Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Những điều cần biết về vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm

Ngày 09/09/2023
Kích thước chữ

Bệnh lý thoát vị đĩa đệm đang ngày một phổ biến và được nhiều người quan tâm bởi bệnh có thể gây đau nhức, giảm khả năng lao động, vận động. Hiện có rất nhiều phương pháp chữa trị thoát vị đĩa đệm, trong đó phải kể đến liệu pháp vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm.

Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm là phương pháp điều trị, hỗ trợ giảm đau mà không cần tác động sâu đến các cơ, dây thần kinh, không cần phẫu thuật. Bài tập vật lý trị liệu còn giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi chức năng vận động.

Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm có hiệu quả không?

Bệnh thoát vị đĩa đệm không những ảnh hưởng đến hoạt động trong cuộc sống của người bệnh mà còn dễ gây biến chứng nguy hại đến sức khỏe, khả năng vận động như teo cơ, bại liệt, mất khả năng vận động,... Hiện nay, cách chữa thoát vị đĩa đệm đã được khoa học nghiên cứu và phát triển hiện đại với các liệu pháp như dùng thuốc, bấm huyệt, châm cứu, phẫu thuật, vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm,...

Những điều cần biết về vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm 1
Bệnh lý thoát vị đĩa đệm có thể điều trị bằng nhiều cách, trong đó có vật lý trị liệu

Trong đó, phương pháp vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm được đánh giá khá cao về hiệu quả cũng như phù hợp với nhiều đối tượng người bệnh, đem lại nhiều công dụng cho bệnh nhân như:

  • Hạn chế gây áp lực lên dây thần kinh: Như bạn đã biết, bệnh lý thoát vị đĩa đệm khiến nhân nhầy bên trong đĩa đệm tràn ra ngoài và chèn ép lên nhiều dây thần kinh xung quanh, ảnh hưởng không nhỏ đến việc cảm thụ và vận động bình thường của người bệnh. Khi tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm, các dây thần kinh được giải phóng tốt hơn, giảm áp lực, từ đó giảm tê bì chân tay, tê mỏi lưng,...
  • Tăng sức mạnh cơ bắp: Nhiều người bị thoát vị đĩa đệm hạn chế vận động bởi vận động nhiều sẽ khiến cơn đau nặng hơn. Tuy nhiên đây chính là nguyên nhân khiến các khối cơ dần teo đi, giảm hoạt động và yếu dần. Trong khi đó, tập luyện vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm sẽ giúp các cơ này được vận động nhiều hơn, giảm nguy cơ teo cơ và tăng sức mạnh cơ bắp.
  • Tăng cường lưu thông máu: Một trong những hiệu quả của vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm là tăng cường lưu thông máu, dẫn truyền dưỡng chất, khí oxy đến vùng đốt sống để tăng hiệu quả điều trị và phục hồi chức năng.
  • Tăng sự dẻo dai: Thường xuyên áp dụng các bài tập vật lý trị liệu giúp các cơ bắp và xương khớp dẻo dai hơn, ngăn ngừa chứng loãng xương, viêm khớp, thoái hóa khớp gối,...

Các hình thức vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm phổ biến

Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm không chỉ là những bài tập vận động mà còn có rất nhiều hình thức khác. Hiện nay, kỹ thuật vật lý trị liệu phát triển hiện đại, các hình thức vật lý trị liệu được phát minh và ứng dụng nhiều hơn, điển hình như:

Mát xa mô sâu: Liệu pháp vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm mát xa được áp dụng nhằm giúp người bệnh giảm thiểu các cơn đau nhức, giảm cơ thắt cơ, tăng vận động của khớp và giúp các cơ vận động linh hoạt hơn. Các bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, các bài mát xa thường tập trung vào vùng xương chậu, hông, đùi,...

Liệu pháp nóng - lạnh: Chườm nóng và chườm lạnh là 2 liệu pháp tác động bằng nhiệt độ nhằm giúp các cơ được kích thích tốt hơn, từ đó hỗ trợ giãn nở mạch máu và cơ bắp, đưa máu đến nuôi dưỡng vùng đốt sống nhiều hơn, giảm phù nề, sưng tấy, đau lưng,...

Những điều cần biết về vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm 2
Chườm nóng/lạnh là liệu pháp vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm giúp giảm đau

Thủy trị liệu: Thủy trị liệu là một trong những liệu pháp vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm hiệu quả, được ứng dụng rộng rãi để trị liệu nhiều bệnh lý liên quan đến xương khớp, trong đó có bệnh thoát vị đĩa đệm. Thủy trị liệu ứng dụng các tia nước, dòng nước luân chuyển trên cơ thể để hỗ trợ kích thích các dây thần kinh, tăng cường lượng máu lưu thông.

Trị liệu bằng điện: Các liệu pháp trị liệu bằng điện điển hình gồm sóng ngắn, siêu âm, kích thích xung điện và tia laser cũng là một hình thức vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm.

Giảm áp cột sống: Hình thức này tác động lên các cơ ở cột sống nhằm giảm áp lực lên dây thần kinh và các đốt sống bị tổn thương.

Tổng hợp các bài tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Bài tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm khi thực hiện đúng kỹ thuật, tần suất thích hợp và kiên trì sẽ đem lại hiệu quả tích cực với bệnh lý thoát vị đĩa đệm. Dưới đây là một số bài tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm thường dùng.

Tư thế em bé: Bài tập vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm nên áp dụng thường xuyên phải kể đến tư thế em bé. Bạn nên bắt đầu từ tư thế ngồi quỳ trên sàn, 2 đầu gối chạm nhau. Bạn từ từ đưa 2 tay lên cao rồi vươn 2 tay về phía trước xa nhất có thể, đầu để thoải mái, người gập về phía trước.

Tư thế căng cơ cổ: Tư thế vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm này giúp giãn cơ hiệu quả, giảm đau nhanh và tránh chèn ép dây thần kinh. Bạn bắt đầu ở tư thế ngồi thẳng lưng, đầu hơi nghiêng về bên phải, tay phải đặt lên đỉnh đầu hơi kéo nhẹ về bên phải, tay còn lại để thoải mái. Duy trì 30 giây và đổi bên.

Tư thế rắn hổ mang: Bắt đầu ở tư thế nằm úp, chống 2 tay xuống sàn và cánh tay đặt sát ngực. Hít sâu và từ từ nâng người lên bằng 2 tay, chân giữ chặt chạm sàn, ngực mở. Giữ nguyên tư thế này từ 20 - 30 giây và lặp lại 5 - 10 lần. 

Những điều cần biết về vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm 3
Tư thế rắn hổ mang giúp kéo giãn cơ lưng và giảm chèn ép dây thần kinh

Lưu ý khi tập luyện vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm

Trong quá trình tập luyện vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần chú ý đến những điều dưới đây để đạt hiệu quả tốt nhất và tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • Chỉ nên thực hiện tập vật lý trị liệu với sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên viên.
  • Áp dụng các bài tập đã được tư vấn riêng cho mỗi người bệnh, không tự ý tập tại nhà.
  • Tuân thủ các hướng dẫn và lưu ý an toàn trong quá trình tập theo ý kiến của bác sĩ.
  • Không nên tập luyện quá sức tránh tình trạng làm bệnh nặng hơn.
  • Thực hiện vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm cần mặc trang phục rộng rãi và thoải mái.
  • Khi tập nếu thấy cơn đau nhức nặng hơn, người bệnh nên ngừng tập và đến gặp bác sĩ trị liệu.
  • Trong quá trình trị liệu thoát vị đĩa đệm bằng vật lý trị liệu, người bệnh nên áp dụng cùng chế độ ăn uống lành mạnh, giàu dinh dưỡng, bổ sung thêm canxi và vitamin D.
  • Sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ chữa trị thoát vị đĩa đệm như Cốt Thoái Vương giúp giảm triệu chứng của bệnh, tăng cường chức năng xương khớp, hỗ trợ lưu thông máu huyết hiệu quả, ổn định. Viên uống Cốt Thoái Vương được nghiên cứu từ các dược liệu thiên nhiên nên an toàn cho mọi đối tượng người bệnh.

Hy vọng qua những chia sẻ trên đây từ Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn hiểu hơn về phương pháp vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm. Để biết mình phù hợp với bài tập vật lý trị liệu nào bạn cần đến bệnh viện và thực hiện theo các chỉ dẫn của bác sĩ.

Xem thêm: Tìm hiểu ngay phương pháp cấy chỉ điều trị thoát vị đĩa đệm

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin