Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh hen phế quản không phải là hen tim, nếu không biết cách phân biệt chính xác hai bệnh lý này sẽ dẫn đến sai hướng điều trị và gây ra những hiệu quả nghiêm trọng. Vì thế, cần phân biệt hen phế quản và hen tim để có hướng điều trị chính xác và hiệu quả nhất cho người bệnh.
Triệu chứng của bệnh hen phế quản và hen tim gần tương tự nhau nên dễ gây nhầm lẫn. Do đó, việc phân biệt hen phế quản và hen tim một cách chính xác là bước đầu tiên giúp bác sĩ đưa ra được hướng điều trị phù hợp và hiệu quả nhất cho người bệnh. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn đọc phân biệt hai loại bệnh lý này nhé!
Làm thế nào để phân biệt hen phế quản và hen tim? Trước khi trả lời câu hỏi này, Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ với bạn đọc một vài thông tin về bệnh hen phế quản và bệnh hen tim, cụ thể như sau:
Hen phế quản còn được gọi là hen suyễn, là tình trạng co thắt cơ trơn phế quản, phù nề và tăng tiết dịch đường thở gây ra các cơn khó thở cho người bệnh. Thông thường, trước khi khởi phát một cơn hen phế quản thì người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu ở vùng mũi họng và xuất hiện các cơn ho cấp tính.
Ở trường hợp hen nhẹ, người bệnh chỉ thấy khó chịu và ho liên tục gây ra những bất tiện nhỏ. Tuy nhiên, ở trường hợp hen nặng, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các cơn khó thở nặng nề, có thể gây suy hô hấp, thậm chí là tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Hen phế quản là bệnh lý không thể điều trị dứt điểm được. Trên thực tế, các cơn hen suyễn sẽ xuất hiện khi người bệnh tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng như bụi bẩn, nấm mốc, môi trường ẩm ướt, lông thú cưng, chất thải động vật, khói thuốc lá, phấn hoa, ô nhiễm môi trường, virus và vi khuẩn gây nhiễm trùng phổi…
Ngoài ra, việc tập luyện quá sức, làm việc quá độ hoặc tiếp xúc với không khí quá lạnh và khô, làm việc trong môi trường ô nhiễm… cũng là những nguyên nhân gây ra các cơn hen phế quản.
Biểu hiện ở mỗi bệnh nhân hen phế quản thường không giống nhau hoàn toàn. Tuy nhiên, nhìn chung sẽ có những đặc điểm như sau:
Đó là các triệu chứng ở trường hợp bị hen nhẹ. Ngược lại, các biểu hiện sẽ trở nên nghiêm trọng với tần suất thường xuyên hơn ở trường hợp bị hen nặng. Đôi khi, người bệnh cần phải dùng ống hít để giảm triệu chứng và cắt cơn hen. Trường hợp nặng hơn nữa, bệnh nhân cần phải nhập viện để được can thiệp y khoa, thậm chí là thở máy.
Hen tim là tình trạng khó thở và khò khè xuất hiện một cách đột ngột trong thể suy tim sung huyết. Tình trạng ứ trệ tuần hoàn phổi và có hoặc không hội chứng phù phổi cấp chính là nguyên nhân gây ra hen tim.
Ở người bình thường, máu sẽ được tim phải đưa lên phổi để trao đổi oxy, sau đó máu giàu oxy sẽ từ phổi hướng về tim trái. Lúc này, tim trái sẽ co bóp để đưa máu giàu oxy đi nuôi dưỡng khắp cơ thể.
Tuy nhiên, ở bệnh nhân bị suy tim trái, khả năng bơm máu suy giảm nên không bơm hết được lượng máu từ phổi đưa về tim trái. Điều này gây ra tình trạng “ứ máu giật lùi”, áp lực bị dồn từ phía tim trái tới phổi khiến phế quản co thắt khiến đường thông khí của phổi bị hẹp lại.
Ngoài ra, tình trạng hen tim còn được gây ra bởi các bệnh lý về van tim khiến sự lưu chuyển của dòng máu bị ảnh hưởng.
Từ các nguyên nhân gây bệnh có thể nhận thấy rằng tình trạng hen tim sẽ xuất hiện ở những người đã có sẵn bệnh nền là các vấn đề liên quan đến bệnh tim mạch như hở hoặc hẹp van động mạch chủ, suy tim trái, hẹp van hai lá… Do đó, triệu chứng của hen tim có thể xuất hiện khi làm việc gắng sức hoặc sau khi tập luyện như:
Như vậy, về bản chất hen phế quản khác hoàn toàn hen tim. Vậy làm thế nào để phân biệt hen phế quản và hen tim?
Trên thực tế, việc phân biệt hen phế quản và hen tim sẽ dựa vào một số đặc điểm sau đây:
Cơ chế sinh bệnh:
Độ tuổi mắc bệnh:
Thời điểm khởi phát bệnh:
Triệu chứng cơ năng:
Triệu chứng thực thể:
Khám cận lâm sàng:
Phương pháp điều trị:
Như vậy, để phân biệt hen phế quản và hen tim cần dựa vào nhiều yếu tố được nêu ở trên. Hen tim là bệnh xảy ra trên bệnh lý nền tim mạch nên việc tầm soát bệnh là không dễ dàng. Tuy nhiên, có thể tầm soát được bệnh hen phế quản để phòng ngừa bệnh diễn biến nặng nề. Nắm rõ các dấu hiệu nghi ngờ hen phế quản là cách tầm soát bệnh hiệu quả và cần thiết, cụ thể như sau:
Hy vọng bạn đọc đã có những thông tin hữu ích để phân biệt hen phế quản và hen tim. Hãy đến cơ sở y tế khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường để được thăm khám và điều trị kịp thời. Mời các độc giả truy cập vào trang web của Nhà thuốc Long Châu để tìm hiểu thêm những kiến thức y khoa mới nhất nhé!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.