Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Những điều cần biết và lưu ý khi khám thận

Ngày 03/02/2024
Kích thước chữ

Các bệnh lý về thận như sỏi thận, suy thận hay viêm thận đều là những vấn đề rất nguy hiểm đối với sức khỏe nhưng nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có thể được điều trị dứt điểm. Cũng vì vậy mà việc khám thận thường xuyên trở nên vô cùng quan trọng và cần thiết.

Các bệnh lý về thận là những vấn đề rất nguy hiểm đối với sức khỏe. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, các bệnh về thận có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Cũng vì vậy mà việc khám thận định kỳ, thường xuyên không chỉ là một biện pháp phòng ngừa bệnh mà còn giúp ngăn chặn nguy cơ bệnh có thể phát triển xấu hơn. Thực tế, có không ít người còn hoang mang, lo lắng vì không biết quá trình khám thận diễn ra như thế nào. Chính vì vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về khám thận cũng như vấn đề khám thận như thế nào thông qua bài viết này.

Khi nào nên đi khám thận?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, chúng ta cần thực hiện khám sức khỏe định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần. Tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau mà không phải ai cũng có thời gian và kinh phí để thực hiện các cuộc kiểm tra sức khỏe định kỳ này. Điều này sẽ tiềm ẩn rủi ro phát hiện các bệnh lý nguy hiểm khi đã quá muộn. Trong số đó, bệnh thận là căn bệnh thường chỉ được phát hiện khi bệnh đã chuyển biến tới các giai đoạn nghiêm trọng hơn bởi bệnh hườn không có dấu hiệu rõ ràng. Chính vì vậy khám thận định kỳ là điều vô cùng quan trọng và cần thiết.

 Những điều cần biết và lưu ý khi khám thận 2
Nên đi khám thận nếu thấy cơ thể có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào

Bệnh thận có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, mọi đối tượng đều có nguy cơ mắc bệnh thận. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời căn bệnh này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như sỏi thận, viêm cầu thận, suy thận và thậm chí ung thư thận. Dấu hiệu của bệnh sỏi thận thường tương tự với nhiều bệnh lý khác khiến cho nhiều người không nhận ra. Tuy nhiên, nếu có một số dấu hiệu lâm sàng dưới đây thì các bạn nên cảnh giác và nên đi khám thận sớm:

  • Tiểu đau, tiểu khó, tiểu bí, nước tiểu có màu lạ và có mùi khác khó chịu hay thậm chí là tiểu ra mủ;
  • Đi tiểu nhiều lần;
  • Cảm giác nóng rát vùng kín khi đi tiểu;
  • Đau, nhức và mỏi ở vùng thắt lưng;
  • Bụng dưới đau;
  • Có dấu hiệu sốt.
 Những điều cần biết và lưu ý khi khám thận 2
Người bị bệnh thận thường có các biểu hiện khá rõ ràng

Quy trình khám thận như thế nào?

Để việc khám thận được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, chúng ta nên tìm hiểu và nắm vững về quy trình kiểm tra sức khỏe thận này. Thông thường, quy trình khám thận sẽ bao gồm hai bước chính: Kiểm tra lâm sàng và cận lâm sàng kèm theo việc thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu và trước đó là sự chuẩn bị trước khi đi khám thận.

Chuẩn bị trước khám thận

Trước khi đi khám thận, việc chuẩn bị là rất quan trọng để đảm bảo quá trình khám bệnh diễn ra thuận lợi và cho kết quả chính xác. Cụ thể các bạn cần chuẩn bị một số vấn đề sau:

  • Bệnh án và giấy tờ từ các lần khám trước đó (nếu có);
  • Nhịn ăn hoặc nhịn tiểu nếu được bác sĩ yêu cầu trước đó;
  • Giữ tâm lý thoải mái và tránh căng thẳng;
  • Không sử dụng đồ uống có cồn hoặc chất kích thích trước giờ đi khám;
  • Chuẩn bị chi phí và các giấy tờ tùy thân liên quan.

Kiểm tra lâm sàng

Quá trình kiểm tra lâm sàng sẽ giúp các bác sĩ thu thập thông tin về các triệu chứng mà bệnh nhân đang trải qua. Các bác sĩ có thể đặt ra cho bệnh nhân một số câu hỏi như tần suất đi tiểu hàng ngày, lượng nước tiểu mỗi lần, bệnh nhân có cảm giác đau rát khi đi tiểu không và nhiều thông tin khác.

 Những điều cần biết và lưu ý khi khám thận 3
Một số xét nghiệm sẽ được làm trong quá trình khám thận

Lưu ý, ở bước này nếu có lịch sử về bệnh thận hoặc quá trình điều trị, phẫu thuật trước đây thì bệnh nhân nên thông báo cho bác sĩ biết. Từ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán lâm sàng và có các quyết định yêu cầu bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm cần thiết.

Kiểm tra cận lâm sàng

Căn cứ vào kết luận sơ bộ khi kiểm tra lâm sàng, các bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số phương pháp chẩn đoán khác. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang sẽ được áp dụng để kiểm tra sự có mặt của sỏi cản quang. Hay kỹ thuật siêu âm cũng được dùng để kiểm tra hình ảnh chi tiết về loại sỏi, kích thước sỏi thận và vị trí của chúng trong thận và bàng quang. Ngoài ra, xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu sẽ được thực hiện để xác định các chỉ số cơ bản và đánh giá chức năng thận.

 Những điều cần biết và lưu ý khi khám thận 4
Chụp X-quang thận có thể được áp dụng để xác định tình trạng bệnh

Căn cứ vào các kết quả thu được các bác sĩ sẽ có kết luận cụ thể về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và đưa ra các phương pháp, phác đồ điều trị phù hợp.

Các lưu ý cần biết khi khám thận

Để chuẩn bị cho việc kiểm tra chức năng thận, có một số điều quan trọng mà người bệnh cần lưu ý để đảm bảo kết quả kiểm tra được chính xác và hiệu quả nhất. Cụ thể:

  • Tuân thủ hướng dẫn về ăn uống và tiểu tiện của bác sĩ: Các bác sĩ thường yêu cầu bệnh nhân nhịn ăn sáng và nhịn tiểu trước khi thực hiện các xét nghiệm như siêu âm, chụp X-quang và xét nghiệm máu. Điều này giúp đảm bảo kết quả chính xác hơn. Việc tuân thủ theo đúng những hướng dẫn này là rất cần thiết để không làm ảnh hưởng đến quá trình kiểm tra chức năng thận.
  • Tránh đồ uống có cồn và chất kích thích: Trước khi đi khám thận người bệnh nên tránh sử dụng đồ uống chứa cồn hoặc các chất kích thích khác. Bởi những chất này có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm chức năng thận.
  • Giữ tâm lý thoải mái và bình tĩnh: Việc giữ tâm lý thoải mái và bình tĩnh là rất quan trọng để đảm bảo áp lực máu ổn định và cho ra kết quả kiểm tra chính xác. Do đó người bệnh hãy tránh căng thẳng và lo lắng quá mức trước khi kiểm tra chức năng thận. Nếu phát hiện các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp để kiểm soát tình trạng bệnh. Khi này người bệnh không nên hoang mang, lo lắng mà hãy hợp tác với các bác sĩ để có được hiệu quả điều trị tốt nhất.
  • Lựa chọn nơi khám thận uy tín: Trước khi đi kiểm tra chức năng thận, việc tìm hiểu và chọn lựa địa chỉ khám thận uy tín cũng là vấn đề cần được quan tâm. Các bệnh nhân nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có chuyên môn, kinh nghiệm đồng thời có các trang thiết bị hiện đại để đảm bảo chất lượng và độ chính xác của kết quả.
 Những điều cần biết và lưu ý khi khám thận 5
Phát hiện bệnh thận sớm sẽ giúp nâng cao khả năng điều trị

Những lưu ý trên sẽ giúp người bệnh chuẩn bị tốt nhất cho quá trình kiểm tra chức năng thận và đồng thời đảm bảo kết quả đạt được là chính xác và đáng tin cậy.

Hy vọng với những chia sẻ trên của chúng tôi, các bạn sẽ không còn quá lo lắng về vấn đề khám thận cũng như đã có thêm những thông tin hữu ích về vấn đề này. Khám sức khỏe thận nói riêng và khám sức khỏe tổng quát định kỳ nói riêng sẽ là biện pháp hữu hiệu nhất để chúng ta có thể chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của chính mình.

Xem thêm: Bạn đã biết đi khám thận ở đâu uy tín chưa?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin