Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Thông liên thất phần phễu: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh

Ngày 23/09/2023
Kích thước chữ

Thông liên thất phần phễu là tình trạng gia tăng lưu lượng, áp lực ở bên trong tuần hoàn phổi khiến trẻ khó thở, chậm tăng cân, ăn uống kém. Tình trạng này cần được phẫu thuật để bít lỗ thông sớm nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin về vấn đề này.

Một trong những dạng bệnh tim bẩm sinh phổ biến nhất ở trẻ em là thông liên thất phần phễu. Bệnh gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ và thông liên thất có thể di truyền cho trẻ. Trong bài viết dưới đây, Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ kỹ hơn về cách nhận biết triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp điều trị căn bệnh này. Mời bạn đọc tham khảo!

Tìm hiểu tổng quan về bệnh thông liên thất

Thông liên thất là tình trạng xuất hiện một lỗ hoặc nhiều lỗ trong vách liên thất của trái tim. Điều này dẫn đến việc máu không được lưu thông một cách bình thường và tạo ra áp lực cao trong hệ tuần hoàn của phổi. Thông liên thất phần màng 6mm có thể gây ra các triệu chứng như khó thở, khả năng ăn uống kém, tăng cân chậm chạp ở hầu hết các trẻ em.

Trong trái tim bình thường, có tổng cộng bốn buồng tim. Hai buồng ở phía trên được gọi là tâm nhĩ, chúng đóng vai trò thu thập máu trước khi đẩy nó vào hai buồng dưới, được gọi là tâm thất. Máu sau đó được bơm ra từ các buồng tim này vào các động mạch lớn, tuân theo nhịp đập của tim. 

Một trong những động mạch quan trọng là động mạch phổi mà máu từ tâm thất phải được bơm vào để đưa máu đến phổi để nhận oxy. Trong khi đó, động mạch chủ xuất phát từ tâm thất trái mang máu đến các phần khác của cơ thể.

Thông liên thất xảy ra khi có một lỗ trên vách liên thất ngăn cách hai tâm thất. Khi điều này xảy ra, máu giàu oxy từ tâm thất trái có thể tràn qua lỗ thông và kết hợp với máu ít oxy từ tâm thất phải. Từ đó có thể làm tăng áp lực trong hệ tuần hoàn của phổi, gây ra các vấn đề sức khỏe. Vậy lỗ thông liên thất bao nhiêu là bình thường?

Thông liên thất phần phễu: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh 1
Thông liên thất khiến trẻ bị khó thở, ăn uống kém đi

Thông liên thất phần phễu là gì?

Thông liên thất phần phễu là một trong 4 loại thông liên thất phổ biến nhất. Cụ thể, 4 dạng thông liên thất bao gồm:

  • Thông liên thất phần màng: Loại này phổ biến nhất, chiếm khoảng 80% số trường hợp thông liên thất. Ở đây, lỗ thông nằm ở phần trên của vách ngăn giữa hai buồng tim.
  • Thông liên thất phần cơ: Lỗ thông này được bao quanh bởi mô cơ và có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong vách liên thất gây bít dù thông liên thất.
  • Thông liên thất phần buồng nhận: Lỗ thông nằm dưới van ba lá của tâm thất phải và van hai lá của tâm thất trái. Điều này có nghĩa là máu khi đi vào tâm thất phải sẽ đi qua lỗ thông nối giữa hai buồng tim.
  • Thông liên thất phần phễu: Đây là một loại thông liên thất đặc biệt, tạo ra một lỗ trực tiếp trước van động mạch phổi trong tâm thất phải và trước van động mạch chủ trong tâm thất trái, nối hai buồng tim lại với nhau. Vì vậy, máu phải trải qua lỗ thông này trước khi đi qua cả hai van, tạo ra một mô hình lưu thông độc đáo.

Thông liên thất phần phễu chiếm tỷ lệ khoảng 5 đến 7% trên tổng số ca mắc bệnh thông liên thất ở người Âu Mỹ và khoảng 10% với đối tượng là người châu Á.

Thông liên thất phần phễu: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh 2
Thông liên thất phần phễu là dạng thông liên thất đặc biệt

Dấu hiệu nhận biết bệnh thông liên thất phần phễu

Dấu hiệu của thông liên thất phần phễu thường xuất hiện trong giai đoạn đầu đời của trẻ, có thể là trong vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng sau khi chào đời. Các biểu hiện này bao gồm:

  • Suy giảm khả năng ăn uống và tăng cân kém;
  • Hô hấp nhanh chóng, thở hổn hển hoặc khó thở;
  • Tình trạng mệt mỏi và yếu đuối;
  • Da, môi và móng tay có thể có sắc màu xanh tím.

Nếu lỗ thông liên thất phần phễu và thông liên nhĩ ở trẻ nhỏ và không to lắm, các triệu chứng này có thể không bao giờ xuất hiện cho đến khi trẻ lớn lên. Điều này làm cho thông liên thất phần phễu trở thành một trong những bệnh không dễ phát hiện khi trẻ mới chào đời. Một cách may mắn, thông liên thất phần phễu có thể được phát hiện bằng cách sử dụng kỹ thuật siêu âm từ bên trong bụng của mẹ.

Thông liên thất phần phễu: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh 3
Thông liên thất phần phễu khiến trẻ trở nên mệt mỏi và yếu đuối hơn

Nguyên nhân gây ra thông liên thất phần phễu

Thông liên thất phần phễu là một tình trạng bẩm sinh, nhưng cũng có trường hợp hiếm hoi nó có thể xuất hiện sau một số tổn thương hoặc vấn đề sức khỏe khác như nhồi máu cơ tim, chấn thương ngực.

Ngoài ra, có một số yếu tố nguy cơ khiến trẻ dễ bị thông liên thất phần phễu hơn so với trẻ khác, bao gồm:

  • Mang dòng máu Châu Á: Trẻ có nguồn gốc Châu Á có khả năng mắc thông liên thất phần phễu cao hơn.
  • Có tiền sử gia đình mắc bệnh tim bẩm sinh: Nếu trong gia đình có những người đã từng mắc bệnh tim bẩm sinh, đặc biệt là trong thế hệ cha mẹ hoặc anh chị em, trẻ cũng có nguy cơ cao hơn.
  • Mắc các rối loạn di truyền, như hội chứng Down: Các rối loạn di truyền có thể tăng nguy cơ phát triển thông liên thất phần phễu ở trẻ.
Thông liên thất phần phễu: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh 4
Trẻ mắc các rối loạn di truyền có nguy cơ bị thông liên thất phần phễu cao hơn

Cách điều trị thông liên thất phần phễu

Thông liên thất phần phễu nhỏ thường không yêu cầu quá trình điều trị đặc biệt, vì lỗ thông này thường sẽ tự đóng lại khi trẻ phát triển. Khoảng 75% trẻ mắc thông liên thất phần phễu sẽ tự đóng trong năm đầu đời hoặc trước khi trẻ đạt đến 10 tuổi mà không cần can thiệp y tế.

Tuy nhiên, đối với những lỗ thông liên thất phần phễu có kích thước vừa và lớn, tỷ lệ tự đóng lại chỉ từ 5 đến 10%. Nếu một lỗ thông liên thất vẫn còn mở sau khi trẻ đạt 10 tuổi thì khả năng tự đóng lại sẽ rất hiếm. Trong trường hợp này, phương pháp điều trị có thể bao gồm:

  • Sử dụng thuốc để cải thiện chức năng tim: Các loại thuốc như Digoxin và thuốc lợi tiểu có thể được sử dụng.
  • Sử dụng kháng sinh để ngăn ngừa viêm nội tâm mạc nhiễm trùng.
  • Cung cấp dinh dưỡng hợp lý để giúp trẻ tăng cân và cung cấp năng lượng. Điều này có thể đạt được thông qua chế độ ăn uống có lượng calo cao hoặc bằng cách nuôi con bằng sữa mẹ kết hợp với các chất dinh dưỡng bổ sung.
  • Sử dụng phương pháp thông tim để đóng lỗ thông: Quá trình này bao gồm việc sử dụng một dụng cụ được đưa vào vị trí lỗ thông thông qua một ống nhỏ gọi là ống thông. Dụng cụ sau đó được mở ra để đậy kín lỗ thông. Thủ thuật này chỉ đòi hỏi một vết chích nhỏ (2 - 3mm) và không yêu cầu phẫu thuật tim mở toàn bộ.
  • Phẫu thuật tim mở để đóng lỗ thông: Trong trường hợp mà thông tim không thể được đóng lại bằng cách thông thường, bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật tim mở để khâu hoặc vá lại các lỗ thông trên vách ngăn.

Như vậy, Nhà thuốc Long Châu vừa chia sẻ đến độc giả những thông tin liên quan đến bệnh lý thông liên thất phần phễu. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích để chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe của bản thân và gia đình.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin