Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Việc quên từ khi giao tiếp hay không nhớ được đường đi là các triệu chứng bình thường khi một người già đi. Tuy nhiên, nếu triệu chứng suy giảm trí nhớ xuất hiện đột ngột hay nghiêm trọng thì đây là dấu hiệu cảnh báo liên quan đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Suy giảm trí nhớ đột ngột có thể được biểu hiện bằng việc đột nhiên quên đi tên con cái hay bất ngờ không biết mình đang ở đâu. Các triệu chứng này đang có dấu hiệu trẻ hóa, người trẻ không nên chủ quan. Trong bài viết dưới đây, Nhà thuốc Long Châu sẽ tổng hợp những nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ đột ngột, các phương pháp chẩn đoán và hình thức can thiệp điều trị triệu chứng này.
Suy giảm trí nhớ có thể là dấu hiệu rõ ràng nhất của bệnh Alzheimer hoặc các loại sa sút trí tuệ khác. Tuy nhiên, khi trí nhớ bị suy giảm một cách bất thường, đột ngột thì nó có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân như:
Một số loại thuốc khi sử dụng có thể gây ảnh hưởng đến trí nhớ như: Thuốc điều trị rối loạn lo âu, thuốc trầm cảm, các loại giảm đau, thuốc điều trị cao huyết áp, thuốc điều trị cholesterol cao, thuốc điều trị động kinh hay thuốc trị mất ngủ.
Nếu bạn đang sử dụng một trong những loại thuốc này hay bất kỳ loại thuốc nào khác và có dấu hiệu suy giảm trí nhớ tạm thời hay lâu dài, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc thay đổi loại thuốc với tác dụng tương tự.
Trí nhớ và cảm xúc có mối liên hệ mật thiết với nhau, trầm cảm, bị căng thẳng hay lo âu quá mức đều có thể ảnh hưởng rất lớn đến sự tập trung. Khi không thể tập trung, bạn rất khó có thể ghi nhớ rõ ràng mọi chuyện. Do đó, nếu bạn cảm thấy buồn chán hay mất hứng thú với những sở thích trước đây của mình, bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị. Lúc này, bác sĩ có thể kê thuốc hoặc áp dụng các phương pháp trị liệu tâm lý để điều trị trầm cảm.
Chế độ ăn uống thiếu vitamin B12 cũng có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến trí nhớ vì vitamin B12 có khả năng giúp cơ thể sử dụng năng lượng từ thức ăn và bảo vệ các tế bào thần kinh. Do đó, bổ sung vitamin B12 giúp bạn có thể suy nghĩ và tập trung hơn.
Cơ thể con người không thể tự sản sinh ra được vitamin B12. Vì vậy, cách nạp vitamin B12 vào người là bổ sung các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa và phô mai. Thông thường, người ăn chay trường có thể không nạp đủ vitamin B12 từ chế độ ăn uống. Nếu đang thiếu vitamin B12, bạn cần thực hiện bổ sung theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Lạm dụng rượu bia có thể gây khó khăn cho việc hình thành ký ức mới hoặc lưu trữ thông tin mà bạn đã tiếp thu. Nếu uống quá nhiều rượu bia trong thời gian ngắn, bạn có thể bị suy giảm trí nhớ tạm thời. Nếu duy trì việc uống nhiều rượu bia trong thời gian dài thì tình trạng suy giảm trí nhớ tạm thời sẽ dẫn đến mất trí nhớ vĩnh viễn.
Một cú ngã, tai nạn hay va chạm mạnh vào đầu có thể dẫn đến tình trạng mất trí nhớ. Đặc biệt, mặc dù chấn thương đầu xảy ra không làm bạn bất tỉnh thì nó vẫn có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ đột ngột. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương, ban có thể bị mất trí nhớ tạm thời hoặc thậm chí vĩnh viễn.
Thông thường, cơn đột quỵ xảy ra khi máu không được đưa đủ đến một vài khu vực trong não. Khi không được nuôi dưỡng bởi máu giàu oxy, các tế bào não sẽ bị chết. Sau khi bị đột quỵ, người bệnh hoàn toàn có thể bị suy giảm trí nhớ đột ngột hoặc thậm chí mất trí nhớ dài hạn. Hơn nữa, người bệnh cũng có thể quên đi những điều đã học hoặc dễ bị nhầm lẫn.
Nói một cách dễ hiểu, mất trí nhớ là hiện tượng đột nhiên không thể nhớ ra mọi thứ về bản thân hay cuộc sống. Tình trạng này có thể xuất hiện sau chấn thương hoặc tổn thương não. Mất trí nhớ thoáng qua là một dạng mất trí nhớ mà ở đó, bạn đột nhiên quên mất mình đang ở đâu và chuyện gì đã xảy ra gần đây. Tình trạng mất trí nhớ này có thể xảy ra sau khi bạn bị bấn thương sọ não, tập các bài tập với cường độ cao hay có những cảm xúc tiêu cực… Tuy nhiên, tình trạng này khá hiếm gặp và thường không cần điều trị.
Não bị tổn thương do có khối u hay các phương pháp điều trị u não đều có thể gây ảnh hưởng đến trí nhớ. Thậm chí, hóa trị, xạ trị hay phẫu thuật đều gây ảnh hưởng đến khả năng suy nghĩ và trí nhớ của bệnh nhân.
Bên cạnh đó, ung thư cũng có thể khiến người bệnh mệt mỏi, đến mức không thể suy nghĩ một cách rõ ràng. Do đó, để giảm thiểu nguy cơ suy giảm trí nhớ đột ngột khi đang điều trị bệnh u não, người bệnh cần có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi điều độ, hợp lý.
Tuyến giáp sản xuất hormone nhằm kiểm soát tốc độ cơ thể biến thức ăn thành năng lượng. Tuy nhiên, khi tuyến giáp sản xuất quá ít hormone (bị suy giáp) thì toàn bộ cơ thể có xu hướng hoạt động chậm lại. Người bệnh có thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán nản, hay quên. Để chẩn đoán tình trạng này, bác sĩ có thể sẽ làm xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hormone tuyến giáp của bệnh nhân, nếu nồng độ này thấp, người bệnh có thể sẽ được chỉ định sử dụng thuốc bổ sung hormone tuyến giáp.
Nếu bạn lo lắng về nguy cơ bị suy giảm trí nhớ đột ngột, bạn có thể thăm khám với bác sĩ để được hướng dẫn làm các bài kiểm tra, qua đó xác định mức độ suy giảm trí nhớ, cũng như chẩn đoán nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Thông thường, các câu hỏi thường sẽ để tìm ra các nguyên nhân kể trên. Đồng thời, bệnh nhân cũng có thể được yêu cầu khám sức khỏe tổng quát, thực hiện các xét nghiệm và các chẩn đoán hình ảnh… để phát hiện bệnh.
Việc điều trị suy giảm trí nhớ đột ngột sẽ phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Một số phương pháp điều trị có thể kể đến như:
Có thể thấy, suy giảm trí nhớ là một phần của quá trình lão hóa, điều này không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe và đời sống bệnh nhân. Tuy nhiên, suy giảm trí nhớ đột ngột và bất thường có có thể là dấu hiệu liên quan đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy nên, nếu lo lắng về tình trạng suy giảm trí nhớ, bạn đừng quên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.