Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sỏi niệu quản 1/3 dưới 6mm là trường hợp sỏi niệu quản khá phổ biến. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân như đường tiết niệu ngắn gây lắng đọng và tạo sỏi hoặc do sỏi di chuyển từ cơ quan khác xuống niệu quản và bị vướng lại.
Bệnh lý sỏi niệu quản 1/3 dưới 6mm cần được điều trị sớm với phương pháp tích cực, có hiệu quả và phù hợp, tránh để lâu dài khiến kích thước sỏi ngày một lớn hơn, dẫn đến biến chứng nặng. Để biết thêm thông tin về dạng sỏi niệu quản này, Nhà thuốc Long Châu mời bạn cùng theo dõi bài viết sau.
Khi tìm hiểu về sỏi niệu quản 1/3 dưới 6mm, điều đầu tiên bạn cần biết là thế nào là sỏi niệu quản 1/3 dưới 6mm. Niệu quản là bộ phận có chiều dài khoảng 25cm và là ống dẫn nước tiểu đi từ thận đến bàng quang. Càng xuống phía dưới của niệu quản thì đường kính niệu quản càng nhỏ lại, thường chỉ khoảng 2 – 4mm.
Chính vì cấu tạo dần thu hẹp lại ở dưới nên niệu quản rất dễ tạo sỏi hoặc vướng lại sỏi từ sỏi thận, sỏi tiết niệu, sỏi bàng quang,… trôi xuống. Sỏi niệu quản hầu hết đều do sỏi từ bộ phận khác di chuyển xuống rồi mắc kẹt lại ở niệu quản, từ đó hạn chế việc bài tiết nước tiểu từ thận đến bàng quang, gây ra nhiều bất tiện, khó chịu và nguy hiểm cho người bệnh nếu kéo dài mà không chữa trị đúng cách.
Tình trạng sỏi niệu quản 1/3 dưới 6mm nếu không kịp thời can thiệp điều trị, nguy cơ dẫn đến biến chứng nặng hơn như suy thận, tắc đường tiểu, viêm đường tiết niệu,… là rất cao. Chính vì vậy ngay khi nghi ngờ bị sỏi niệu quản, bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra và làm theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
Cấu tạo tự nhiên của niệu quản bị hẹp lại ở 3 vị trí, đây cũng là 3 vị trí dễ mắc kẹt sỏi nhất.
Tình trạng sỏi niệu quản 1/3 dưới 6mm là vị trí niệu quản nằm gần động mạch chậu, dẫn đến một số triệu chứng điển hình. Người bệnh cần chú ý đến những biểu hiện này để xác định có bị sỏi niệu quản hay không, cần làm gì để chữa sỏi niệu quản.
Thực ra, nhận biết sỏi niệu quản 1/3 dưới 6mm thực chất không khó. Đây là vị trí niệu quản hẹp 1/3 dưới, nằm trước động mạch chậu nên dẫn đến các biểu hiện cụ thể như:
Đau mỏi hông, đau lưng: Dấu hiệu đầu tiên cảnh báo bạn có thể bị sỏi niệu quản 1/3 dưới 6mm, đó là tình trạng đau nhức hông, đau lưng kéo dài dù không ngồi nhiều, không bị chấn thương,… Các cơn đau nhức lưng này có thể kéo dài đến cơ quan sinh dục và dẫn đến nhức mỏi trong thời gian dài. Nguyên nhân gây đau là do sỏi niệu quản 1/3 dưới 6mm chèn ép dây thần kinh, ngăn đường tiểu gây suy thận, giảm chức năng thận,…
Tiểu buốt, tiểu khó: Một trong những dấu hiệu khá điển hình của sỏi niệu quản nói chung và sỏi niệu quản 1/3 dưới 6mm nói riêng là tình trạng tiểu buốt, tiểu khó, tiểu rắt hoặc bí tiểu. Điều này xảy ra do đường tiểu bị viên sỏi cản trở nên việc bài tiết nước tiểu bị gián đoạn. Một số trường hợp nặng còn có thể tiểu ra máu.
Bất thường trong nước tiểu: Để phần nào xác định mình có bị sỏi niệu quản 1/3 dưới 6mm không, bạn có thể dựa vào màu sắc, tính chất của nước tiểu. Nước tiểu khi bị sỏi niệu quản có thể bị đục, có dính mủ, có máu hoặc thậm chí tiểu ra viên sỏi nhỏ. Nguyên nhân gây tình trạng này là do viên sỏi ma sát vào thành ống niệu quản dẫn đến trầy xước, tổn thương và viêm nhiễm.
Sốt cao: Một số trường hợp sỏi niệu quản 1/3 dưới 6mm gây viêm nhiễm có thể có biểu hiện sốt cao, ớn lạnh, mệt mỏi,…
Một trong những vấn đề được quan tâm, lo lắng nhất khi nhắc đến sỏi niệu quản 1/3 dưới 6mm, đó là liệu bệnh có gây nguy hiểm không. Thực tế, sỏi niệu quản có nguy cơ biến chứng rất cao. Sỏi niệu quản 1/3 dưới 6mm nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến các trường hợp như:
Tùy thuộc vào tình trạng thực tế của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị sỏi niệu quản 1/3 dưới 6mm khác nhau. Hiện nay, 2 phương pháp phổ biến nhất là điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa.
Đối với điều trị nội khoa bệnh nhân có thể được kê đơn thuốc nhằm chống viêm, tán sỏi từ từ, đẩy sỏi ra khỏi niệu quản một cách tự nhiên nhờ việc lợi tiểu. Tuy nhiên cách này chỉ đáp ứng trường hợp viên sỏi nhỏ và chưa gây biến chứng lên sức khỏe người bệnh.
Tình trạng sỏi niệu quản 1/3 dưới 6mm khả năng cao cần điều trị ngoại khoa để loại bỏ triệt để sỏi trong niệu quản, giảm nguy cơ gây biến chứng không mong muốn đối với bệnh nhân. Điều trị ngoại khoa gồm nhiều hình thức như phẫu thuật, tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi bằng công nghệ laser,… Để biết mình thích hợp với cách điều trị nào, bạn nên liên hệ đến bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán tình trạng bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Nhìn chung, sỏi niệu quản 1/3 dưới 6mm không quá khác biệt so với các ca bệnh sỏi niệu quản khác. Người bệnh cần chú ý quan sát, theo dõi sức khỏe thường xuyên để nhận biết bệnh và chữa trị kịp thời, tránh chủ quan dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.