Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Siêu âm ổ bụng hết bao nhiêu tiền? Tại sao cần phải siêu âm ổ bụng?

Ngày 26/10/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Hiện nay, siêu âm ổ bụng là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh được chỉ định rất phổ biến trong việc chẩn đoán và tầm soát sức khỏe định kỳ. Vậy siêu âm ổ bụng là gì? Siêu âm ổ bụng hết bao nhiêu tiền và tại sao cần phải siêu âm ổ bụng?

Siêu âm ổ bụng hết bao nhiêu tiền có lẽ là câu hỏi chung của nhiều người đang có ý định thực hiện kỹ thuật này. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ với bạn đọc những thông tin về kỹ thuật siêu âm ổ bụng, đồng thời giải đáp thắc mắc siêu âm ổ bụng hết bao nhiêu tiền nhé!

Siêu âm ổ bụng là gì?

Ổ bụng là một khoang nằm bên trong cơ thể và được giới hạn bên ngoài bởi phía trên là cung xương sườn, phía dưới là khớp mu.

Ổ bụng chứa nhiều cơ quan quan trọng, gồm có:

  • Hệ tiêu hoá: Dạ dày, ruột già, ruột non, gan, tụy, mật.
  • Hệ tiết niệu: Thận, niệu quản và bàng quang.
  • Hệ sinh dục: Gồm có buồng trứng và tử cung ở nữ giới.
  • Lá lách.
  • Một số cấu trúc khác như động mạch chủ bụng, tĩnh mạch chủ dưới là những mạch máu lớn nhất của cơ thể.

Siêu âm ổ bụng là một kỹ thuật chẩn đoán cận lâm sàng sử dụng sóng âm cao tần nhằm tạo ra hình ảnh các cấu trúc và cơ quan trong ổ bụng. Vậy siêu âm ổ bụng hết bao nhiêu tiền?

Siêu âm ổ bụng hết bao nhiêu tiền? Tại sao cần phải siêu âm ổ bụng? 1
Siêu âm ổ bụng là một phương tiện giúp quan sát được các cấu trúc trong ổ bụng

Kỹ thuật siêu âm ổ bụng hết bao nhiêu tiền?

Có thể nói, siêu âm ổ bụng là một kỹ thuật không xâm lấn, không sử dụng tia bức xạ và không gây đau đớn cũng như gây hại cho sức khỏe của người bệnh. Vậy siêu âm ổ bụng hết bao nhiêu?

Theo đó, siêu âm ổ bụng sử dụng đầu dò qua da là một phương tiện chẩn đoán hình ảnh đơn giản, dễ thực hiện nên chi phí cũng tương đối rẻ. Hầu hết các bệnh viện cũng như phòng khám đều có trang bị máy siêu âm để thực hiện tốt nhất phương pháp này. Do đó, giá thành của kỹ thuật siêu âm ổ bụng có kèm theo Doppler có thể dao động trong khoảng từ 80.000 - 400.000 VNĐ. Giá thành cụ thể sẽ tùy thuộc vào mỗi cơ sở y tế, thiết bị máy móc và trình độ chuyên môn của bác sĩ tại đó.

Bạn có thể liên hệ với các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và đặt lịch hẹn siêu âm ổ bụng nhanh chóng nhất. Qua việc siêu âm, bác sĩ sẽ đánh giá được tình trạng sức khoẻ của các cơ quan trong ổ bụng và phát hiện sớm được những dấu hiệu bất thường. Từ đó, giúp người bệnh phòng ngừa cũng như điều trị sớm các bệnh lý.

Siêu âm ổ bụng hết bao nhiêu tiền? Tại sao cần phải siêu âm ổ bụng? 2
Kỹ thuật siêu âm ổ bụng hết bao nhiêu tiền là thắc mắc của nhiều người

Tại sao cần phải siêu âm ổ bụng?

Đến đây, chắc hẳn bạn đọc đã nắm được chi phí siêu âm ổ bụng hết bao nhiêu tiền trước khi tiến hành kỹ thuật này. Vậy tại sao cần phải siêu âm ổ bụng?

Siêu âm ổ bụng gồm có hai mục đích chính:

  • Chẩn đoán: Việc siêu âm ổ bụng được sử dụng với mục đích chẩn đoán khi người bệnh có một số biểu hiện như buồn nôn, nôn, đau bụng, chướng bụng
  • Tầm soát: Siêu âm ổ bụng với mục đích tầm soát được thực hiện ở những đối tượng không có triệu chứng và được dùng để tầm soát các bệnh lý về gan, thận, mật, u ổ bụng…

Đối với cả hai mục đích này, kỹ thuật siêu âm ổ bụng đều được sử dụng nhằm xác định kích thước, vị trí, tính chất và cấu trúc của các cơ quan trong ổ bụng để xác định có hay không:

  • U cục;
  • Nang;
  • Ổ áp xe;
  • Tắc nghẽn;
  • Tụ dịch;
  • Tắc nghẽn mạch máu;
  • Nhiễm trùng máu.

Bên cạnh đó, qua việc siêu âm ổ bụng cũng giúp phát hiện các bệnh lý như:

  • Gan nhiễm mỡ;
  • Viêm tuỵ;
  • Sỏi túi mật, viêm túi mật hay polyp túi mật;
  • Sỏi đường mật;
  • Hẹp môn vị dạ dày;
  • Tắc ruột;
  • Viêm ruột thừa;
  • Sỏi thận, u thận;
  • Sỏi bàng quang;
  • Thoát vị thành bụng;
  • Thoát vị bẹn;
  • Các loại u: U lách, u dạ dày, u gan (lành tính hoặc ác tính).

Ngoài ra, siêu âm ổ bụng còn được chỉ định trong trường hợp hướng dẫn vị trí đâm kim để làm sinh thiết một khối u chưa rõ ràng bản chất nằm trong ổ bụng hoặc dẫn lưu các ổ áp xe, ổ mủ hay ổ tụ dịch. Đồng thời, siêu âm ổ bụng còn được sử dụng với mục đích để đánh giá thai kỳ hay còn được gọi là siêu âm tiền sản.

Siêu âm ổ bụng hết bao nhiêu tiền? Tại sao cần phải siêu âm ổ bụng? 3
Siêu âm ổ bụng giúp phát hiện sớm nhiều bệnh lý đường ruột

Ưu điểm và nhược điểm của siêu âm ổ bụng

Cũng như nhiều kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác, siêu âm ổ bụng cũng có những ưu - nhược điểm khác nhau, cụ thể là:

Ưu điểm của siêu âm ổ bụng

Bao gồm:

  • Hầu hết kỹ thuật siêu âm đều không xâm lấn vào dưới lớp da nên không gây ra nguy cơ nhiễm trùng.
  • Không gây đau đớn cho người bệnh.
  • Siêu âm ổ bụng rất phổ biến, thực hiện dễ dàng và giá thành rẻ.
  • Siêu âm rất an toàn, không sử dụng tia bức xạ nên không gây phơi nhiễm tia X như CT scan hay X-quang.
  • Siêu âm cho thấy hình ảnh của mô mềm và các cơ quan trong ổ bụng mà không thấy được trên phim X-quang.
  • Hình ảnh siêu âm động nên có thể quan sát trực tiếp được chuyển động của các cơ quan cũng như dòng máu lưu thông.

Nhược điểm của siêu âm ổ bụng

Mặc dù có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác, nhưng siêu âm ổ bụng vẫn tồn tại một số mặt hạn chế như:

Tính chủ quan của kết quả siêu âm

Siêu âm ổ bụng phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng đặt đầu dò cũng như khả năng quan sát của bác sĩ siêu âm tại một thời điểm cụ thể. Nói một cách đơn giản, người bệnh có thể nhận được một kết quả siêu âm mô tả có sự tồn tại bất thường của một cấu trúc nhỏ và lành tính trong thận vào tháng trước, tuy nhiên lại không thấy mô tả trong bảng kết quả siêu âm một tháng sau đó. Điều này không có nghĩa là sự bất thường này đã biến mất trong vòng một tháng mà có thể là do bác sĩ siêu âm lần thứ hai đã bỏ qua cấu trúc nhỏ lành tính này. Đây là tình trạng rất thường gặp, trong hầu hết các trường hợp thì nó không ảnh hưởng quá lớn đến việc theo dõi sức khoẻ của người bệnh.

Chính vì thế, siêu âm thường được sử dụng như một phương tiện kiểm soát ban đầu. Khi có bất thường, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh cao cấp hơn như CT scan bụng hay chụp MRI bụng để bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác hoặc loại trừ chẩn đoán ban đầu.

Hình ảnh trên siêu âm

Hình ảnh trên siêu âm có thể bị nhiễu, khó nhìn trong một số trường hợp như:

  • Béo phì;
  • Đường ruột đầy hơi;
  • Dạ dày nhiều thức ăn.

Trước khi siêu âm ổ bụng cần chuẩn bị gì?

Đối với những trường hợp cấp cứu như đau bụng cấp tính, nôn mửa nhiều, chấn thương (tai nạn giao thông, tai nạn lao động…) thì cần phải chẩn đoán và can thiệp sớm nhất có thể. Do đó, việc siêu âm ổ bụng có thể tiến hành ngay lập tức mà không cần phải chuẩn bị gì.

Tuy nhiên, đối với những trường hợp được đặt lịch siêu âm ổ bụng trước, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau để giúp bác sĩ siêu âm thực hiện một cách dễ dàng và chính xác hơn:

  • Siêu âm vào buổi sáng: Bạn nên tránh tiêu thụ các loại thức ăn nhiều dầu mỡ vào tối hôm trước và không nên ăn gì trong khoảng thời gian từ 8 - 12 tiếng trước khi siêu âm.
  • Siêu âm vào buổi chiều tối: Bạn không nên ăn bất cứ thứ gì sau bữa sáng.
  • Đối với bệnh nhân siêu âm túi mật: Hạn chế ăn loại thức ăn nhiều dầu mỡ trước siêu âm. Bởi việc tiêu thụ nhiều dầu mỡ sẽ kích thích túi mật tiết ra nhiều dịch mật để tiêu hoá thức ăn, khiến túi mật bị xẹp, dẫn đến khó quan sát sỏi mật cũng như cấu trúc bất thường bên trong túi mật.
  • Bạn nên nhịn đi tiểu và uống nhiều nước trong vòng 1 tiếng trước khi siêu âm để giữ bàng quang căng và giúp bác sĩ quan sát các cấu trúc bên trong ổ bụng dễ dàng hơn, đặc biệt là tuyến tiền liệt, tử cung và các cơ quan khác trong vùng chậu.
  • Bạn cũng nên ngừng sử dụng các loại thuốc hay thực phẩm chức năng trước khi siêu âm.
Siêu âm ổ bụng hết bao nhiêu tiền? Tại sao cần phải siêu âm ổ bụng? 4
Bạn nên uống nhiều nước trước khi siêu âm ổ bụng

Tóm lại, siêu âm ổ bụng là một phương tiện chẩn đoán hình ảnh ban đầu đơn giản với chi phí khá rẻ, nhưng lại rất an toàn và có giá trị. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc siêu âm ổ bụng hết bao nhiêu tiền.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm