Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Phương pháp bít dù thông liên thất là gì? Quy trình thực hiện ra sao?

Ngày 21/09/2023
Kích thước chữ

Bít dù thông liên thất là một quá trình can thiệp tim mạch được thực hiện để đóng lỗ thông liên thất, một lỗ trên vách ngăn giữa hai tâm thất trái và phải trong tim. Vậy quy trình thực hiện phương pháp này thế nào? Bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến thuật ngữ thông liên thất, đây là một dạng dị tật tim bẩm sinh rất phổ biến. Trong trường hợp lỗ thông không được điều trị, nó có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sự phát triển của đứa trẻ. Phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất được áp dụng để giải quyết tình trạng này là bít dù thông liên thất chữa bệnh thông liên thất như thông liên thất phần màng 6mm. Trong bài viết hôm nay Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ chi tiết về phương pháp này.

Bít dù thông liên thất là thế nào?

Bít dù thông liên thất hay còn được gọi là đóng thông liên thất, chính là một phương pháp can thiệp tim mạch chuyên sâu, nhằm đóng kín lỗ thông nằm giữa hai tâm thất trái và phải trong tim.

Thông thường, trong cơ thể, một vách ngăn sẽ tồn tại giữa giữa tâm thất phải - tâm thất trái (vách liên thất) và tâm nhĩ phải - tâm nhĩ trái (vách liên nhĩ). Tình trạng thông liên thất sẽ dẫn đến hình thành một lỗ thông trong vách liên thất. Chính lỗ này gây sự chảy máu bất thường từ tâm thất trái đến tâm thất phải, dẫn đến tình trạng quá tải máu đổ vào phổi, khiến cho tim và phổi phải làm việc quá sức và bệnh thông liên thất có thể di truyền.

Tìm hiểu phương pháp bít dù thông liên thất là gì? Quy trình thực hiện ra sao? 1
Bít dù thông liên thất là kỹ thuật điều trị thông liên thất

Bít dù thông liên thất được chỉ định trong trường hợp nào?

Mục tiêu của quá trình bít dù thông liên thất là giảm thiểu các triệu chứng do bệnh gây ra và ngăn ngừa các biến chứng tiềm ẩn trong tương lai cho người bệnh. Vậy lỗ thông liên thất bao nhiêu là bình thường?

Không phải tất cả các trường hợp bệnh nhân đều cần phải thực hiện can thiệp này. Với những lỗ thông rất nhỏ trong vách ngăn giữa các tâm thất, luồng máu chảy qua chúng thường không quá lớn, không đòi hỏi tim và phổi phải làm việc hết công suất. Vì vậy, không cần thiết phải thực hiện việc bít dù thông liên thất. Hơn nữa, các lỗ thông nhỏ thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào và có khả năng tự đóng. Thông thường, các chuyên gia y tế sẽ theo dõi tình trạng của trẻ trong một thời gian, chỉ khi thấy lỗ thông không tự đóng, họ mới xem xét can thiệp phẫu thuật.

Ở trẻ em, nếu mắc phải các lỗ thông liên thất hay trẻ em mắc thông liên nhĩ có kích thước từ trung bình đến lớn, sẽ có các dấu hiệu như hô hấp nhanh và khó khăn. Theo thời gian, tình trạng này làm gia tăng áp lực trong các mạch máu phổi (gọi là tăng áp động mạch phổi), đồng thời gây ra nguy cơ biến chứng về suy tim. Do đó, những trường hợp này thường cần phải thực hiện bít dù thông liên thất để ngăn ngừa tổn thương lâu dài đối với tim và phổi.

Thủ thuật bít dù thông liên thất thường được thực hiện ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ em lớn. Đôi khi, người trưởng thành cũng có thể cần can thiệp để khắc phục thông liên thất nếu bệnh lý này không được phát hiện ở giai đoạn thơ ấu.

Tìm hiểu phương pháp bít dù thông liên thất là gì? Quy trình thực hiện ra sao? 2
Bít dù thông liên thất thường được thực hiện với trẻ em

Những trường hợp không nên bít dù thông liên thất

Có một số trường hợp chống chỉ định với thủ thuật bít dù thông liên thất, đó là những đối tượng sau đây:

  • Phụ nữ mang thai: Phụ nữ đang mang thai thường không được thực hiện thủ thuật bít dù thông liên thất, trừ khi có các vấn đề cấp cứu liên quan đến tim hoặc phổi.
  • Người có tiền sử rối loạn đông máu: Những người có tiền sử rối loạn đông máu hoặc tình trạng y tế liên quan đến hệ đông máu cần được đánh giá kỹ lưỡng trước khi quyết định thực hiện thủ thuật này, vì có nguy cơ cao cho tình trạng đông máu không mong muốn.
  • Người đang có một bệnh lý nền hoặc bệnh cấp tính khác: Nếu người có bệnh lý nền hoặc đang mắc phải một bệnh cấp tính khác có thể gây ra rủi ro hoặc làm tăng phức tạp quá trình phẫu thuật và hồi phục, thì việc thực hiện thủ thuật đóng lỗ thông liên thất có thể bị chống chỉ định.
  • Người có cơ địa dị ứng thuốc cản quang: Thuốc cản quang thường được sử dụng trong quá trình phẫu thuật tim. Người có cơ địa dị ứng với thuốc này có thể gặp phản ứng tức thì và có thể bị chống chỉ định thực hiện thủ thuật.
  • Trẻ có cân nặng dưới 5kg: Thủ thuật bít dù thông liên thất thường không thực hiện trên trẻ có cân nặng dưới 5kg do rủi ro và khó khăn phẫu thuật.
  • Người có bất thường về cột sống hoặc giải phẫu lồng ngực: Những người có các bất thường về cột sống hoặc giải phẫu lồng ngực có thể gặp khó khăn trong quá trình thực hiện thủ thuật đóng lỗ thông liên thất và việc phẫu thuật có thể không an toàn.
  • Người bị tăng áp động mạch phổi quá nghiêm trọng: Tăng áp động mạch phổi nghiêm trọng có thể tạo ra các rủi ro cao cho quá trình phẫu thuật và hồi phục. Việc thực hiện thủ thuật đóng lỗ thông liên thất trong trường hợp này cần được xem xét cẩn thận và theo dõi chặt chẽ.
Tìm hiểu phương pháp bít dù thông liên thất là gì? Quy trình thực hiện ra sao? 3
Phụ nữ có thai không nên thực hiện bít dù thông liên thất

Quy trình thực hiện phương pháp bít dù thông liên thất

Quy trình thực hiện thủ thuật bít dù thông liên thất cho bệnh nhân được tiến hành theo từng bước như sau:

Trước khi thực hiện thủ thuật

Trước khi tiến hành thủ thuật bít dù thông liên thất, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn về quá trình chuẩn bị trước cho trẻ. Đồng thời, trẻ cũng có thể phải ngừng sử dụng các loại thuốc đang dùng để đảm bảo an toàn trong quá trình phẫu thuật.

Ngoài ra, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một loạt xét nghiệm bổ sung, trong đó bao gồm:

  • Chụp X-quang lồng ngực: Giúp hiển thị rõ cấu trúc của lồng ngực và các bộ phận liên quan.
  • Điện tâm đồ: Dùng để kiểm tra nhịp tim của trẻ đảm bảo rằng đang trong tình trạng bình thường trước khi tiến hành thủ thuật.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm được thực hiện để đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát của trẻ.
  • Siêu âm tim: Cung cấp thông tin về cấu trúc và chức năng của tim, cũng như sự phát triển của lỗ thông, giúp bác sĩ đánh giá tỉ mỉ trước khi tiến hành thủ thuật.

Thực hiện thủ thuật

Khi bắt đầu, trẻ sẽ được gây mê thông qua đường tĩnh mạch. Bước đầu tiên của quy trình là bác sĩ sử dụng một ống thông để tiếp cận vùng bẹn qua mạch máu (bao gồm cả tĩnh mạch và động mạch) nhằm kết nối với vách liên thất của tim.

Bên trong ống này chứa một thiết bị được sử dụng để bít lỗ thông (gọi là dù). Khi đã đến vị trí cần thiết, bác sĩ sẽ tiến hành đẩy thiết bị này ra khỏi ống, mở nó và bít kín lỗ thông, sau đó cố định lại.

Trong suốt quá trình thực hiện thủ thuật, bác sĩ sử dụng một hệ thống máy chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) và siêu âm tim để theo dõi chính xác vị trí của ống thông. Một số trường hợp khác, bác sĩ cũng có thể sử dụng siêu âm tim thông qua thực quản để theo dõi ống thông.

Khi hoàn thành giai đoạn bít lỗ thông, ống thông sẽ được rút ra qua mạch máu. Cuối cùng, bác sĩ tiến hành đóng và băng vết rạch tại vùng bẹn, nơi ống thông đã được tiếp cận.

Tìm hiểu phương pháp bít dù thông liên thất là gì? Quy trình thực hiện ra sao? 4
Cần thực hiện đúng quy trình bít dù thông liên thất theo chỉ định của bác sĩ

Theo dõi sau phẫu thuật

Mỗi cuộc phẫu thuật đều mang theo một số rủi ro và thủ thuật bít dù thông liên thất không phải là ngoại lệ. Có một loạt các biến chứng có thể xuất hiện trong quá trình thực hiện tiểu phẫu, bao gồm:

  • Mất lượng máu lớn;
  • Nhiễm trùng;
  • Hình thành cục máu đông;
  • Nhịp tim bất thường;
  • Tụ máu ở vùng bẹn;
  • Tắc nghẽn mạch máu;
  • Các vấn đề liên quan đến van tim;
  • Biến chứng liên quan đến tình trạng gây mê.

Hy vọng những thông tin mà Nhà thuốc Long Châu vừa chia sẻ về nội dung bít dù thông liên thất sẽ hữu ích với bạn đọc. Chúc bạn có thêm thật nhiều kiến thức để chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe của mình.
Xem thêm: Thông liên thất phần phễu: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin