Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Có thể đã nhiều người từng nghe đến bệnh "Whitmore" nhưng không hề biết về những đặc điểm của bệnh, triệu chứng lâm sàng hay phác đồ điều trị bệnh Whitmore. Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về căn bệnh này ngay nhé!
Whitmore là bệnh nhiễm trùng ở người và động vật được một nhà nghiên cứu bệnh học người Anh có tên là Alfred Whitmore mô tả lần đầu tiên vào năm 1911 khi nghiên cứu một trường hợp tại Myanmar. Bệnh gây ra nhiều tổn thương đến các cơ quan của cơ thể, tỷ lệ tử vong cao đặc biệt với những bệnh nhân có bệnh mạn tính. Vậy bệnh Whitmore có những đặc điểm gì? Phác đồ điều trị bệnh Whitmore như thế nào?
Trước khi tìm hiểu phác đồ điều trị bệnh Whitmore thì hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về đặc điểm của căn bệnh Whitmore nhé.
Nguyên nhân gây bệnh Whitmore đó chính là do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây ra ở người và động vật. Vi khuẩn này sống trong môi trường đất, nước bị nhiễm khuẩn và xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua da. Bệnh Whitmore thường gặp ở phía Bắc Úc và các nước trong khu vực Đông Nam Á, tại Việt Nam ca bệnh đầu tiên được phát hiện vào năm 1925.
Bệnh Whitmore có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, khó chẩn đoán và những người có tiền sử bệnh như tiểu đường, bệnh gan, thận... có nguy cơ cao mắc bệnh.
Thời kì ủ bệnh từ 1 đến 21 ngày, tuy nhiên có thể kéo dài hơn và khó xác định.
Thể cấp tính
Các đặc điểm của thể cấp tính bệnh Whitmore như sau:
Thể bán cấp và thể mạn tính
Thường biểu hiện triệu chứng lâm sàng ở phổi và da, cụ thể:
Thể bệnh ở trẻ em
Các biểu hiện ở trẻ em có thể khác với người lớn. Thể bệnh viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết có thể xảy ra nhưng không thường xuyên, trẻ em thường gặp các tổn thương da hoặc viêm mủ, áp xe tuyến mang tai nhiều hơn.
Các phương pháp cận lâm sàng như xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh giúp chẩn đoán chính xác bệnh cũng như giai đoạn của bệnh. Từ đó, các bác sĩ có thể có những phương pháp điều trị phù hợp với bệnh nhân.
Chẩn đoán bệnh Whitmore dựa trên tình hình dịch tễ và đặc điểm lâm sàng của bệnh. Bệnh nhân có thể có yếu tố nguy cơ và/hoặc có tiền sử tiếp xúc với đất, nước đã bị nhiễm vi khuẩn. Bên cạnh đó, những đặc điểm lâm sàng như viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết hoặc tổn thương áp xe các cơ quan...
Phác đồ điều trị bệnh là văn bản được bệnh viện biên soạn dựa theo hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế. Phác đồ điều trị bệnh sẽ mang tính chất cụ thể hơn, do các cán bộ chuyên môn của bệnh viện biên soạn, được hội đồng khoa học của bệnh viện thông qua, được giám đốc bệnh viện phê duyệt và cho phép áp dụng tại bệnh viện đó.
Whitmore là căn bệnh có nhiều thể lâm sàng khác nhau, diễn biến bệnh cũng khác nhau nên không có phác đồ điều trị bệnh Whitmore cụ thể mà tùy theo tình trạng của người bệnh mà các bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp theo hướng dẫn của Bộ Y tế, cụ thể như sau:
Theo hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế, tất cả các trường hợp nhiễm Burkholderia pseudomallei từ nhẹ đến nặng đều cần được điều trị ban đầu bằng kháng sinh tĩnh mạch ít nhất 02 tuần, sau đó là điều trị duy trì kháng sinh đường uống trong tối thiểu 03 tháng.
Kháng sinh đường tĩnh mạch
Một số loại kháng sinh thường được chỉ định sử dụng như:
Với những bệnh nhân nặng như nhiễm khuẩn huyết, áp xe... có thể phối hợp trimethoprim/sulfamethoxazole (TMP/SMX) dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
Thời gian kéo dài tối thiểu 2 tuần, với những trường hợp bệnh nặng có thể sử dụng từ 4 đến 8 tuần. Cần điều chỉnh liều thuốc ở những bệnh nhân suy giảm chức năng thận.
Kháng sinh đường uống
Đây là giai đoạn duy trì, thời gian sử dụng kháng sinh kéo dài từ 3 đến 6 tháng tùy theo vị trí ổ nhiễm trùng. Một số loại kháng sinh đường uống như sau:
Lưu ý với phụ nữ có thai thì ưu tiên sử dụng Amoxicillin/Clavulanic trong giai đoạn này.
Một số trường hợp bệnh nặng như viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng... cần được áp dụng phương pháp hồi sức và liệu pháp chăm sóc tích cực. Đường máu mao mạch phải được kiểm soát ở mức 7-11 mmol/l.
Một số trường hợp khác sẽ có những phương pháp điều trị hỗ trợ phù hợp như:
Bên cạnh việc điều trị thì việc theo dõi rất quan trọng và cần thiết. Tất cả các trường hợp bệnh nhân bị bệnh Whitmore cần được theo dõi và điều trị kịp thời nhằm chống trường hợp bị tái phát bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.
Bệnh Whitmore ảnh hưởng nhiều đến các tạng phủ của cơ thể, việc phòng tránh bệnh là điều cần thiết. Hiện nay, chưa có vắc - xin phòng bệnh, do đó mọi người cần chủ động có những biện pháp phòng tránh bệnh Whitmore:
Nhà thuốc Long Châu hy vọng bài viêt này đã giải đáp những thắc mắc về bệnh Whitmore cũng như phác đồ điều trị bệnh Whitmore của độc giả. Bệnh Whitmore là căn bệnh nhiễm trùng ở người, có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời và đúng cách. Vậy nên nếu mọi người có triệu chứng của bệnh hãy đi khám tại bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.