn thường liên quan đến tiểu sử các bệnh về thận. Ngoài ra, có một số nguyên nhân khác như:
Trái ngược với tình trạng bệnh suy thận mạn giai đoạn 1 và 2, đợt cấp suy thận mạn có triệu chứng rất rõ ràng và dễ dàng nhận biết:
Đợt cấp suy thận mạn là bệnh lý không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu tiến hành can thiệp y tế có thể làm chậm quá trình phát triển bệnh, cải thiện các triệu chứng và giảm thiểu nguy cơ biến chứng. Các bác sĩ chuyên khoa có thể chẩn đoán bệnh bằng phương pháp hiện đại, chính xác cao:
Hiện nay vẫn chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn bệnh suy thận mạn tính. Tuy nhiên các liệu pháp điều trị có thể giúp làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, cải thiện các triệu chứng và giảm nguy cơ biến chứng:
Khi có các triệu chứng phù, tăng huyết áp, suy tim,... bác sĩ thường khuyến cáo bệnh nhân suy thận không nên ăn nhiều muối, giảm đạm, hạn chế các thực phẩm chứa phosphat như sữa, pho mát, thực phẩm bổ sung canxi.
Nếu tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn, khi chức năng thận bình thường còn lại dưới 15%, điều này đồng nghĩa với việc bệnh nhân đã đến suy thận giai đoạn cuối. Lúc này cơ thể không còn đủ khả năng để loại bỏ chất độc và chất lỏng dư thừa thì phương pháp điều trị duy nhất là lọc máu hoặc ghép thận.
Trên đây là những thông tin hữu ích về đợt cấp suy thận mạn và một số cách điều trị hiện nay. Đây là căn bệnh rất nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng không mong đợi. Cần chủ động đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm để điều trị kịp thời ngay khi có những triệu chứng đầu tiên.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...