Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Phác đồ điều trị viêm tụy cấp Bộ Y tế như thế nào?

Ngày 07/03/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Phác đồ điều trị viêm tụy cấp Bộ Y tế hiện nay như thế nào? Bệnh nhân viêm tụy cấp phục hồi trong phần lớn các trường hợp. Một số có thể phát triển áp xe, nang giả hoặc tắc nghẽn tá tràng. Trong 5% trường hợp, nó có thể dẫn đến hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS), đông máu nội mạch lan tỏa DIC. Viêm tụy cấp có thể được chia thành viêm tụy nhẹ và nặng.

Trong khi chụp cắt lớp vi tính được coi là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán hình ảnh viêm tụy cấp, chụp cộng hưởng từ (MRI) ngày càng trở nên có giá trị như một công cụ để quan sát tuyến tụy, đặc biệt là các dịch tụy và các mảnh vụn hoại tử. Việc chẩn đoán chính xác sẽ giúp điều trị và tiên lượng cho bệnh nhân tốt hơn. Hãy theo dõi phác đồ điều trị viêm tụy cấp Bộ Y tế.

Bệnh viêm tụy cấp

Trước khi tìm hiểu phác đồ điều trị viêm tụy cấp Bộ Y tế chúng ta cần hiểu về bệnh viêm tụy cấp. Viêm tụy cấp (AP) là tình trạng tuyến tụy bị viêm đột ngột. Các nguyên nhân, theo thứ tự tần suất, bao gồm: Sỏi mật kẹt trong ống mật chung ngoài điểm ống tụy nối với nó, sử dụng rượu nặng, bệnh hệ thống, tổn thương, và ở trẻ em là bệnh quai bị. Viêm tụy cấp có thể chỉ xảy ra một lần, nó có thể tái phát, hoặc có thể tiến triển thành viêm tụy mãn tính.

Những trường hợp nhẹ thường được điều trị thành công bằng các biện pháp bảo tồn: Nhập viện, kiểm soát cơn đau, không dùng gì bằng đường uống, hỗ trợ dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch và bù nước qua đường tĩnh mạch. Những trường hợp nặng thường phải nhập viện chăm sóc đặc biệt để theo dõi và kiểm soát các biến chứng của bệnh. Các biến chứng có liên quan đến tỷ lệ tử vong cao, ngay cả khi được điều trị tối ưu.

Tìm hiểu phác đồ điều trị viêm tụy cấp bộ y tế1
Viêm tụy cấp (AP) là tình trạng tuyến tụy bị viêm đột ngột

Chẩn đoán bệnh viêm tụy cấp

Viêm tụy cấp được chẩn đoán dựa trên bệnh sử lâm sàng và khám thực thể, dựa trên sự hiện diện của ít nhất 2 trong 3 tiêu chí: Đau bụng, tăng lipase hoặc amylase huyết thanh và các dấu hiệu hình ảnh bụng phù hợp với viêm tụy cấp. Các nghiên cứu về máu bổ sung được sử dụng để xác định suy nội tạng, đưa ra thông tin tiên lượng và xác định xem liệu hồi sức truyền dịch có đầy đủ hay không và liệu có cần nội soi mật tụy ngược dòng hay không. Trong đó chụp cắt lớp vi tính là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh. Dựa vào phác đồ điều trị viêm tụy cấp Bộ Y tế, các bác sĩ sẽ điều trị cho người bệnh bằng các phương pháp phù hợp.

Tìm hiểu phác đồ điều trị viêm tụy cấp Bộ Y tế

Đối với phác đồ điều trị viêm tụy cấp Bộ Y tế sẽ có điều trị nội khoa (bằng thuốc) và ngoại khoa (can thiệp phẫu thuật) với từng trường hợp khác nhau.

Nội khoa

Nguyên tắc điều trị cho người bệnh là bù dịch, giảm đau và đảm bảo chất dinh dưỡng.

Bù dịch

Biện pháp khắc phục hiệu quả là dịch truyền tĩnh mạch sẽ làm tăng lưu thông, ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm như hoại tử tuyến tụy. Dùng các xét nghiệm công thức máu, hóa sinh máu để đánh giá việc bù dịch có thành công hay không. Cần bù nước 250 - 500 mL/giờ với dung dịch đẳng trương (ngoại trừ ở những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch và/hoặc thận nặng). Việc bù nước sớm bằng đường tĩnh mạch có thể rất hữu ích trong 12 - 24 giờ đầu.

Ưu tiên dùng Lactate Ringer hơn Natri clorua 0,9%. Việc bù dịch phải được đánh giá thường xuyên trong 6 giờ đầu sau khi nhập viện và trong 24 - 48 giờ tiếp theo. Mục đích của việc bù dịch là giảm BUN.

Giảm đau

Kiểm soát cơn đau trong viêm tụy có thể giúp ổn định huyết động. Đối với bệnh nhân suy thận thì việc sử dụng thuốc giảm đau an toàn nhất là Fentanyl. 

Pethidine thường được sử dụng nhiều hơn morphine vì hiện nay nó không còn gây ra sự tăng áp lực cơ vòng Oddi.

Tìm hiểu phác đồ điều trị viêm tụy cấp bộ y tế2
Dựa vào phác đồ điều trị viêm tụy cấp Bộ Y tế dựa trên nguyên tắc bù dịch, giảm đau và đảm bảo chất dinh dưỡng

Dinh dưỡng

Đối với viêm tụy cấp thể nhẹ: Cần phải ăn ngay sau khi người bệnh đã giảm đau, giảm nôn và buồn nôn trong 24 - 48 giờ sau khi nhập viện. Thức ăn sẽ tăng dần từ lỏng đến đặc, ít chất béo,…

Viêm tụy nặng: Dinh dưỡng qua đường ruột hoặc tĩnh mạch. Các chất dinh dưỡng qua đường ruột thường được lựa chọn vì nó giữ được hàng rào bảo vệ ruột, ngăn chặn sự di chuyển của vi khuẩn từ ruột và tránh đau đầu do nhiễm trùng khi truyền tĩnh mạch kéo dài. Chất dinh dưỡng qua đường ruột phải được bắt đầu sớm từ 24 đến 48 giờ trong khi người bệnh được chuyển đến ICU.

Dinh dưỡng đường ruột bằng đặt ống thông mũi dạ dày hoặc ống thông mũi hỗng tràng. Lưu ý rằng nguy cơ viêm phổi cao hơn so với truyền chất dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch.

Kháng sinh

Sử dụng kháng sinh dự phòng thường quy không được khuyến khích trong viêm tụy cấp tính nặng hoặc viêm tụy hoại tử vô trùng. Thuốc kháng sinh được kê đơn khi người bệnh có các triệu chứng của nhiễm trùng ngoài tuyến tụy như: Nhiễm trùng đường mật, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng huyết, viêm phổi,...

Các loại kháng sinh thường được sử dụng như là: Carbapenems, quinolone và metronidazole.

Tìm hiểu phác đồ điều trị viêm tụy cấp bộ y tế3
Nguyên tắc điều trị cho người bệnh là bù dịch, giảm đau và đảm bảo chất dinh dưỡng

Ngoại khoa

Điều trị phẫu thuật ngoại khoa trong một số trường hợp sau: 

  • Viêm tụy cấp nhẹ có sa túi mật: Phải cắt bỏ túi mật để tránh tái phát viêm tụy cấp.
  • Viêm tụy hoại tử cấp tính do tắc mật: Để tránh nhiễm trùng nên trì hoãn cắt túi mật cho đến khi tình trạng viêm ổn định.
  • Các nang giả tụy không có triệu chứng: Không cần dẫn lưu bất kể kích thước bao nhiêu, vị trí và mức độ như thế nào.
  • Viêm tụy hoại tử nhiễm trùng ổn định: Dẫn lưu chậm hơn sau 4 tuần để cho phép hóa lỏng mô và hình thành vách ngăn xơ trên mô hoại tử.
  • Viêm tụy hoại tử truyền nhiễm có triệu chứng: Cần loại bỏ mô hoại tử.

Theo dõi và tái khám

Các trường hợp viêm tụy nhẹ không biến chứng: Theo dõi hàng ngày tại nhà, ăn kiêng (giúp tránh tái phát), hạn chế uống rượu, hạn chế ăn mỡ, hay ăn quá nhiều trong bữa,...

Các trường hợp biến chứng bao gồm cả tụy nang giả sau viêm tụy, sỏi túi mật: Tái khám sau 4 - 6 tuần để kiểm tra và chỉ định cần dẫn lưu nang giả, hoặc cắt túi mật tránh tái phát.

Tìm hiểu phác đồ điều trị viêm tụy cấp bộ y tế4
Viêm tụy cấp nhẹ có sa túi mật: Phải cắt bỏ túi mật để tránh tái phát viêm tụy cấp

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về phác đồ điều trị viêm tụy cấp Bộ Y tế. Nếu bạn nhận thấy có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm