Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Suy thận phải lọc máu khi nào? Những điều cần biết khi điều trị suy thận

Ngày 25/11/2022
Kích thước chữ

Lọc máu là một phương pháp điều trị hỗ trợ tích cực giúp duy trì cuộc sống cho người bệnh bị suy thận. Hẳn nhiều người sẽ thắc mắc suy thận phải lọc máu khi nào cũng như những điều mà người bệnh và gia đình nên biết trong quá trình điều trị bệnh. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về chủ đề này trong bài viết dưới đây nhé!

Suy thận đang ngày càng phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Suy thận xuất hiện khi một hoặc hai quả thận không thể đảm bảo chức năng lọc máu. Lúc này, phương pháp lọc máu sẽ giúp thận thay thế vai trò đó và loại bỏ chất cặn bã, chất thải dư thừa khỏi cơ thể. Vậy suy thận phải lọc máu khi nào?

Suy thận là gì?

Suy thận được định nghĩa là tình trạng thận bị suy giảm và có thể mất chức năng hoàn toàn. Thận có chức năng lọc các chất thải từ máu để bài tiết ra khỏi cơ thể. Khi thận bị suy giảm gần như hoàn toàn chức năng là giai đoạn cuối của suy thận mạn tính.

Thận là cơ quan nằm ở vùng thắt lưng, gồm hai quả thận phân bố ở hai bên của cột sống. Với vai trò quan trọng là lọc dịch thải, chất dư thừa, chất độc hại trong máu để bài tiết ra ngoài thông qua tiểu tiện. 

Ngoài ra, thận còn có chức năng nội tiết như điều hòa huyết áp, chuyển hóa vi khoáng hay cân bằng nội môi cơ thể. Đồng thời, thận là nơi sản xuất chính của chất EPO (Erythropoietin) là chất kích thích tạo hồng cầu trong tủy xương.

Khi mới suy thận, các triệu chứng suy giảm chức năng của thận không điển hình vì hai quả thận có thể hỗ trợ hoạt động nhịp nhàng. Tuy nhiên, nếu người bệnh không được điều trị và chăm sóc tốt, bệnh có thể nhanh chóng tiến triển tới giai đoạn cuối.

Trong giai đoạn này, nếu bệnh nhân không được chạy thận, lọc máu hay ghép thận, bệnh nhân dễ gặp phải những biến chứng nguy hiểm và có thể dẫn tới tử vong.

Tổng quan về phương pháp lọc máu

Phương pháp lọc máu là gì?

Lọc máu là một phương pháp hiện đại được sử dụng để hỗ trợ tích cực cho quá trình điều trị bệnh nhân bị suy thận. Quá trình lọc máu sẽ giúp người bệnh loại bỏ các chất thải, chất độc từ quá trình chuyển hóa trong cơ thể và đưa ra bên ngoài. 

Tuy nhiên, phương pháp này chỉ thay thể chức năng lọc máu của thận nhưng không thể đảm nhiệm chức vụ nội tiết và kích thích tạo máu.

Chính vì vậy, bệnh nhân cần được phối hợp điều trị các rối loạn chức năng nội tiết cũng như điều trị tình trạng thiếu máu. Hai phương pháp lọc máu phổ biến nhất hiện nay là phương pháp lọc màng bụng và chạy thận nhân tạo (lọc máu ngắt quãng).

Suy thận phải lọc máu khi nào? Những điều cần biết khi điều trị suy thận 1 Lọc máu là phương pháp điều trị hiệu quả đối với bệnh nhân suy thận

Cơ chế của phương pháp lọc máu

Trong quá trình lọc máu, máu của bệnh nhân sẽ đi qua một bộ lọc máu chuyên dụng được gọi là màng lọc máu gắn với máu lọc. Máy sẽ bơm máu qua bộ lọc, loại bỏ chất thải và đưa máu “sạch” đã lọc trở lại cơ thể. Hơn thế, máy lọc máu hiện đại sẽ kiểm tra và theo dõi huyết áp, mức độ đáp ứng và tốc độ dòng máu chảy trong bộ lọc trong suốt quá trình thực hiện.

Phương pháp lọc màng bụng

Lọc màng bụng là phương pháp điều trị sử dụng chính lớp niêm mạc của bụng (phúc mạc bụng) là bộ lọc máu. Khi chuẩn bị thủ thuật, bệnh nhân sẽ được đặt một catheter là một ống mềm thông với ổ bụng.

Để bắt đầu lọc máu, một dịch lọc vô trùng sẽ được truyền và luân chuyển vào bụng người bệnh qua ống thông đã được chuẩn bị. Dịch lọc được truyền sẽ hấp thụ chất thải, chất độc từ mạch máu trong ổ bụng. 

