Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Quy trình thực hiện xét nghiệm glucose sau ăn và lưu ý khi thực hiện

Ngày 28/07/2024
Kích thước chữ

Xét nghiệm glucose sau ăn là một trong những xét nghiệm quan trọng để đánh giá chức năng của cơ thể trong việc kiểm soát lượng đường trong máu. Vậy cụ thể quy trình xét nghiệm glucose sau ăn như thế nào và cần lưu ý gì khi thực hiện? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu chi tiết quy trình này qua bài biết dưới đây nhé!

Xét nghiệm glucose sau ăn là một bài kiểm tra thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các vấn đề liên quan đến chuyển hóa glucose, bao gồm tiền tiểu đường và đái tháo đường. Cùng Long Châu tìm hiểu nhé!

Xét nghiệm glucose sau ăn là gì?

Xét nghiệm glucose sau ăn là một thủ thuật y tế dùng để đo lượng glucose (đường) trong máu sau khi ăn một bữa ăn chứa một lượng carbohydrate nhất định. Đây là một phép kiểm tra quan trọng để phát hiện và theo dõi bệnh tiểu đường.

Sau khi tiêu hóa thức ăn, nồng độ glucose trong máu sẽ tăng lên. Cơ thể sẽ đáp ứng bằng cách tiết ra insulin, một hormone giúp chuyển glucose từ máu vào các tế bào. Trong vòng 2 giờ, lượng glucose và insulin trong máu sẽ trở về mức bình thường.

Tuy nhiên, nếu nồng độ glucose vẫn cao sau 2 giờ, điều này có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Xét nghiệm glucose sau ăn giúp bác sĩ đánh giá khả năng điều hòa glucose của cơ thể, từ đó có thể chẩn đoán và theo dõi tình trạng bệnh.

Quy trình thực hiện xét nghiệm glucose sau ăn và lưu ý khi thực hiện 3
Xét nghiệm glucose sau ăn giúp đo lượng đường tỏng máu sau ăn 2 giờ

Việc thực hiện xét nghiệm này rất đơn giản. Bệnh nhân chỉ cần cho máu lấy mẫu sau khi ăn trong khoảng 2 giờ. Kết quả sẽ cung cấp thông tin quý giá về sức khỏe và giúp bác sĩ đưa ra điều trị kịp thời nếu cần.

Một số lưu ý trước khi thực hiện xét nghiệm glucose sau ăn?

Trước khi thực hiện xét nghiệm glucose sau ăn, cần lưu ý một số điều sau:

  • Insulin là một hormone quan trọng, giúp cơ thể chuyển glucose từ máu vào mô và tế bào mỡ. Trong tình trạng bình thường, nồng độ glucose trong máu sẽ trở về mức bình thường trong vòng 2 giờ sau khi ăn.
  • Tuy nhiên, nếu người bệnh mắc bệnh tiểu đường, tuyến tụy sẽ không thể sản xuất đủ lượng insulin cần thiết hoặc có thể có các tế bào kháng lại insulin, khiến việc chuyển hóa glucose bị trở ngại. Trong trường hợp này, nồng độ glucose trong máu vẫn sẽ ở mức cao sau 2 giờ ăn.
  • Vì vậy, việc hiểu rõ chức năng của insulin và tình trạng bệnh tiểu đường là cần thiết trước khi thực hiện xét nghiệm glucose sau ăn, giúp người bệnh và bác sĩ có sự đánh giá chính xác hơn về tình trạng sức khỏe.

Bác sĩ cũng lưu ý rằng kết quả xét nghiệm có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như: Hút thuốc, stress, căng thẳng, thói quen ăn uống trước khi xét nghiệm và tập thể dục trước khi xét nghiệm. Vì vậy, bạn nên trao đổi với bác sĩ để tránh các yếu tố này và có kết quả chính xác hơn.

Quy trình thực hiện xét nghiệm glucose sau ăn và lưu ý khi thực hiện 1
Hút thuốc có thể ảnh hưởng đến kế quat xét nghiệm glucose sau ăn

Ngoài ra, bên cạnh xét nghiệm glucose sau ăn, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm bổ sung để đánh giá toàn diện tình trạng sức khỏe, đặc biệt là để xác định liệu bạn có mắc bệnh tiểu đường hay không:

  • Xét nghiệm glucose máu lúc đói: Đo lượng đường trong máu.
  • Xét nghiệm HbA1c (hemoglobin đã glucose hóa): Đo nồng độ đường huyết trung bình trong 2 - 3 tháng.
  • Xét nghiệm dung nạp glucose: Đo khả năng sử dụng đường của cơ thể sau khi uống một lượng tiêu chuẩn thức uống có đường.

Chuẩn bị gì trước khi thực hiện xét nghiệm glucose sau ăn?

Trước khi thực hiện xét nghiệm glucose sau ăn, có một số chuẩn bị cần thiết để đảm bảo độ chính xác của kết quả. Trước hết, bạn phải nhịn ăn trong vòng 12 giờ trước khi làm xét nghiệm. Sau đó, bạn sẽ được cung cấp một thức uống ngọt chứa 75g glucose và phải uống hết.

Trong 2 giờ sau khi uống glucose, bạn không được ăn bất cứ thứ gì. Trong thời gian chờ đợi này, bạn nên nghỉ ngơi và tránh tập thể dục, vì vận động có thể làm tăng nồng độ glucose trong máu.

Ngoài ra, bạn cũng cần thông báo cho bác sĩ biết về tất cả các loại thuốc, thảo dược, vitamin và thực phẩm chức năng mà bạn đang sử dụng, kể cả những loại không kê đơn hoặc bất hợp pháp. Những thông tin này rất quan trọng để bác sĩ có thể chính xác hơn trong việc đánh giá kết quả xét nghiệm.

Việc tuân thủ các hướng dẫn trước khi làm xét nghiệm glucose sau ăn sẽ giúp đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của kết quả, từ đó bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Quy trình thực hiện xét nghiệm glucose sau ăn

Sau 2 giờ ăn, bạn sẽ tiến hành lấy máu để xét nghiệm. Bác sĩ hoặc y tá sẽ:

  • Quấn một garô (dụng cụ đè ép) xung quanh cánh tay để ngăn chặn dòng chảy của máu. Điều này làm các tĩnh mạch phía dưới phồng lên, giúp dễ đâm kim vào.
  • Sát trùng vị trí lấy máu bằng dung dịch sát khuẩn.
  • Đâm kim vào tĩnh mạch ở góc 10 - 30 độ.
  • Đặt ống hút vào lỗ hút của kim và hút đầy ống máu.
  • Tháo garô khi ống hút gần đầy.
  • Sử dụng một miếng bông để ấn vào vị trí lấy máu.
  • Băng kín vị trí tiêm.
Quy trình thực hiện xét nghiệm glucose sau ăn và lưu ý khi thực hiện 2
Đâm kim vào tĩnh mạch góc 10 - 30 độ là một trong các bước xét nghiệm glucose sau ăn

Kết quả thường có trong 1 - 2 giờ. Lưu ý rằng nồng độ glucose trong mẫu máu tĩnh mạch có thể khác một chút so với đo ở đầu ngón tay.

Nên làm gì sau khi thực hiện xét nghiệm glucose sau ăn?

Sau khi thực hiện xét nghiệm glucose sau ăn, bạn có thể lưu ý những điều sau:

  • Lấy mẫu máu bằng kim có thể gây ra một số tác dụng phụ như chảy máu, nhiễm trùng, bầm tím hoặc cảm thấy chóng mặt. Khi kim chích vào cánh tay, bạn có thể cảm thấy một cảm giác châm chích nhẹ hoặc đau.
  • Sau khi lấy máu, nơi tiêm có thể bị đau và bầm nhẹ trong một thời gian ngắn.
  • Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về quá trình xét nghiệm glucose sau ăn, hãy trao đổi với bác sĩ để được giải đáp và hiểu rõ hơn các chỉ dẫn.

Tóm lại, xét nghiệm glucose sau ăn là một công cụ đáng tin cậy trong việc theo dõi và quản lý sức khỏe. Xét nghiệm này đóng vai trò then chốt trong việc phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến chuyển hóa và giúp bệnh nhân tiếp cận với các can thiệp y tế thích hợp.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin