Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nhịp nhanh xoang có chữa khỏi được hay không?

Ngày 19/02/2024
Kích thước chữ

Nhịp nhanh xoang là tình trạng rối loạn nhịp tim xảy ra do nút xoang ở tâm nhĩ, có thể là sinh lý hoặc bệnh lý. Hầu hết bệnh nhân không có triệu chứng nặng và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Vậy liệu nhịp nhanh xoang có chữa khỏi được hay không?

Nhịp tim nhanh xoang có thể chữa khỏi hay không còn phụ thuộc phần lớn vào nguyên nhân gây nên bệnh. Nếu biết cách kết hợp các phương pháp điều trị thích hợp thì bạn hoàn toàn có thể cảm thấy yên tâm trong việc kiểm soát tình trạng của mình.

Nhịp nhanh xoang là gì?

Nút xoang còn được gọi là tâm nhĩ phải sẽ tạo ra nhịp tim dựa trên tín hiệu dẫn điện khi nó hoạt động trong một chu kỳ hoàn chỉnh. Đối với người khỏe mạnh, chức năng nút xoang bình thường thì nhịp xoang và nhịp tim đều đặn và bình thường, tần số 60 đến 100 lần/phút.

nhip-nhanh-xoang-co-chua-khoi-duoc-hay-khong 1.png
Nhịp nhanh xoang là tình trạng rối loạn nhịp tim xảy ra do nút xoang ở tâm nhĩ

Ngược lại, nhịp nhanh xoang là một tình trạng bệnh lý do kích thích bất thường nút xoang nhĩ dẫn đến nhịp tim nhanh, đánh trống ngực và khó thở. Nhịp nhanh xoang xảy ra khi kết quả điện tâm đồ cho thấy nhịp xoang hơn 100 nhịp mỗi phút. Nhịp nhanh xoang tuy là khó điều trị nhưng có thể kiểm soát được nếu bạn phối hợp nhiều biện pháp chữa trị với nhau.

Nguyên nhân gây nên nhịp nhanh xoang

Nhịp nhanh xoang là do nút xoang bị kích thích do các nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý như:

  • Hoạt động thể thao.
  • Lo lắng, căng thẳng và hạnh phúc quá mức.
  • Nhịp tim của trẻ em nhanh hơn người lớn.
  • Phụ nữ có nhịp tim nhanh hơn nam giới.
  • Phụ nữ đang mang thai.
  • Khí hậu nóng bức, các tác nhân gây kích thích như rượu, trà, thuốc lá, cà phê...
  • Điều trị bằng thuốc: Corticoid, thuốc hen phế quản, thuốc chống viêm, thuốc hạ huyết áp, thuốc điều trị loạn nhịp tim...
  • Các bệnh ngoài tim mạch như sốt, nhiễm trùng, thiếu máu, giảm thể tích máu, cường giáp, hạ huyết áp, rối loạn điện giải, bệnh lý hệ hô hấp, hệ thần kinh, hệ nội tiết, chuyển hóa...
  • Các bệnh về tim như suy tim, chèn ép tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ, bệnh tim bẩm sinh, bệnh van tim…

Nhịp nhanh xoang có triệu chứng như thế nào?

Nhịp nhanh xoang ở người trẻ và khỏe mạnh thường không có triệu chứng vì bệnh không nghiêm trọng. Nhịp nhanh xoang được phát hiện tình cờ khi khám sức khỏe định kỳ và xét nghiệm các bệnh liên quan.

nhip-nhanh-xoang-co-chua-khoi-duoc-hay-khong 2.jpg
Nhịp nhanh xoang được phát hiện tình cờ khi khám sức khỏe định kỳ và xét nghiệm các bệnh liên quan

Ở trẻ em, triệu chứng điển hình của rối loạn nhịp xoang hô hấp là thay đổi nhịp tim khi thở, tăng nhịp tim khi hít vào và giảm nhịp tim khi thở ra. Ở người lớn tuổi, nhịp xoang nhanh thường có những triệu chứng rất dễ nhận thấy như:

  • Đau thắt ngực, đánh trống ngực, khó thở và mệt mỏi có thể là báo hiệu của đột tử.
  • Thiếu máu cơ tim cục bộ, đột tử
  • Nhịp tim quá chậm hoặc quá nhanh có thể làm giảm lượng máu cung cấp cho cơ thể, gây ra các triệu chứng như suy giảm trí nhớ, mất ổn định, rối loạn ngôn ngữ, chóng mặt và ngất xỉu.

Khi người bệnh cảm thấy nhịp tim đập nhanh hoặc dữ dội bất thường, đặc biệt nếu tình trạng này xảy ra nhiều lần thì cần đến bệnh viện để khám. Đôi khi, đây có thể là dấu hiệu của tình trạng bệnh lý hoặc vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khác. Hầu hết nhịp nhanh xoang là lành tính nhưng vẫn có thể trở nên nghiêm trọng và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như chóng mặt, đau ngực, đột tử…

Nhịp nhanh xoang có chữa được không?

Để điều trị nhịp nhanh xoang cần xác định rõ nguyên nhân và có biện pháp can thiệp phù hợp.

Nếu nhịp tim nhanh xoang không nghiêm trọng thì bệnh nhân chỉ cần theo dõi và chăm sóc sức khỏe tốt để cải thiện triệu chứng. Tuy nhiên, các bệnh liên quan đến tim đã có sẵn cần được điều trị.

Nhịp nhanh xoang do thuốc và chất kích thích: Không sử dụng chất kích thích, bác sĩ có  thể cân nhắc việc ngừng thuốc, giảm liều, thay đổi thuốc hoặc tiếp tục dùng thuốc mà bạn đang dùng. Nhịp nhanh xoang do bệnh lý tim và ngoài tim: Điều trị nguyên nhân có thể giúp ổn định nhịp tim.

Nhịp nhanh xoang không phải là bệnh lý nguy hiểm cấp tính nhưng người bệnh không nên chủ quan, cần theo dõi chặt chẽ các triệu chứng, nếu có bất thường phải đến cơ sở y tế kịp thời, không dùng thuốc làm chậm nhịp tim khi không có hướng dẫn của bác sĩ.

nhip-nhanh-xoang-co-chua-khoi-duoc-hay-khong 3.jpg
Nhịp nhanh xoang cần theo dõi chặt chẽ các triệu chứng, nếu có bất thường phải đến cơ sở y tế kịp thời

Làm thế nào để giảm nhịp nhanh xoang tại nhà?

Điều trị nhịp nhanh xoang không chỉ liên quan đến dùng thuốc hoặc phẫu thuật. Người bệnh cần thay đổi lối sống để giảm bớt sự kích thích bên trong và bên ngoài của nhịp xoang.

Xây dựng chế độ ăn tốt cho tim mạch

Một chế độ ăn uống lành mạnh giúp ổn định nhịp xoang và ngăn ngừa các bệnh tim mạch khác như bệnh mạch vành, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu… Những thực phẩm tốt cho tim bao gồm:.

  • Thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ giúp hấp thụ cholesterol xấu gây xơ vữa động mạch và tăng nhịp tim. Thực phẩm giàu chất xơ bao gồm trái cây họ cam, quýt, chanh, quả mọng, rau bina, súp lơ, cà rốt…
  • Thực phẩm giàu Omega-3: Omega-3 giúp giảm phản ứng viêm trong mạch máu và giảm nhịp nhanh xoang. Ăn cá hai lần một tuần có thể giúp cơ thể bạn có đủ omega-3. Các loại thực phẩm khác như đậu nành, đậu phộng, quả óc chó, hạnh nhân…, cũng chứa lượng lớn omega-3.
  • Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: Giúp ngăn ngừa sự hình thành các gốc tự do và giảm rung nhĩ, có trong trái cây họ cam quýt, dầu ô liu, đậu nành, rau xanh đậm, ngũ cốc nguyên hạt…
  • Thực phẩm chứa chất điện giải như magie, kali và canxi trong chuối, rau bina, bí đỏ, hạnh nhân, trứng…,là cách hữu hiệu giúp ổn định nhịp tim.
  • Ngoài ra, bạn nên tránh thức ăn cay, thịt đỏ, da gia cầm và đồ uống có chứa caffeine như trà, cà phê và rượu vì chúng có thể kích thích nhịp tim tăng cao.

Tập các bài tập vừa sức

Những người bị nhịp nhanh xoang được khuyến khích tập thể dục. Bệnh nhân nên bắt đầu tập luyện với những động tác nhẹ nhàng, vừa phải rồi tăng dần cường độ để tránh tăng nhịp xoang quá mức.

Bắt đầu với 5 hoặc 10 phút đi bộ và tăng dần cường độ. Thời gian đi bộ tốt nhất là 30 đến 45 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày một tuần. Cần lưu ý rằng nếu xuất hiện các triệu chứng như hồi hộp, tim đập nhanh khi tập luyện thì bạn nên dừng lại và ngồi xuống nghỉ ngơi.

Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi nhịp nhanh xoang có chữa khỏi được hay không. Hy vọng với thông tin trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc cũng như biết được các cách giảm nhịp nhanh xoang tại nhà vừa an toàn và mang lại hiệu quả.

Xem thêm: Chẩn đoán và điều trị sớm nhịp xoang nhanh khi mang thai

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.