Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nhận biết triệu chứng căng cơ lưng và cách khắc phục hiệu quả nhất

Ngày 30/05/2022
Kích thước chữ

Hiện tượng căng cơ lưng ngày càng xuất hiện phổ biến, để nhận biết và điều trị hiện tượng này một cách chuẩn xác nhất hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của nhà thuốc Long Châu.

Tình trạng đau cơ lưng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng hiện tượng này nếu không nhận biết triệu và có biện pháp khắc phục từ sớm thì có thể gây thương tật vĩnh viễn. Dưới đây là các triệu chứng căng cơ thắt lưng và cách khắc phục hiệu quả của nhà thuốc Long Châu mời các bạn cùng tham khảo.

Căng cơ lưng là gì?

Nhận biết triệu chứng căng cơ lưng và cách khắc phục hiệu quả nhất 1 Căng cơ lưng xuất hiện khi các cơ tại lưng bị căng ra quá mức

Căng cơ lưng là hiện tượng các cơ tại lưng bị căng ra quá mức từ đó dẫn đến cơ bắp suy yếu dần, cột sống sẽ trở nên kém ổn định gây ra tình trạng đau lưng. Đau cơ lưng có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào của lưng như: lưng trên, lưng dưới, bên trái hay bên phải. Trong đó, các cơn đau cơ thắt lưng (đau lưng cơ năng) rất thường gặp. Đây chính là tình trạng nhóm cơ ở vùng thắt lưng bị lực tác động mạnh khiến lưng bị tổn thương và hình thành nên các cơn đau lưng.

Các triệu chứng căng cơ lưng thường gặp

Nhận biết triệu chứng căng cơ lưng và cách khắc phục hiệu quả nhất 2 Đau nhức thắt lưng âm ỉ là triệu chứng thường gặp khi lưng bị căng cơ

Khi cơ lưng bị kéo căng, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như:

  • Đau vùng thắt lưng âm ỉ, nhức nhối bên cạnh đó có thể đi kèm cảm giác nóng, tê và ngứa ran vì rễ thần kinh bị kích thích.
  • Đau chủ yếu tập trung ở vùng lưng dưới, đôi lúc lan xuống mông hoặc hông.
  • Cơn đau lưng có thể bùng phát khi đứng dậy, cúi người về phía trước hay khi bước ra khỏi giường lần đầu tiên vào buổi sáng.
  • Cơn đau lưng trở nên nặng hơn khi ho, hắt hơi, uốn hay duỗi lưng.
  • Cơ thắt lưng bị căng gây khó khăn khi cúi gập người, đi bộ, đứng, chạy nhảy… 
  • Đau lưng gây hạn chế khả năng vận động do bị co rút cơ lưng dữ dội.

Thông thường, biểu hiện của chứng căng cơ lưng trên hay dưới rất dễ bị nhầm lẫn với các hội chứng đau cơ phổ biến khác. Do vậy bạn cần được bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán rõ ràng nhằm tránh bệnh tiến triển nặng nề. 

Cùng với đó, nếu tình trạng đau căng cơ ở lưng đi kèm cảm giác tê yếu ở chân thì bạn nên đến ngay cơ sở y tế, bởi đây có thể là dấu hiệu của tổn thương dây thần kinh.

Những nguyên nhân khiến cơ lưng bị căng đau phổ biến

Nguyên nhân của tình trạng căng cơ này thường liên quan đến chấn thương hoặc các tổn thương khác, cụ thể:

  • Do bê vác đồ vật nặng quá sức của mình.
  • Trước khi chơi thể thao hoặc hoạt động thể lực không được khởi động, kéo duỗi cơ đúng cách và kỹ càng.
  • Do gặp tai nạn hoặc chấn thương thể thao.
  • Ngồi một tư thế trong thời gian dài làm việc dẫn đến mỏi, căng cứng cơ lưng.
  • Hút thuốc lá, ho nhiều, bị thừa cân, béo phì.

Phương pháp điều trị đau cơ lưng hiệu quả nhất

Nhận biết triệu chứng căng cơ lưng và cách khắc phục hiệu quả nhất 3 Uống thuốc giảm đau là phương pháp điều trị đau cơ lưng được áp dụng nhiều nhất hiện nay

Dưới đây là một số phương pháp giúp điều trị tình trạng căng cơ ở lưng đặc biệt là căng cơ lưng bên trái hiệu quả được rất nhiều người áp dụng:

Chườm đá hoặc chườm nóng

Để giảm sưng đau lưng ngay sau khi bị chấn thương, nên thực hiện chườm đá trong 10 - 20 phút mỗi 3 - 4 giờ. Khi tình trạng sưng đã giảm, bạn hãy kết hợp chườm nóng bằng đệm sưởi hoặc bình nước nóng ở vùng lưng trong 10 phút. Cách làm này nhằm tăng cường lưu thông máu và giảm co thắt cơ, thấp khớp, cứng khớp.

Uống thuốc giảm đau

Một số loại thuốc giảm đau như thuốc không kê đơn (OTC) hoặc thuốc Opioid có khả năng làm giảm đau cứng cơ lưng. Tuy nhiên thuốc chỉ có tác dụng tạm thời và dễ gây tác dụng phụ nghiêm trọng nếu dùng quá liều. Vì vậy nếu phải điều trị tình trạng căng cơ lưng bằng thuốc, người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc mà cần có sự chỉ định của bác sĩ.

Đeo các dụng cụ hỗ trợ lưng

Để cố định cột sống lưng và hỗ trợ điều chỉnh tư thế hiệu quả nhất khi thực hiện các hoạt động hằng ngày, người bệnh có thể cân nhắc đeo đai hoặc nịt lưng. Tuy nhiên biện pháp này cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia trị liệu trước để chọn được loại dụng cụ và hướng dẫn tần suất đeo phù hợp để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Cách ngăn ngừa tình trạng căng cơ lưng

Để ngăn ngừa căng cơ lưng dưới tái phát, bạn nên lưu ý một số điều sau:

  • Nên thường xuyên tập luyện các bài tập kéo giãn cơ để làm mạnh các cơ bảo vệ và hỗ trợ cột sống.
  • Luôn vươn vai, khởi động nhẹ nhàng trước khi thực hiện các bài tập thể dục.
  • Vận động cơ thể nhẹ nhàng bằng các môn thể thao như đi bộ, đạp xe, bơi lội hoặc yoga…
  • Kiểm soát tốt trọng lượng cơ thể tránh tạo áp lực đè nặng lên cột sống.
  • Tránh nằm sấp khi ngủ thay vào đó nên nằm ngửa hoặc nằm nghiêng và kê một chiếc gối dưới chân.
  • Giữ đúng tư thế, luôn ngồi thẳng lưng trên ghế và để chân vuông góc trên sàn nhà.
  • Khi nâng đồ vật, không nên cúi cong lưng xuống thay vào đó hãy gập đầu gối lại.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi để giúp các bạn nhận biết được các triệu chứng của căng cơ lưng và cách khắc phục hiệu quả. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn sớm khắc phục tình trạng căng cơ ở lưng nhanh chóng nhất.

Minh Thúy

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin