Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Rắn lục đuôi đỏ có độc không? Biện pháp sơ cứu kịp thời khi bị rắn cắn

Ngày 20/08/2024
Kích thước chữ

Câu hỏi rắn lục đuôi đỏ có độc không không chỉ là thắc mắc của những người sống gần khu vực có loài rắn này mà còn là mối quan tâm chung của nhiều người khi tiếp xúc với thiên nhiên hoang dã. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về mức độ nguy hiểm của rắn lục đuôi đỏ và những điều cần làm khi không may bị rắn cắn.

Khi nói đến các loài rắn độc tại Việt Nam, rắn lục đuôi đỏ thường là một trong những cái tên được nhắc đến đầu tiên. Với sắc xanh nổi bật và kích thước không quá lớn, loài rắn này dễ dàng gây ấn tượng với nhiều người. Thắc mắc rắn lục đuôi đỏ có độc không sẽ được giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây.

Tổng quan về rắn lục đuôi đỏ

Trước khi tìm lời giải đáp cho câu hỏi rắn lục đuôi đỏ có độc không? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về loại rắn này. Rắn lục đuôi đỏ (tên khoa học: Trimeresurus albolabris) là một loài rắn cực kỳ nguy hiểm thuộc họ Rắn lục (Viperidae). Đây là một trong những loài rắn thường được tìm thấy ở nhiều khu vực Đông Nam Á, bao gồm cả Việt Nam.

Đặc điểm nhận dạng

Với màu sắc sặc sỡ, rắn lục đuôi đó khiến nhiều người lo sợ về việc rắn lục đuôi đỏ có độc không, trong đó đặc điểm nhận dạng của chúng như sau:

  • Màu sắc: Rắn lục đuôi đỏ thường có màu xanh lục sáng, với phần đuôi có màu đỏ hoặc cam nổi bật.
  • Kích thước: Rắn lục đuôi đỏ có chiều dài trung bình từ 60 đến 80cm, nhưng có thể đạt tới 1 mét.
  • Đặc điểm đầu: Đầu rắn hình tam giác, mắt lớn với con ngươi có dạng khe dọc.
Rắn lục đuôi đỏ có độc không? Biện pháp sơ cứu kịp thời khi bị rắn cắn 1
Rắn lục đuôi đỏ thường được tìm thấy ở nhiều khu vực Đông Nam Á

Hành vi và môi trường sống

Dưới đây là những đặc điểm về lối sống của loài rắn nay: 

  • Môi trường sống: Rắn lục đuôi đỏ thường sống trong các khu rừng nhiệt đới, đặc biệt là các khu vực có nhiều cây cối, bụi rậm. Chúng cũng có thể xuất hiện ở vùng nông thôn và đôi khi là vùng ngoại ô, nơi có nhiều chuột và côn trùng, là nguồn thức ăn chính của chúng.
  • Hành vi: Loài rắn này hoạt động chủ yếu vào ban đêm và thường leo trèo trên cây. Chúng có thói quen nằm im chờ đợi con mồi đi qua để tấn công.

Rắn lục đuôi đỏ có độc không?

Rắn lục đuôi đỏ là một loài rắn có nọc độc. Nọc độc của chúng nhiều hơn nọc độc của các loại rắn lục thường và có khả năng gây rối loạn đông máu nghiêm trọng ở người. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm của nọc độc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lượng nọc độc được tiêm vào cơ thể, vị trí vết cắn, cũng như phản ứng của từng cá nhân với nọc độc.

Khi nọc độc của rắn lục đuôi đỏ xâm nhập vào cơ thể người, nó tác động trực tiếp đến hệ thống tuần hoàn, đặc biệt là quá trình đông máu. Nọc độc chứa các enzyme và protein có khả năng phá hủy tế bào máu, làm tiêu hủy hoặc ức chế các yếu tố đông máu. Điều này dẫn đến hai tình trạng chính:

  • Đông máu nội mạch rải rác (DIC): Nọc độc kích thích quá trình tạo fibrin, dẫn đến sự hình thành các cục huyết khối nhỏ rải rác trong mạch máu. Những cục huyết khối này làm tắc nghẽn mạch máu, gây thiếu oxy cho các mô và cơ quan.
  • Tiêu thụ quá mức các yếu tố đông máu: Khi cơ thể cố gắng loại bỏ các cục huyết khối, nó tiêu thụ một lượng lớn các yếu tố đông máu, dẫn đến tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng. Kết quả là, người bị cắn có thể gặp phải hiện tượng xuất huyết, bao gồm xuất huyết dưới da, chảy máu nội tạng, và trong các trường hợp nặng, có thể gây xuất huyết não.

Như vậy, có thể hiểu tại sao mọi người lại thắc mắc rắn lục đuôi đỏ có độc không. Và nếu không được điều trị kịp thời, các biến chứng khi bị rắn cắn có thể dẫn đến tổn thương nghiêm trọng và thậm chí đe dọa tính mạng. Vì vậy, khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được sơ cứu và điều trị kịp thời.

ran-luc-duoi-do-co-doc-khong-bien-phap-so-cuu-kip-thoi-khi-bi-ran-can-1.png
Rắn lục đuôi đỏ có độc không? Câu trả lời là có

Cách sơ cấp cứu khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn

Bên cạnh thắc mắc về rắn lục đuôi đỏ có độc không, việc tìm hiểu về các biện pháp sơ cấp cứu khi bị rắn cắn là vô cùng cần thiết. Dưới đây là các bước sơ cứu bạn nên thực hiện:

Giữ bình tĩnh và hạn chế cử động

Đảm bảo rằng nạn nhân không hoảng loạn. Giữ bình tĩnh giúp ngăn nọc độc lan nhanh hơn. Hạn chế cử động của phần cơ thể bị cắn để tránh làm nọc độc lan nhanh.

Không băng ép

Khi bị cắn bởi các loại rắn hổ như rắn cạp nong, cạp nia, hổ mang chúa, rắn biển và một số giống rắn hổ mang thường, việc áp dụng biện pháp băng ép bất động là rất quan trọng. Biện pháp này giúp làm chậm sự xuất hiện của các triệu chứng liệt do nọc độc thần kinh, giúp kéo dài thời gian để đưa nạn nhân đến cơ sở y tế.

Tuy nhiên, không nên áp dụng biện pháp băng ép khi bị rắn lục cắn, bao gồm cả rắn lục đuôi đỏ. Nọc độc của rắn lục chủ yếu gây tổn thương mô và rối loạn đông máu, việc băng ép có thể làm vết thương trở nên nghiêm trọng hơn, tăng nguy cơ hoại tử và làm lan rộng tổn thương.

Do đó, trong trường hợp bị rắn lục cắn, cách xử lý đúng là không băng ép mà cần giữ cho vùng bị cắn bất động, đặt thấp hơn tim và nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời.

Rắn lục đuôi đỏ có độc không? Biện pháp sơ cứu kịp thời khi bị rắn cắn 3
Một số loài rắn khác nhau sẽ có cách sơ cấp cứu khác nhau

Rửa sạch vết cắn

Rửa vết cắn nhẹ nhàng bằng nước sạch và xà phòng để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn, nhưng không chà xát mạnh.

Cởi bỏ trang sức và phụ kiện

Loại bỏ trang sức, đồng hồ, hoặc quần áo bó sát quanh khu vực bị cắn, vì vùng này có thể sưng lên nhanh chóng.

Đặt phần bị cắn thấp hơn tim

Giữ phần cơ thể bị cắn ở vị trí thấp hơn tim để làm chậm quá trình nọc độc lan truyền.

Gọi cấp cứu ngay lập tức

Liên hệ ngay với dịch vụ y tế khẩn cấp hoặc đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời bằng huyết thanh kháng nọc rắn nếu cần.

Quan sát các triệu chứng

Theo dõi tình trạng của nạn nhân và báo cho nhân viên y tế biết nếu xuất hiện các triệu chứng như sưng, đau, chảy máu, hoặc khó thở.

Không làm các hành động gây hại thêm

Không rạch vết cắn, không hút nọc, không chườm đá hay áp dụng các biện pháp dân gian.

Giữ nạn nhân trong tình trạng tĩnh

Giữ nạn nhân ở trạng thái yên tĩnh, tránh di chuyển nhiều để ngăn nọc độc lan rộng.

Việc sơ cứu đúng cách sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm độc nghiêm trọng và cải thiện cơ hội hồi phục của nạn nhân.

Rắn lục đuôi đỏ có độc không? Biện pháp sơ cứu kịp thời khi bị rắn cắn 4
Liên hệ ngay với dịch vụ y tế khẩn cấp hoặc đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất 

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn trả lời câu hỏi rắn lục đuôi đỏ có độc không và cung cấp những thông tin hữu ích để bảo vệ bản thân khi gặp loài rắn này. Việc hiểu rõ về tính chất độc của rắn lục đuôi đỏ và cách xử lý khi bị cắn là vô cùng quan trọng để bảo vệ bản thân và những người xung quanh. Hãy luôn cẩn trọng khi tiếp xúc với môi trường tự nhiên và trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để đối phó với những tình huống nguy hiểm.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin