Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Protein cho người tiểu đường: 5 thực phẩm hỗ trợ kiểm soát đường huyết an toàn

Ngày 25/08/2024
Kích thước chữ

Protein cho người tiểu đường có trong những loại thực phẩm nào là thắc mắc được nhiều người bệnh quan tâm. Ngoài việc tạo nhiều năng lượng cho cơ thể, tăng cảm giác no lâu, việc bổ sung protein cho bệnh nhân đúng cách còn giúp kiểm soát chỉ số đường huyết và ngăn ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Hàm lượng dinh dưỡng trong các bữa ăn luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm tích cực từ mọi người, đặc biệt đối với những người bệnh tiểu đường chế độ dinh dưỡng càng quan trọng để kiểm soát đường máu ổn định và hạn chế tối đa nguy cơ xuất hiện biến chứng. Vậy xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường như thế nào là hợp lý, thực phẩm nào có protein cho người tiểu đường nên được bổ sung? Bài viết sau đây sẽ cùng bạn giải đáp các thắc mắc trên.

Mức độ ảnh hưởng của protein đối với chỉ số đường huyết

Chất béo, carbohydrate và protein là 3 thành phần dinh dưỡng thiết yếu cần có trong khẩu phần ăn mỗi ngày của chúng ta. Nổi bật là thành phần protein với vai trò xây dựng toàn bộ cơ thể con người và sự phát triển cơ xương khớp.

Bên cạnh đó protein cũng là yếu tố “góp mặt” ở nhiều hormone và enzyme của tế bào trong quá trình xây dựng đề kháng, có đến phân nửa lượng protein trong cơ thể tập trung ở các cơ bắp, đồng thời lượng protein còn lại cũng được phân hủy thành glucose tạo năng lượng hoạt động cho cơ thể qua quá trình gluconeogenesis.

Ngoài ra khi khẩu phần ăn chứa đồng thời carbohydrate kết hợp với protein hoặc chất béo, cơ thể sẽ mất nhiều thời gian để chuyển đổi carbohydrate thành đường glucose, tạo cảm giác no lâu giúp kiểm soát chỉ số đường huyết tốt hơn cho bệnh nhân tiểu đường type 2.

Ngược lại nếu không bổ sung đủ lượng protein cần thiết cho cơ thể, đặc biệt ở các bệnh nhân đái tháo đường lớn tuổi sẽ rất dễ bị té ngã và nguy cơ cao bị gãy xương.

Hơn nữa protein rất quan trọng đối với việc hình thành cơ bắp, thiếu hụt cơ sẽ ảnh hưởng với việc đề kháng insulin và các hậu quả khác như: Tăng khả năng mắc bệnh gan nhiễm mỡ, dẫn đến xơ gan hoặc nguy hiểm nhất là ung thư gan.

Protein cho người tiểu đường: 5 thực phẩm hỗ trợ kiểm soát đường huyết an toàn 1
Protein tham gia vào quá trình xây dựng hệ miễn dịch và tăng cường cơ xương

5 món bổ sung protein cho người tiểu đường

Một số thực phẩm bổ sung protein cho người tiểu đường sau đây ngoài công dụng kiểm soát đường huyết, còn hỗ trợ giảm cân, xây dựng xương khớp chắc khỏe và kháng viêm hiệu quả.

Nhóm cá béo

Nhóm cá béo giàu axit béo omega-3 và protein cho người tiểu đường như cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá mòi,... với hiệu quả kháng viêm, hạn chế nguy cơ đông máu, mắc bệnh tim và đột quỵ là những biến chứng mà bệnh nhân đái tháo đường có thể mắc phải.

Ngoài ra, nhóm hải sản như cua, tôm, nghêu cũng là nguồn thực phẩm rất giàu protein, người bệnh tiểu đường có thể thêm vào chế độ ăn để thay đổi khẩu vị thường xuyên.

Thịt gà nạc không da

Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, thói quen ăn thịt gà nạc không da, ít chất béo bão hòa sẽ cung cấp nhiều protein cho cơ thể, giảm nguy cơ mắc bệnh béo phì và hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường kiểm soát cân nặng tốt hơn.

Bên cạnh đó, ăn nhiều thịt gà không da còn hỗ trợ chuyển hóa liên quan đến bệnh tim mạch như huyết áp, cholesterol.

Protein cho người tiểu đường: 5 thực phẩm hỗ trợ kiểm soát đường huyết an toàn 2
Ức gà không da là nguồn bổ sung protein cho người tiểu đường

Trứng

Thành phần dinh dưỡng có trong trứng như vitamin A, D, E, K choline cùng các chất chống oxy hóa như lutein, zeaxanthin có khả năng bảo vệ thị lực. Đặc biệt hỗn hợp protein và chất béo dồi dào có trong trứng còn tạo cảm giác no lâu, giảm mức cholesterol trong máu và chống viêm nhiễm cho bệnh nhân tiểu đường.

Phô mai tươi

Phô mai tươi giàu protein, chất béo và một ít carbohydrate hỗ trợ duy trì cân nặng khỏe mạnh. Tuy nhiên phô mai sẽ có hàm lượng calo cao bệnh nhân tiểu đường cần kiểm soát khẩu phần ăn vừa phải.

Các loại hạt

Các loại hạt và bơ hạt có nguồn gốc protein thực vật tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Theo Hội Tim mạch tại Mỹ, khẩu phần ăn được bổ sung protein thực vật sẽ giúp người bệnh có cảm giác no lâu hơn, nhưng người bệnh tiểu đường nên ăn với khẩu phần hợp lý khoảng 42g để đảm an toàn cho sức khỏe.

Protein cho người tiểu đường: 5 thực phẩm hỗ trợ kiểm soát đường huyết an toàn 3
Hạnh nhân có lượng protein dồi dào phù hợp với khẩu phần nhẹ cho bệnh nhân tiểu đường

Một số thực phẩm người bệnh tiểu đường nên tránh

Ngoài những thực phẩm cung cấp protein cho người tiểu đường, cũng có nhiều loại bệnh nhân cần tránh vì có nguy cơ làm tăng hàm lượng đường trong máu khi chứa các chất béo có hại như:

  • Thực phẩm nhiều đường: Các loại bánh kẹo, nước ngọt, đồ ngọt và thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều đường tinh luyện, có thể làm tăng nhanh lượng đường trong máu.
  • Thực phẩm chiên rán: Các món chiên rán như khoai tây chiên, gà rán có thể chứa nhiều chất béo không lành mạnh và calo, ảnh hưởng tiêu cực đến cân nặng và mức đường huyết.
  • Ngũ cốc tinh chế: Bánh mì trắng, cơm trắng và các sản phẩm từ bột mì tinh chế thường thiếu chất xơ và có thể gây tăng đường huyết nhanh chóng. Nên chọn ngũ cốc nguyên hạt thay thế.
  • Thực phẩm chế biến sẵn: Các thực phẩm như xúc xích, thịt xông khói và thực phẩm đóng hộp thường chứa nhiều muối, chất bảo quản và chất béo không tốt cho sức khỏe.
  • Đồ uống có cồn: Rượu bia có thể làm thay đổi mức đường huyết và tương tác với thuốc điều trị tiểu đường. Nên hạn chế tiêu thụ hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống.
  • Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa và trans fat: Các loại thực phẩm như bơ động vật, mỡ động vật và thực phẩm chế biến sẵn có thể gây tăng cholesterol và tăng nguy cơ bệnh tim mạch.
  • Các loại trái cây có chỉ số glycemic cao: Một số trái cây như sầu riêng, chuối chín có thể làm tăng nhanh mức đường huyết, nên tiêu thụ chúng với lượng vừa phải và kết hợp với các thực phẩm có chỉ số glycemic thấp hơn.
  • Các loại nước sốt và gia vị chế biến sẵn: Nhiều loại nước sốt và gia vị có thể chứa đường và muối làm tăng lượng calo và làm khó kiểm soát mức đường huyết.

Thông tin trong bài viết là những thực phẩm có nguồn protein cho người tiểu đường có thể bổ sung trong chế độ ăn hàng ngày. Tuy nhiên người bệnh và gia đình vẫn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định hàm lượng protein phù hợp với từng người, vì nếu lạm dụng có thể sẽ gây hại cho thận hoặc nếu ăn quá ít sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin