Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Suy thận độ 4 có nguy hiểm không? Cách chăm sóc bệnh nhân bị suy thận

Ngày 07/05/2023
Kích thước chữ

Bệnh suy thận mãn tính được định nghĩa khi chức năng thận suy giảm. Chuyên gia chia suy thận thành 5 mức độ từ nhẹ tới nặng và rất nặng. Trong đó, giai đoạn 4 là mức độ tiến triển nặng, khi chức năng sinh lý của thận đã mất 80 đến 95%. Nhiều người thắc mắc rằng suy thận độ 4 có nguy hiểm không? Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về bệnh lý này và cách chăm sóc bệnh nhân hiệu quả nhé!

Suy thận độ 4 có nguy hiểm không? Đây là giai đoạn vô cùng nghiêm trọng và có thể đe dọa tới tính mạng người bệnh nếu không được điều trị đúng cách. Ở thời kỳ này, chứng suy thận có thể ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý khác như đái tháo đường, tăng huyết áp hay thiếu máu.

Tổng quan về bệnh lý suy thận độ 4

Bệnh lý suy thận độ 4 là giai đoạn nặng của bệnh suy thận, được xác định bởi việc giảm chức năng thận đến mức độ nghiêm trọng, khiến cho các chất độc hại tích tụ trong cơ thể và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Suy thận độ 4 thường là kết quả của các bệnh lý khác và thường tiến triển từ suy thận độ 1, 2 và 3.

Suy thận độ 4 được chẩn đoán xác định với thông số GFR và nồng độ creatinin trong nước tiểu. Chỉ số này thường dao động trong khoảng 15 đến 39 ml/phút. Lúc này, chức năng thận đã suy giảm từ 85 - 95%. Bởi vậy, người bệnh sẽ cần sự can thiệp của liệu pháp y tế hiện đại để duy trì cuộc sống.

Các triệu chứng của suy thận độ 4 thường khá đa dạng, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Một số triệu chứng phổ biến bao gồm mệt mỏi, buồn nôn, nôn mửa, khó thở và tăng huyết áp.

Các nguyên nhân gây ra suy thận độ 4 có thể bao gồm các bệnh lý thận khác như bệnh suy thận cấp, suy thận do đái tháo đường, các bệnh lý mạch máu và cao huyết áp. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc lá, rượu, chất kích thích và một số loại thuốc cũng có thể dẫn đến suy thận độ 4.

Thực tế, suy thận độ 4 là một bệnh lý thận nghiêm trọng, cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng. Bao gồm việc tuân thủ chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh, đồng thời kiểm soát các bệnh lý liên quan đến thận.

Suy thận độ 4 có nguy hiểm không? Cách chăm sóc bệnh nhân bị suy thận 1
Suy thận độ 4 được xác định thông qua xét nghiệm nước tiểu

Nguyên nhân gây suy thận giai đoạn 4

Thực tế, giai đoạn 4 của suy thận thường là hệ quả của bệnh lý trước đó, khi cấu trúc của thận bị tổn thương nặng và không thể duy trì chức năng sinh lý bình thường. Bởi vậy mà người bệnh thường có xu hướng lo lắng liệu suy thận độ 4 có nguy hiểm không. Có nhiều nguyên nhân gây ra suy thận giai đoạn 4, trong đó có những nguyên nhân chính sau đây:

  • Tiểu đường: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây suy thận giai đoạn 4. Tiểu đường làm tăng mức đường huyết và áp lực trong các mạch máu của thận, dẫn đến tổn thương các tế bào thận và giảm khả năng hoạt động của chúng.
  • Huyết áp cao: Áp lực trong lòng mạch máu cao cũng có thể gây tổn thương đến các tế bào trong thận, dẫn đến suy giảm chức năng thận.
  • Bệnh lý về thận: Các bệnh lý về thận như bệnh lý màng bào thận, bệnh thận đa nang, bệnh thận cầu, bệnh thận tái phát... có thể gây suy thận giai đoạn 4 nếu người bệnh không điều trị hoặc quá trình điều trị không hiệu quả.
  • Dùng thuốc không đúng cách: Các loại thuốc kháng viêm không steroid và thuốc điều trị khác có thể gây tổn thương đến tế bào thận nếu người bệnh tự ý sử dụng. Dẫn tới tình trạng dùng sai cách, uống quá liều hoặc sử dụng thuốc trong thời gian dài.
  • Các bệnh lý khác: Các bệnh lý khác như bệnh lupus ban đỏ hệ thống, bệnh lý mạch vành, bệnh gan, bệnh viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến chức năng thận trường kỳ, từ đó gây suy thận giai đoạn 4.
Suy thận độ 4 có nguy hiểm không? Cách chăm sóc bệnh nhân bị suy thận 2
Đái tháo đường có thể là nguyên nhân gây suy thận độ 4

Suy thận độ 4 có nguy hiểm không?

Suy thận độ 4 là một bệnh lý nghiêm trọng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh. Nếu không được điều trị đúng cách, căn bệnh này có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho các cơ quan và hệ thống trong cơ thể, gây ra tình trạng suy giảm đa chức năng nghiêm trọng.

Một số biến chứng nguy hiểm của suy thận độ 4 bao gồm:

  • Tăng huyết áp: Khi chức năng thận bị suy giảm, cơ thể không thể loại bỏ chất độc, vi khoáng và muối, dẫn đến sự tích tụ của chúng trong cơ thể, gây tăng áp lực lên lòng mạch.
  • Đái tháo đường: Sự suy giảm chức năng thận cũng có thể ảnh hưởng đến việc thải bỏ đường huyết, gây ra tình trạng đường huyết cao. Đồng thời, mức đường huyết cao thường đi kèm rối loạn chuyển hóa khác như tăng lipid máu, tăng cholesterol máu.
  • Thiếu máu: Thận chịu trách nhiệm sản xuất hormone erythropoietin, giúp kích thích sản xuất tế bào đỏ trong tủy xương. Khi chức năng thận bị suy giảm, quá trình kích thích sản xuất erythropoietin cũng giảm, gây ức chế quá trình tạo máu. Điều này dẫn tới tình trạng thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mãn tính.
  • Suy giảm chức năng tim mạch: Sự suy giảm chức năng thận có thể dẫn đến việc tích tụ muối và chất độc trong cơ thể, gây tăng khối lượng máu cơ thể, gây áp lực cho tim mạch và dẫn đến suy giảm chức năng tim mạch.
Suy thận độ 4 có nguy hiểm không? Cách chăm sóc bệnh nhân bị suy thận 3
Suy thận độ 4 có nguy hiểm không? Đây là bệnh lý nghiêm trọng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Chăm sóc bệnh nhân suy thận giai đoạn 4

Trong giai đoạn 4 và 5 của suy thận, chăm sóc bệnh nhân là công đoạn quan trọng giúp người bệnh duy trì sự sống và làm chậm tiến triển của bệnh. Dưới đây là một số cách chăm sóc bệnh nhân bị suy thận độ 4:

  • Theo dõi các chỉ số sinh tồn của bệnh nhân: Bệnh nhân cần được theo dõi định kỳ để đánh giá sức khỏe của họ, bao gồm đo huyết áp, cân nặng, làm xét nghiệm đánh giá chức năng thận, đường huyết, điện giải và acid uric trong máu. Theo dõi các chỉ số này có thể giúp xác định phác đồ điều trị hiện tại có đúng hay không và có nên điều chỉnh hay không.
  • Có chế độ ăn uống phù hợp: Bệnh nhân suy thận độ 4 cần tuân thủ chế độ ăn uống khắt khe để giảm tải lượng thải ra khỏi cơ thể. Người bệnh cần ăn ít protein và muối và tăng lượng calo từ tinh bột và chất béo. Các bệnh nhân cũng cần hạn chế sử dụng rượu, cafein và các loại thực phẩm chứa natri và kali.
  • Thuốc điều trị: Bệnh nhân cần phải sử dụng thuốc đúng cách theo chỉ định của bác sĩ để điều trị suy thận độ 4. Thuốc có thể bao gồm các loại kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc giảm huyết áp và thuốc giảm cholesterol.
  • Tập thể dục thường xuyên: Một số bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga hoặc bơi lội có thể giúp bệnh nhân giảm căng thẳng tinh thần và tăng cường sức khỏe tổng thể.
  • Điều trị bệnh liên quan: Suy thận độ 4 thường đi kèm với các bệnh liên quan khác như tiểu đường và tăng huyết áp. Điều trị hiệu quả bệnh lý nền sẽ giúp giảm tải chức năng cho thận và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Suy thận độ 4 có nguy hiểm không? Cách chăm sóc bệnh nhân bị suy thận 4
Người bệnh cần được theo dõi chỉ số sức khỏe thường xuyên

Trên đây là bài viết của Nhà thuốc Long Châu về câu hỏi “Suy thận độ 4 có nguy hiểm không?”. Hy vọng với bài viết trên, bạn có thể nắm được thông tin cơ bản về bệnh suy thận độ 4 cũng như cách chăm sóc bệnh nhân hiệu quả. Hãy tiếp tục đón chờ những bài viết sức khỏe trên trang web của Nhà thuốc Long Châu nhé!

Xem thêm:

 Vũ Ánh

Nguồn tham khảo: hellobacsi.com, medlatec.vn

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin