Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Thông liên nhĩ ở trẻ sơ sinh là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị ra sao?

Ngày 21/09/2023
Kích thước chữ

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu thông tin liên quan đến tình trạng thông liên nhĩ ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân gây bệnh, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh ra sao? Mời bạn đọc cùng tham khảo!

Thông liên nhĩ là một trong những vấn đề phức tạp liên quan đến tim bẩm sinh, chiếm tỷ lệ từ 6% đến 10% trong các bệnh tim mạch cùng với thông liên thất có thể di truyền cho trẻ. Tuy nhiên, nếu phát hiện được bệnh sớm và can thiệp kịp thời thì bệnh sẽ không gây ra hậu quả nghiêm trọng gì cho trẻ. Trong chuyên mục bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ cụ thể về bệnh thông liên nhĩ ở trẻ sơ sinh.

Thông liên nhĩ ở trẻ sơ sinh là bệnh gì?

Thông liên nhĩ là một bệnh lý tim bẩm sinh, thường được gọi bằng tên tiếng Anh là Atrial Septal Defect (ASD). Người bị bệnh thông liên nhĩ sẽ có một lỗ thủng xuất hiện giữa hai buồng tâm nhĩ. Điều đặc biệt là lỗ thông liên nhĩ có thể nằm ở nhiều vị trí khác nhau trên vách liên nhĩ. Nếu lỗ thông liên nhĩ nhỏ, nó có thể tự đóng lại. Tuy nhiên, nếu lỗ này lớn, nó có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nguy hiểm.

Thông liên nhĩ ở trẻ sơ sinh là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị ra sao? 1
Thông liên nhĩ ở trẻ sơ sinh cần được phát hiện và can thiệp kịp thời

Thông liên nhĩ và thông liên thất chiếm khoảng từ 5% đến 10% trong số các trường hợp tim bẩm sinh. Để phân loại thông liên nhĩ, chúng ta có thể sử dụng phân loại dựa trên phôi thai học, được chia thành 4 loại khác nhau:

  • Thông liên nhĩ lỗ thứ nhất (ASD-op) hay còn gọi là thông liên nhĩ lỗ nguyên phát: Thường xảy ra đơn độc hoặc trong trường hợp tim bẩm sinh phức tạp, vị trí nằm thấp và gần van nhĩ thất.
  • Thông liên nhĩ lỗ thứ hai (ASD-os) hay còn gọi là thông liên nhĩ lỗ thứ phát: Thường gặp nhất, chiếm đến 70% các trường hợp, có thể xảy ra đơn độc và vị trí nằm ở trung tâm của vách liên nhĩ. Kích thước của lỗ thông liên nhĩ thứ phát thường từ 10 - 30mm.
  • Thông liên nhĩ xoang tĩnh mạch (ASD-sv): Đây là một tình trạng hiếm gặp và có hai loại khác nhau: 
    • Tĩnh mạch chủ trên, nằm dưới lỗ đổ của tĩnh mạch chủ trên vào nhĩ phải, thường đi kèm với hồi lưu tĩnh mạch phổi bất thường. 
    • Tĩnh mạch chủ dưới nằm sát lỗ đổ vào của tĩnh mạch chủ dưới vào nhĩ phải, thể này vô cùng hiếm gặp.
  • Thông liên nhĩ xoang vành (ASD-cs): Xảy ra do mất trần xoang vành và cũng là một trường hợp hiếm gặp.

Các biểu hiện của thông liên nhĩ ở trẻ sơ sinh

Ở nhiều trường hợp, trẻ sơ sinh bị thông liên nhĩ hay thông liên thất phần màng 6mm không biểu hiện triệu chứng và duy trì tình trạng sức khỏe bình thường. Tuy nhiên, khi lỗ thông liên nhĩ có kích thước lớn, trẻ có thể trải qua một số dấu hiệu và triệu chứng như:

  • Cảm giác mệt mỏi: Do tim phải làm việc nhiều hơn để cung cấp đủ máu cho cơ thể.
  • Hô hấp nhanh: Cố gắng để đảm bảo cung cấp đủ oxy đến cơ thể khi tim không hoạt động hiệu quả.
  • Khó thở: Đặc biệt khi tập trung vào hoạt động vận động hoặc trong các tình huống đòi hỏi nhiều năng lượng.
  • Sự chậm phát triển: Trẻ sơ sinh có thể không tăng cân hoặc phát triển như bình thường.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp thường xuyên: Do máu không được cung cấp đầy đủ oxy cho hệ thống miễn dịch.
  • Rối loạn nhịp tim: Một số trường hợp có thể gặp vấn đề về nhịp tim.
Thông liên nhĩ ở trẻ sơ sinh là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị ra sao? 2
Trẻ sơ sinh bị thông liên nhĩ có thể phát triển chậm hơn trẻ bình thường

Nguyên nhân gây ra bệnh thông liên nhĩ ở trẻ sơ sinh

Hiện tại, vẫn chưa khẳng định được chính xác nguyên nhân gây ra thông liên nhĩ ở trẻ sơ sinh là gì, tuy nhiên có một số yếu tố nguy cơ có thể ảnh hưởng đến căn bệnh này. Đặc biệt, có sự liên quan giữa thông liên nhĩ và tính di truyền.

Bên cạnh đó, một số yếu tố khác trong quá trình mang thai có thể tăng nguy cơ mắc dị tật tim cho thai nhi, bao gồm:

  • Nhiễm trùng Rubella: Mẹ bầu bị nhiễm Rubella trong vài tháng đầu của thai kỳ có thể tăng nguy cơ dị tật tim cho thai nhi.
  • Tiêu thụ chất gây nghiện và thuốc lá, uống rượu: Sử dụng ma túy, thuốc lá hoặc uống rượu, tiếp xúc với các chất kích thích như cocaine trong thời kỳ mang thai có thể gây hại đến sự phát triển của thai nhi, làm tăng nguy cơ mắc dị tật tim.
  • Bệnh tiểu đường hoặc lupus: Mắc bệnh tiểu đường hoặc lupus có thể tăng nguy cơ cho thai nhi mắc dị tật tim.
Thông liên nhĩ ở trẻ sơ sinh là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị ra sao? 3
Hút thuốc lá trong thời gian mang thai tăng nguy cơ dị tật tim ở thai nhi

Phương pháp chẩn đoán bệnh thông liên nhĩ ở trẻ sơ sinh

Khi có nghi ngờ về trẻ sơ sinh mắc bệnh tim bẩm sinh, bao gồm thông liên nhĩ, bác sĩ chuyên khoa tim mạch thường sẽ yêu cầu một loạt các kiểm tra cận lâm sàng sau đây để đưa ra chẩn đoán chính xác:

  • Điện tâm đồ (ECG): Điện tâm đồ ghi lại hoạt động điện của tim và có khả năng phát hiện các biểu hiện bất thường trên điện tim mà có thể là dấu vết của thông liên nhĩ.
  • Chụp X-quang tim phổi: X-quang tim phổi có thể cho thấy kích thước của tim và những biến đổi trong phổi của trẻ do tăng lưu lượng máu lên phổi. Điều này có thể giúp trong việc chẩn đoán thông liên nhĩ.
  • Siêu âm tim: Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán chính để xác định dị tật tim, bao gồm cả thông liên nhĩ. Đối với trẻ nhỏ, phương pháp siêu âm thông qua thành ngực thường được sử dụng. Đối với người lớn hoặc trường hợp có thành ngực dày, siêu âm tim thông qua thực quản có thể được thực hiện để xác định chính xác tình trạng và hướng dẫn việc điều trị.

Phương pháp điều trị bệnh thông liên nhĩ ở trẻ sơ sinh

Lựa chọn phương pháp điều trị thông liên nhĩ ở trẻ sơ sinh sẽ phụ thuộc vào kích thước của lỗ thông và xem trẻ có bị các dị tật tim bẩm sinh khác hay không.

Trong trường hợp lỗ thông liên nhĩ nhỏ, lỗ này có thể tự đóng lại trong giai đoạn thời thơ ấu của trẻ. Đối với những lỗ thông nhỏ mà không tự đóng lại được, chỉ cần theo dõi và xem xét việc đóng lỗ nếu có sự thuyên tắc ngược dòng gây nguy cơ nhồi máu não hay thực hiện bít dù thông liên thất. Tuy nhiên, không nên tiến hành đóng lỗ thông nếu trẻ bị tăng áp động mạch phổi nghiêm trọng.

Một số phương pháp thường được xem xét trong điều trị thông liên nhĩ ở trẻ sơ sinh:

  • Sử dụng thuốc: Mặc dù thuốc không thể chữa trị lỗ thông liên nhĩ, nhưng chúng có thể hữu ích trong một số trường hợp. Loại thuốc thường được sử dụng bao gồm thuốc chẹn beta (để kiểm soát nhịp tim trong trường hợp có rối loạn nhịp) và thuốc chống đông máu (để giảm nguy cơ hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn trong một số tình huống).
  • Phẫu thuật hoặc thủ thuật: Trong trường hợp lỗ thông liên nhĩ có kích thước từ trung bình đến lớn, phương pháp điều trị thường bao gồm đóng lỗ thông để ngăn ngừa các biến chứng trong tương lai. Có hai phương pháp can thiệp phổ biến là phẫu thuật tim hở (sử dụng mở ngực để truy cập trực tiếp vào tim) và thông tim (sử dụng dụng cụ để đóng lỗ thông trong vách ngăn liên nhĩ) và thực hiện chăm sóc bệnh nhân sau bít dù thông liên nhĩ.

Trong nhiều trường hợp, phẫu thuật đóng lỗ thông liên nhĩ có thể thực hiện thông qua các phẫu thuật xâm lấn tối thiểu hoặc bằng cách sử dụng robot để hỗ trợ trong phẫu thuật tim.

Thông liên nhĩ ở trẻ sơ sinh là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị ra sao? 4
Tùy vào kích thước của lỗ thông để chọn phương pháp chữa trị phù hợp

Như vậy qua bài viết trên, Nhà thuốc Long Châu đã chia sẻ tới bạn đọc những thông tin về bệnh thông liên nhĩ ở trẻ sơ sinh. Hy vong các bậc phụ huynh đã có thêm kiến thức để chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe của bé yêu.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin