Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Việc sử dụng các loại thuốc giãn cơ bắp chân để hỗ trợ làm giảm cơn đau do căng cứng bắp chân gây ra. Tuy nhiên, thuốc chỉ nên sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu cụ thể hơn về thuốc giãn cơ này.
Co thắt cơ ở bắp chân là hiện tượng cơ co thắt mạnh gây ra tình trạng đau đớn. Vì vậy, trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc giãn cơ bắp chân. Tuy nhiên, thuốc giãn cơ sẽ không tác động trực tiếp lên cơ. Thay vào đó, các loại thuốc giãn cơ sẽ tác động đến hệ thần kinh trung ương (não và tủy sống). Khi sử dụng thuốc có thể gây ra các tác dụng buồn ngủ hoặc an thần. Vì vậy, việc sử dụng thuốc cần theo chỉ định bác sĩ và có một số lưu ý nhất định khi dùng thuốc.
Căng cơ bắp chân là tình trạng tổn thương phần cơ nằm phía sau cẳng chân. Tình trạng căng cơ có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau và thường gặp ở nam giới trong độ tuổi từ 30 – 50 tuổi hay các vận động viên thể thao.
Căng cơ bắp chân làm cho chân bị căng cứng, đau nhức khó chịu và khiến bàn chân, mắt cá chân, khớp gối của người bị không thể hoạt động bình thường. Điều này khiến cho bệnh nhân gặp nhiều trở ngại khi tham gia các hoạt động thể thao như cầu lông, điền kinh, bóng bàn,...
Bên cạnh đó, việc di chuyển thường ngày cũng xảy ra khó khăn. Nếu không điều trị đúng cách và nghỉ ngơi phù hợp, cơ bắp chân có nguy cơ bị kéo căng quá mức và vượt qua ngưỡng chịu đựng có thể dẫn đến tình trạng bị rách cơ.
Khi vận động quá mức hoặc do bệnh lý khác gây ra, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng căng cơ bắp chân như sau:
Thuốc giãn cơ xương là loại thuốc được sử dụng giúp giảm căng cơ và thư giãn cơ thể. Có thể hiểu đơn giản, chúng được gọi là thuốc giãn cơ. Một số thuốc giãn cơ sẽ hoạt động trong não hoặc tủy sống nhằm ngăn chặn hoặc giảm các đường dẫn thần kinh khi bị kích thích quá mức. Chúng sẽ gọi là thuốc giãn cơ tác dụng trung ương, cụ thể như baclofen, methocarbamol và tizanidine.
Mặt khác, số còn lại sẽ tác động trực tiếp vào sợi cơ và được gọi là thuốc giãn cơ tác dụng ngoại vi. Cụ thể như dantrolene và botulinum toxin (botox). Dantrolene có thể tác động trực tiếp lên cơ và tác động gián tiếp lên hệ thần kinh trung ương gây triệu chứng buồn ngủ.
Vi khuẩn clostridium botulinum tạo ra enzyme gọi là độc tố thần kinh botulinum. Từ Botox là phiên bản rút gọn của loại enzyme này (bo từ botulinum và tox từ chất độc thần kinh).
Các enzym botulinum gắn vào đầu dây thần kinh làm ngăn chặn việc giải phóng chất dẫn truyền hóa học và giúp cơ di chuyển. Điều này gây ra tình trạng tê liệt tạm thời cơ khi được tiêm và ngăn ngừa co thắt cơ. Tình trạng tê liệt tạm thời gây ra sự gián đoạn các chất dẫn truyền thần kinh khi gửi thông điệp về cơn đau. Vì vậy, Botulinum có khả năng ngăn ngừa co thắt cơ gây đau đớn và giúp làm giảm cơn đau do co thắt chân trước đó. Để Botulinum phát huy tối đa hiệu quả, người dùng cần phải tiêm từ hai đến bốn tuần.
Tuy nhiên, các nghiên cứu khi dùng Botulinum trong việc điều trị co thắt chân gây đau đớn vẫn còn một số hạn chế. Những phát hiện trước đó đã chỉ ra Botulinum thực sự có công dụng làm giảm đau.
Do Botulinum không phải nguyên nhân gây đau mà chỉ dùng để điều trị triệu chứng nên nhiều bác sĩ khuyến nghị một số hình thức vật lý trị liệu kèm theo khi tiêm Botulinum theo chỉ định. Bên cạnh đó, chiết xuất từ cần sa cũng mang đặc tính giúp thư giãn cơ, có tác dụng cả trung tâm và ngoại vi.
Các thông tin về các loại thuốc giãn cơ chỉ mang giá trị tham khảo. Lưu ý rằng việc sử dụng thuốc gì và liều lượng như thế nào cần phải được chỉ định của bác sĩ, người bệnh không tự ý sử dụng để tránh những tác dụng không mong muốn.
Các bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc giãn cơ ở một số trường hợp và tình trạng bệnh. Cụ thể như sau:
Hiện nay, các bằng chứng cho thấy sự hỗ trợ hiệu quả của thuốc giãn cơ xương với co thắt cơ còn khá ít. Bởi phần lớn các thử nghiệm đã cũ và không có chất lượng tốt.
Thuốc giãn cơ xương có nhiều loại khác nhau và có một số loại sẽ không phù hợp đối với bệnh nhân mắc các bệnh lý như phì đại tuyến tiền liệt, bệnh động kinh, tăng nhãn áp, bệnh gan, bệnh thận, vấn đề về đường ruột và bệnh nhược cơ.
Ngoài ra, một số loại thuốc giãn cơ cũng có sự tương tác đối với các loại thuốc khác. Cụ thể là dantrolene có thể gây ảnh hưởng không tốt đối với gan. Do đó, trước khi sử dụng thuốc, bệnh nhân cần lấy mẫu máu để kiểm tra về bệnh gan. Sau khi xác định cụ thể hoạt động của gan, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng theo yêu cầu của bác sĩ.
Mặt khác, thuốc giãn cơ còn làm ảnh hưởng đến trương lực cơ tổng thể và gây ra nguy hiểm nếu tăng trương lực cơ để giữ thăng bằng hoặc vận động an toàn. Một số loại thuốc giãn cơ cần được giảm liều lượng từ từ thay vì ngừng sử dụng đột ngột.
Thuốc giãn cơ có thể gây buồn ngủ đối với người sử dụng. Đây là hiện tượng phổ biến, đặc biệt là thuốc giãn cơ có tác dụng trung ương. Ngoài ra, buồn ngủ còn xảy ra khi sử dụng các loại thuốc giãn cơ có tác dụng ngoại vi như dantrolene. Điều này sẽ làm giảm khả năng lái xe, vận hành các loại máy móc hoặc thực hiện các công việc nguy hiểm khác.
Bên cạnh đó, một số loại thuốc giãn cơ có thể gây những tác dụng phụ khác như khô miệng, rối loạn tiêu hóa (nôn, táo bón), tim đập nhanh, nhức đầu, mất ngủ, choáng váng, vấn đề tiểu tiện hoặc các tác dụng phụ không mong muốn khác.
Những sản phẩm có chứa độc tố botulinum cũng có thể làm yếu cơ toàn thân, thay đổi về thị lực, khó thở hoặc một số tác dụng phụ nghiêm trọng khác khi chất độc lan truyền từ khu vực tiêm.
Qua bài viết trên, Nhà thuốc Long Châu đã cung cấp các thông tin cụ thể về thuốc giãn cơ bắp chân và lưu khi trong quá trình sử dụng thuốc. Hy vọng qua đó, người bệnh có thể tham khảo được các thông tin hữu ích phục vụ cho quá trình điều trị và sử dụng thuốc phù hợp.
Xem thêm: Massage bắp chân: Biện pháp hỗ trợ giảm đau nhức và thư giãn cơ thể
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.