Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sữa có nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho cơ thể. Nhưng khi bạn kết hợp sữa với một số loại thuốc, nó có thể làm suy yếu tác dụng của thuốc và gây hại cho sức khỏe. Vậy "sữa có làm mất tác dụng của thuốc không?", cùng tìm hiểu cụ thể hơn với nội dung sau đây.
Sữa có nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho cơ thể. Nhưng khi bạn kết hợp sữa với một số loại thuốc, nó có thể làm suy yếu tác dụng của thuốc và gây hại cho sức khỏe. Bài viết hôm nay sẽ mang lại những thông tin nhằm giải đáp câu hỏi “sữa có làm mất tác dụng của thuốc không?”.
Canxi là một chất quan trọng giúp xương, răng, cơ bắp và hệ thần kinh hoạt động đúng cách. Các chuyên gia y tế đề xuất rằng chúng ta cần cung cấp đủ canxi để tránh bị gãy xương hoặc mắc bệnh loãng xương. Trong đó, sữa là một nguồn canxi dồi dào và thuận tiện để chúng ta có thể bổ sung canxi hàng ngày vào khẩu phần ăn của mình. Thêm vào đó, nhà sản xuất thường thêm vitamin D vào sữa bò, hợp chất này cũng là một yếu tố không thể thiếu, giúp xương bạn chắc khỏe.
Mặc dù canxi là một chất dinh dưỡng quan trọng, tuy nhiên, không phải tất cả các nghiên cứu đều đồng tình về việc sữa có lợi cho việc ngăn ngừa loãng xương hoặc gãy xương. Cho tới nay, các nhà nghiên cứu vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để hiểu rõ hơn về tác động của sữa đối với sức khỏe xương.
Sữa chứa kali, một khoáng chất giúp làm cho các mạch máu linh hoạt hơn và giảm áp lực máu trong cơ thể, giúp kiểm soát huyết áp. Khi bạn bổ sung thêm kali trong chế độ ăn và giảm lượng natri (muối) mà bạn tiêu thụ, điều này có thể giúp giảm huyết áp, giảm nguy cơ mắc phải các bệnh tim mạch và đột quỵ.
Tuy nhiên, nhiều người ở Hoa Kỳ hiện không bổ sung đủ lượng kali cần thiết hàng ngày, mà theo đề xuất là 3.400 miligam (mg) cho nam và 2.600 mg cho nữ. Chính vì vậy, bổ sung sữa sẽ là một lựa chọn tiện lợi để bổ sung đủ Kali trong chế độ ăn hàng ngày của cả người lớn lẫn trẻ nhỏ.
Sữa có chứa canxi và vitamin D, được cho là có thể giúp phòng ngừa ung thư. Canxi bảo vệ niêm mạc ruột khỏi ung thư ruột kết, nhưng nếu bạn nạp quá nhiều canxi vào cơ thể có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.
Ngoài ra, vitamin D trong sữa có vai trò trong kiểm soát tăng trưởng tế bào và có thể bảo vệ bạn khỏi nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột kết, tuy nhiên, nếu bổ sung vitamin D ở mức độ cao quá mức cần thiết có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy. Tất cả những thông tin trên đều cần có thời gian và nhiều thực nghiệm hơn nữa để có thể khẳng định. Nói tóm lại, sữa có chứa các thành phần giúp bạn phòng ngừa một số bệnh ung thư, tuy nhiên, bạn cần bổ sung sữa một cách hợp lý không nên bổ sung quá mức sữa hoặc các thực phẩm dinh dưỡng, vì chúng có thể đem lại những hệ quả khôn lường cho cơ thể bạn.
Sữa có chứa vitamin D, một loại chất dinh dưỡng có thể giúp tạo ra serotonin, một loại hormon liên quan đến tâm trạng, sự thèm ăn, và giấc ngủ. Nhiều nghiên cứu, bao gồm một nghiên cứu năm 2020, đã phát hiện rằng khi cơ thể thiếu vitamin D, có thể gây ra tình trạng trầm cảm lâm sàng. Nhiều hãng sản xuất thường bổ sung thêm vitamin D vào sữa bò và sữa thực vật để giúp cung cấp đủ chất này thông qua chế độ ăn uống.
Hơn thế nữa, sữa có thể giúp xây dựng cơ bắp hiệu quả. Sữa bò là một nguồn cung cấp protein chất lượng cao, cùng với đó là các axit amin quan trọng. Nó không chỉ giúp phát triển cơ bắp nhanh chóng mà còn là một nguồn năng lượng dồi dào nhờ chứa các chất béo bão hòa. Nếu bạn muốn kiểm soát lượng chất béo, có thể chọn sữa ít béo để vẫn hưởng lợi ích của sữa mà không tiêu thụ quá nhiều chất béo.
Mặc dù hiện chưa có phương pháp điều trị tận gốc cho viêm xương khớp đầu gối, nhưng các nhà nghiên cứu đã phát hiện một mối liên hệ giữa việc uống sữa hàng ngày và việc làm giảm tiến triển của bệnh này.
Nhiều người thường cho trẻ uống thuốc kèm theo sữa để làm cho việc uống thuốc dễ dàng hơn. Tuy nhiên có nên pha thuốc vào sữa không? Thực tế, không phải loại thuốc nào cũng phù hợp với việc pha chung với sữa. Sữa chứa nhiều canxi, sắt và các chất vi lượng khác. Khi bạn uống sữa cùng với một số loại thuốc, chúng có thể tương tác với nhau và tạo ra các vấn đề như tạo thành các hợp chất khó tan hoặc làm thay đổi cấu trúc của thuốc. Điều này không chỉ làm mất đi giá trị dinh dưỡng của sữa mà còn làm giảm hiệu quả của thuốc. Dưới đây là một số loại thuốc không nên kết hợp với sữa:
Ngoài ra, sữa còn chứa nhiều chất khoáng và lipids, có độ kiềm cao, làm trở ngại cho quá trình hấp thu một số loại thuốc như kháng sinh cefuroxim.
Xem thêm: Thuốc hạ sốt pha với sữa được không?
Để tránh các tương tác này, hạn chế uống sữa khi dùng thuốc. Nếu bệnh nhân vẫn muốn uống sữa, hãy tránh uống sữa và các sản phẩm liên quan như sữa chua hoặc phô mai ít nhất 2 giờ trước hoặc sau khi dùng thuốc.
Sữa có làm mất tác dụng của thuốc không? Trẻ nhỏ thường thấy ghét uống thuốc vì chúng có thể đắng hoặc có mùi khá khó chịu. Vì vậy, nhiều phụ huynh thường kết hợp thuốc với sữa để làm cho việc uống thuốc dễ dàng hơn. Tuy nhiên, làm như vậy có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. Một loại thuốc có thể được sản xuất dưới nhiều dạng khác nhau. Vì vậy, cha mẹ nên chọn những dạng thuốc phù hợp với trẻ như sirô, dung dịch, hoặc thuốc dạng giọt để giúp trẻ dễ uống hơn.
Để giúp trẻ không cảm thấy "sợ" khi uống thuốc, sau khi uống xong, cha mẹ có thể cho trẻ một viên kẹo ngọt để loại bỏ vị thuốc. Đối với trẻ nhỏ hơn, có thể pha thuốc viên hoặc bột với một ít nước sôi, để nguội và thậm chí thêm chút đường để trẻ dễ uống.
Đặc biệt, nếu trẻ được chỉ định dùng các loại kháng sinh nhóm tetracycline hoặc fluoroquinolon, cần tránh uống sữa và các loại thực phẩm chứa ion kim loại... trước và sau khi dùng thuốc ít nhất 2 giờ. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần biết rằng có một số thuốc nên dùng sau bữa ăn và có thể kết hợp với sữa để tránh gây kích ứng dạ dày. Vì vậy, để đảm bảo sử dụng thuốc đúng cách, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng.
Bên cạnh thắc mắc "sữa có làm mất tác dụng của thuốc không?" thì "khi uống thuốc hạ sốt, có thể uống sữa ngay không?" cũng là vấn đề rất được các bậc phụ huynh quan tâm. Thường thì, các loại thuốc hạ sốt như thuốc paracetamol có thể uống cùng sữa và không làm giảm tác dụng của thuốc. Vì vậy, bạn có thể cho trẻ uống sữa sau khi cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng sữa có thể làm mất tác dụng của một số loại thuốc khác. Để đảm bảo bạn sử dụng thuốc đúng cách và thu được hiệu quả tốt nhất, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
Bài viết trên đã đem lại những thông tin giải đáp cho thắc mắc “Liệu uống sữa có làm mất tác dụng của thuốc không?”. Hy vọng bạn đọc đã tìm thấy kiến thức phù hợp chăm sóc cho bản thân và gia đình.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.