Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Sốc điện là gì? Cách xử lý khi nạn nhân bị sốc điện do điện giật

Ngày 28/04/2024
Kích thước chữ

Sốc điện là gì hiện đang là vấn đề được nhiều người quan tâm, trước nhiều tình huống tai nạn điện xảy ra, để lại nhiều thương tích và biến chứng nghiêm trọng, nguy hiểm nhất là cơ hội tử vong rất cao nếu không được cấp cứu kịp thời.

Các trường hợp bị sốc điện do tai nạn điện xảy ra phần lớn đều có thể gây bỏng, nhưng sẽ phụ thuộc vào nguồn điện trở đi qua cơ thể như thế nào, sức khỏe tổng thể của người đó khỏe hay yếu mà có xuất hiện các biểu hiện tổn thương hay không. Trong một số trường hợp, dòng điện đi qua cơ thể có thể gây tổn thương bên trong, ngừng tim ngay lập tức và nhiều chấn thương khác, dù cho chỉ một nguồn điện nhỏ cũng có thể gây tử vong. Bài viết sau đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu thêm về những biểu hiện khi sốc điện là gì, để có sự chủ động trước trong mọi tình huống bảo vệ sức khỏe của mình nhé.

Các trường hợp tổn thương do điện giật

Hầu hết các nạn nhân bị tai nạn điện sẽ theo 3 cơ chế sau đây:

  • Dòng điện tác động trực tiếp lên mô cơ thể.
  • Năng lượng điện chuyển đổi thành năng lượng nhiệt gây bỏng trên bề mặt và sâu bên trong da.
  • Do sét đánh, co cơ hoặc đa chấn thương sau khi ngã do điện giật.

Trong đó, nếu nạn nhân gặp dòng điện một chiều (DC), sẽ bị đẩy ra xa nên thời gian tiếp xúc dòng điện ngắn, nhưng sẽ gây chấn thương phối hợp cao hơn. Mặt khác đối với dòng điện xoay chiều (AC) thì ngược lại, phần lớn có xu hướng dính chặt vào bàn tay nạn nhân, kéo dài thời gian tiếp xúc nên gây ra tổn thương mô cao hơn.

Sốc điện là gì? Cách xử lý khi nạn nhân bị sốc điện do điện giật 1
Các trường hợp tổn thương do sốc điện là gì?

Nhận biết dấu hiệu của chấn thương do sốc điện

Sau khi hiểu được các nguyên nhân gây tổn thương khi bị điện giật, bạn sẽ nhận biết được các biểu hiện khi bị sốc điện là gì để can thiệp kịp thời. Thông thường các tổn thương do rò điện thấp thường chỉ ảnh hưởng ngoài da, nhưng khi tiếp xúc lâu với dòng điện thì sẽ gây ra bỏng nặng.

Bên cạnh đó các nạn nhân cũng có phản xạ giật mạnh người khi tiếp xúc với điện, dẫn đến mất thăng bằng và có thể chấn thương các bộ phận khác trên cơ thể.

  • Bị bỏng da: Xuất hiện vết bỏng da rõ rệt ngay sau khi dòng điện tiếp xúc với da và thâm nhập không đều vào các mô dưới da.
  • Xuất hiện các cơn co thắt cơ không tự chủ: Như co giật, rung thất hoặc ngừng hô hấp do tổn thương hệ thần kinh trung ương hoặc liệt cơ. Đặc biệt các tổn thương liên quan đến não, tủy sống và thần kinh ngoại vi có thể dẫn đến các thiếu hụt thần kinh khác nhau.
  • Có biểu hiện ngừng tim đột ngột: Mà không có vết bỏng thường thấy trong các vụ tai nạn điện như liên quan đến nước, máy sấy tóc, trong bồn tắm,...
  • Có thể gây bỏng miệng và môi: Trong trường hợp trẻ nhỏ cắn hoặc ngậm dây điện bị rò rỉ, các vết bỏng có thể gây mất thẩm mỹ, nghiêm trọng hơn là giảm sự phát triển của cơ hàm, hoặc chảy máu động mạch mặt khi có sẹo bong vảy 5 đến 10 ngày sau khi bị thương.
  • Trật xương khớp, gãy xương: Điện giật có thể gây ra các cơn co cơ hoặc ngã từ trên cao như mái tôn, bậc thang,... gây trật khớp, gãy xương sống hoặc chấn thương nội tạng,...
  • Di chứng thần kinh, tâm lý: Sau khi bị chấn thương từ 1 - 5 năm và để lại di chứng vĩnh viễn.
Sốc điện là gì? Cách xử lý khi nạn nhân bị sốc điện do điện giật 2
Lưu ý để các nguồn điện tránh xa hoặc che ổ điện tại khu vực sinh hoạt của trẻ nhỏ

Cách sơ cấp cứu khi bị sốc điện do điện giật

Khi nhận thấy nạn nhân có các dấu hiệu bị sốc điện do điện giật như sau: Vết bỏng nặng, khó thở, bị rối loạn nhịp tim, ngừng tim, mất ý thức, đau cơ,... Thì người thực hiện sơ cấp cứu không nên chạm ngay vào nạn nhân mà cần phải làm theo các bước sau:

  • Bước 1: Gọi ngay cấp cứu 115 hoặc số khẩn cấp địa phương: Nếu xác định nguyên nhân từ nguồn điện cao thế hoặc sét đánh. Giữ khoảng cách an toàn khoảng 6m, cho đến khi nguồn điện đã tắt hẳn.
  • Bước 2: Không di chuyển nạn nhân sang vị trí khác trừ khi người đó đang gặp nguy hiểm cần cấp cứu ngay lập tức.

Sau khi thực hiện 2 bước đầu quan trọng, bạn cần thực hiện các bước tiếp theo ở từng trường hợp dưới đây.

Sốc điện là gì? Cách xử lý khi nạn nhân bị sốc điện do điện giật 3
Khi nạn nhân bị sốc điện không nên đến gần và chạm vào nạn nhân

Khi đang chờ bộ phận y tế

  • Ngắt nguồn điện ngay (nếu trong khả năng), ngược lại hãy sử dụng vật khô hoặc một vật bất kỳ không dẫn điện để di chuyển nạn nhân ra khỏi khu vực có điện.
  • Thực hiện hô hấp nhân tạo nếu nạn nhân có dấu hiệu ngừng thở, ho hoặc cử động. Đặc biệt lưu ý không để nạn nhân bị lạnh.
  • Sử dụng bông băng gạc vô trùng hoặc một miếng vải sạch để che khu vực bị bỏng, không sử dụng vật liệu làm từ bông vì sẽ bị dính vào vết bỏng.

Khi nạn nhân còn khả năng nhận thức

  • Di chuyển nạn nhân ra chỗ thoáng, để dễ thở và mau hồi tỉnh.
  • Gọi y bác sĩ hoặc đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất hỗ trợ theo dõi và chăm sóc.

Khi nạn nhân mất nhận thức

  • Đặt nạn nhân ở nơi thoáng khí, nới rộng quần áo và nhớt dãi trong miệng nạn nhân ra (nếu có).
  • Cho nạn nhân ngửi nước tiểu hoặc amoniac. Sau đó ma sát để toàn thân nóng lên.
  • Gọi y bác sĩ hoặc đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất hỗ trợ theo dõi và chăm sóc.

Khi nạn nhân đã ngừng hô hấp

  • Đặt nạn nhân ở nơi thoáng khí, nới rộng quần áo và nhớt dãi trong miệng nạn nhân ra (nếu có), nếu lưỡi thụt vào thì phải kéo ra.
  • Thực hiện hô hấp nhân tạo ngay và liên tục, kiên trì cho đến khi có quyết định mới từ bác sĩ chuyên môn.

Lưu ý: Khi tiến hành các bước cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp, người sơ cấp cứu cần thực hiện khẩn cấp và nhanh chóng các bước sau đây:

  • Để nạn nhân nằm ngửa, đặt đầu ngửa ra sau, nới rộng quần áo, lấy nhớt dãi trong miệng người bị nạn ra.
  • Người thực hiện sơ cấp cứu đứng hoặc quỳ bên cạnh người bị nạn, đặt chéo hai bàn tay lên vị trí tim, rồi dùng lực mạnh ấn nhanh và mạnh xuống lông ngực khoảng 5cm với tần số khoảng 100 - 120 lần/phút.
  • Đối với bước ép tim, nên có miếng gạc đặt lên miệng nạn nhân, người thực hiện một tay bịt mũi nạn nhân, tay còn lại giữ miệng nạn nhân há ra, hít thật mạnh lấy nhiều không khí để thổi vào miệng hoặc mũi nạn nhân.
  • Tỉ lệ thực hiện xen kẽ bước ép tim và hô hấp nhân tạo ở người lớn là 30/2.
Sốc điện là gì? Cách xử lý khi nạn nhân bị sốc điện do điện giật 4
Thực hiện xen kẽ bước ép tim và thổi ngạt theo tỷ lệ 30/2

Trước nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao của nhiều gia đình, nếu không trang bị kiến thức sử dụng điện đúng cách, rất dễ gây ra các tình huống nguy hiểm đe dọa đến tính mạng vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp đến bạn đọc nhiều thông tin hữu ích về các biểu hiện khi bị sốc điện là gì, cũng như hướng dẫn cách cấp cứu đúng cho nạn nhân bị sốc điện, đồng thời cũng cần phải chú ý một số vấn đề trước khi thực hiện sơ cấp cứu để bảo vệ an toàn cho chính bản thân mình và nạn nhân.

Xem thêm:

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin