Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sốc điện chuyển nhịp được thực hiện lần đầu tiên vào những năm 1950 ở những người bệnh bị rối loạn chức năng do không tương thích với máy tạo nhịp tim hoặc máy khử rung tim không. Với tỷ lệ cứu sống người bệnh cao khi áp dụng trong trường hợp khẩn cấp nhờ khả năng chẩn đoán nhịp tim nhanh và chính xác.
Sốc điện là một liệu pháp cấp cứu hiệu quả trong quá trình hồi sức tim nâng cao và cấp cứu loạn nhịp nhanh. Trong đó sốc điện chuyển nhịp được áp dụng cho các tình huống rối loạn nhịp nhanh trên thất hoặc các ca nặng khó xử lý. Để hiểu hơn về một trong các phương pháp sốc điện cấp cứu phổ biến nhất hiện nay, mời mọi người cùng đọc qua bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu nhé.
Sốc điện chuyển nhịp là một trong hai phương pháp cấp cứu, điều trị nhanh chóng các triệu chứng rối loạn nhịp tim. Trong đó sốc điện chuyển nhịp là sốc điện đồng bộ, được sử dụng trong các trường hợp huyết động không ổn định, rối loạn tri giác, suy tim.
Khi ấn nút đồng bộ (ký hiệu sync) trên máy sốc điện, máy sẽ tự động dò và đánh dấu vị trí phóng điện theo phức bộ QRS. Lúc này nguồn năng lượng sẽ tích tụ ở tụ điện đợi có phức bộ QRS mới phóng điện. Người thực hiện sốc điện cần giữ thẳng cực sống tới khi cú sốc đầu tiên được phóng ra, tuyệt đối không làm nghiêng bản cực.
Sốc điện chuyển nhịp có mức năng lượng tùy thuộc vào máy 1 pha hoặc 2 pha và đối với dạng rối loạn nhịp nhanh ở (cuồng nhĩ, rung nhĩ, tim nhanh thất và rối loạn tim nhanh trên thất).
Đặc biệt sốc điện chuyển nhịp không nên áp dụng trong một số trường hợp, để hạn chế tối đa trường hợp xảy ra biến chứng dưới đây.
Sốc điện chuyển nhịp đặc biệt chống chỉ định tương đối với bệnh nhân có biểu hiện của ngộ độc digitalis vì có thể sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây rối loạn nhịp tim cho người bệnh.
Riêng đối với bệnh nhân bị rung thất hoặc tim nhanh thất vô mạch có chỉ định sốc điện thì cần kết hợp với điều trị lidocain hoặc bồi phụ kali,... đúng theo phác đồ.
Trong số ít trường hợp trong quá trình sốc điện chuyển nhịp, có thể xảy ra một số biến chứng như:
Lưu ý trong các trường hợp cấp cứu tim mạch, khi được chỉ định thực hiện sốc điện chuyển nhịp, nếu trong trường hợp có kế hoạch trước người bệnh cần làm theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo kỹ thuật và tăng tỷ lệ thực hiện thành công.
Nếu thực hiện sốc điện có kế hoạch, người bệnh cần nhịn ăn từ 6-8 giờ trước khi sốc điện để tránh bị viêm phổi sặc (hoặc viêm phổi hít).
Tiếp theo bệnh nhân sẽ được tiến hành gây mê toàn thân ngắn, vì sốc điện có thể làm đau người bệnh. Sau đó các dụng cụ sẽ được nhân viên gây mê bố trí cho bệnh nhân và thực hiện tiếp các bước dưới đây.
Phương pháp sốc điện chuyển nhịp là cách cứu người khẩn cấp, đặc biệt quan trọng hàng đầu đối với các bác sĩ lâm sàng. Người thực hiện cần chẩn đoán nhịp tim chính xác, xác định đối tượng có thực hiện được hay không, sử dụng bản điện cực thích hợp, mức độ gây mê tối ưu,... để ngăn ngừa tối đa các biến cố có thể xảy ra để gia tăng tỷ lệ thành công. Qua bài viết mọi người có thể thấy các bước thực hiện sốc điện chuyển nhịp có thể đơn giản nhưng hậu quả xảy ra lại rất nghiêm trọng.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.