Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sót nhau sau sinh là hiện tượng nhau thai còn sót lại trong tử cung của người phụ nữ sau khi sinh. Điều này có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng, có thể nguy hiểm đến tính mạng của sản phụ. Vậy nguyên nhân và dấu hiệu sót nhau sau sinh là gì? Cách điều trị và phòng ngừa tình trạng này như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Sau quá trình chuyển dạ và sinh nở, sản phụ cần được tiếp tục theo dõi chặt chẽ ít nhất trong vòng 24 giờ nhằm phòng ngừa một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, trong đó có sót nhau sau sinh. Sót nhau sau sinh là một biến chứng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe của người mẹ. Do đó, việc tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị và cách phòng ngừa là điều mẹ nên làm. Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích để giúp bạn đọc nắm rõ hơn về hiện tượng sót nhau sau sinh.
Nhau thai được gắn trực tiếp vào thành của tử cung với nhiệm vụ cung cấp oxy cũng như chất dinh dưỡng để giúp thai nhi phát triển bình thường. Bên cạnh đó, bánh nhau thai còn có tác dụng bảo vệ thai nhi khi có sự tác động từ những yếu tố gây hại bên ngoài như virus, vi khuẩn gây nhiễm trùng, chấn thương hay va đập.
Cơ thể của người mẹ sẽ không cần đến nhau thai nữa sau khi em bé chào đời. Vì thế, đối với các trường hợp sinh thường, sau khi em bé ra đời khoảng 30 phút thì tử cung của sản phụ sẽ co bóp để đẩy nhau thai ra bên ngoài (hiện tượng này được gọi là sổ rau). Đối với trường hợp sinh mổ, bác sĩ sản khoa sẽ lấy bánh rau ra khỏi tử cung của người mẹ.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, do một nguyên nhân nào đó mà một phần của bánh rau bị mắc kẹt lại ở tử cung và được gọi là hiện tượng sót nhau sau sinh. Sót nhau thai có thể xảy ra do nhau thai vẫn còn bám vào thành tử cung (nhau cài răng lược) hoặc do cổ tử cung đóng lại một phần.
Sót nhau sau sinh là một tình trạng sức khỏe rất nguy hiểm cho sức khoẻ của sản phụ. Hiện tượng này có thể gây viêm tử cung, viêm nhiễm phần phụ hoặc nghiêm trọng hơn là băng huyết, thậm chí là đe dọa đến tính mạng của người mẹ.
Việc xác định được chính xác nguyên nhân gây sót nhau sau sinh có thể giúp bác sĩ tìm được phương pháp điều trị phù hợp cho sản phụ.
Một số nguyên nhân gây sót nhau sau sinh có thể đến như:
Ngoài ra, một số trường hợp sót nhau thai sau sinh có thể là do:
Hiện tượng sót nhau sau sinh có thể gây ra một số triệu chứng điển hình như sau:
Đặc biệt, sản phụ cần lưu ý đến các dấu hiệu của nhiễm trùng do sót rau như sốt, hơi thở có mùi hôi, mệt mỏi,… để có thể phán đoán kịp thời tình trạng sức khoẻ.
Sót nhau sau sinh là một hội chứng nghiêm trọng có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của sản phụ nên cần được phát hiện sớm và xử trí kịp thời.
Thông thường, người phụ nữ sau khi sinh con, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra nhau thai nhằm xác định nhau đã được ra ngoài toàn bộ hay chưa. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, phần nhau thai bị mắc kẹt lại rất nhỏ, khó nhận thấy và thường gây ra các triệu chứng ngay sau sinh. Do đó, việc đưa ra chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng sót nhau thai cần được thực hiện qua phương pháp siêu âm.
Sau khi đã xác định được chẩn đoán sót nhau, bác sĩ sản khoa có thể chỉ định tiến hành một số phương pháp điều trị sót nhau thai như:
Sót nhau thai được biết đến là một trong những biến chứng ít gặp trong sản khoa, có thể điều trị triệt để và hiệu quả. Tuy nhiên, người phụ nữ cần phải rất thận trọng trong quá trình mang thai cũng như sinh nở.
Do vậy, nếu người mẹ có tiền sử hoặc có nguy cơ bị sót rau thì cần trao đổi với bác sĩ điều trị để có được sự chuẩn bị tốt nhất, đầy đủ nhất. Bên cạnh đó, chị em phụ nữ cũng nên tránh tình trạng nạo - phá thai hoặc hút thai nhiều lần.
Sản phụ sau sinh cũng nên hoạt động và vận động sớm, tăng cường ăn đu đủ xanh hoặc uống nước rau ngót xay để kích thích sự co bóp cổ tử cung, từ đó giúp đẩy nhanh nhau thai sót và sản dịch ra ngoài.
Có thể nói rằng, việc đảm bảo cho nhau thai được tống hết ra bên ngoài sau sinh không chỉ phụ thuộc vào cơ địa của người phụ nữ mà còn dựa vào trình độ chuyên môn cũng như dịch vụ chăm sóc của đội ngũ nhân viên y tế và trang thiết bị. Chính vì thế, trong quá trình mang thai và chuyển dạ sinh con, người mẹ nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để được hướng dẫn về cách chăm sóc sức khoẻ và kiểm tra thai định kỳ, đảm bảo cho quá trình sinh đẻ diễn ra một cách thuận lợi.
Sót nhau sau sinh là một biến chứng ít gặp trong sản khoa nhưng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe người mẹ. Do vậy, việc nắm bắt được nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa là điều mà các bà mẹ nên làm. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn đọc hiểu hơn về hiện tượng sót nhau sau sinh.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...