Sau đó, dịch lọc chứa chất bẩn sẽ được rút ra khỏi người bệnh nhân bằng máy qua ống dẫn lưu và đi vào túi đựng chất thải. Dịch lọc khác lại được đưa trở lại ổ phúc mạc với chu trình tương tự để làm sạch lần tiếp theo. 

Mỗi chu trình lọc màng bụng thường kéo dài từ 4 tới 6 giờ liên tục, với 2 lít dịch lọc.

Phương pháp thận nhân tạo

Thận nhân tạo là phương pháp hiện đại được thực hiện hoàn toàn bên ngoài cơ thể người bệnh. Máu sẽ được dẫn thông qua các ống của máy lọc chuyên dụng và đi qua bộ lọc trong máy để loại bỏ chất thải dư thừa. Phương pháp này là một phương pháp an toàn giúp người bệnh duy trì chất lượng cuộc sống cũng như giảm nguy cơ tử vong từ 70% đến 80% xuống còn 10%.

Suy thận phải lọc máu khi nào? Những điều cần biết khi điều trị suy thận 2 Phương pháp chạy thận nhân tạo giúp tăng khả năng sống của bệnh nhân

Suy thận phải lọc máu khi nào?

Bệnh suy thận được chia thành 5 giai đoạn dựa vào mức lọc cầu thận, bao gồm:

  • Giai đoạn 1: GFR bình thường hoặc cao với GFR lớn hơn 90 mL/phút.
  • Giai đoạn 2: GFR dao động trong khoảng 60 - 89 mL/phút.
  • Giai đoạn 3: Suy thận độ 3A (GFR khoảng 45 - 59 mL/phút) hoặc suy thận độ 3B (GFR khoảng 30 - 44 mL/phút).
  • Giai đoạn 4: GFR dao động trong khoảng 15 - 29 mL/phút.
  • Giai đoạn 5: GFR bé hơn 15 mL/phút.

Khi bệnh chuyển sang giai đoạn 3, 4 hoặc 5 cũng là lúc các biểu hiện suy giảm chức năng thận biểu hiện rõ. Bác sĩ thường sẽ chỉ định lọc máu khi bệnh nhân tới giai đoạn 5 tức là giai đoạn cuối của suy thận mạn hoặc suy thận cấp.

Suy thận phải lọc máu khi nào? Những điều cần biết khi điều trị suy thận 3 Suy thận phải lọc máu khi nào? Bác sĩ sẽ đưa ra cho từng bệnh nhân câu trả lời thích hợp

Một số lưu ý khi bệnh nhân điều trị lọc máu

Chế độ ăn uống của người bệnh bị suy thận

Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe người bệnh:

  • Không sử dụng quá nhiều muối, tối đa chỉ nên tiêu thụ 1 - 2g mỗi ngày. Hạn chế các món ướp muối như cá biển, nước mắm hay dưa muối.
  • Hạn chế thực phẩm giàu kali như cam, nho, chuối, đu đủ, bắp cải…
  • Hạn chế đồ ăn chứa nhiều đạm như thịt heo, trứng, tôm…
  • Hạn chế thực phẩm chứa nhiều vi khoáng photpho như đậu, ngũ cốc nguyên cám, bia…
Suy thận phải lọc máu khi nào? Những điều cần biết khi điều trị suy thận 4 Bệnh nhân suy thận cần hạn chế tiêu thụ muối

Người bệnh khi lọc máu có làm việc được không?

Khi người bệnh quen với lịch trình lọc máu định kỳ được thực hiện tại nhà hoặc tại bệnh viện thì người bệnh hoàn toàn có thể đi làm trở lại. Tuy nhiên, cần tránh các công việc cần sử dụng nhiều sức, lao động chân tay. Chỉ nên lựa chọn những công việc vận động vừa phải, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe bệnh nhân.

Chi phí chạy thận

Đây là một vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm, đặc biệt khi lọc máu là một quá trình điều trị dài và thường xuyên. Tuy nhiên, rất khó để xác định vấn đề này vì chi phí sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khu vực sinh sống, thể chất người bệnh cũng như phương pháp chạy thận.

Với đối tượng thuộc diện bảo hiểm y tế hỗ trợ, chi phí về điều trị bệnh, chạy thận hay khám bệnh sẽ được giảm từ 80 - 100%. Nhưng để biết được chi phí chính xác, người bệnh nên liên hệ trực tiếp với cơ sở y tế điều trị để được tư vấn chi tiết.

Trên đây là bài viết của Nhà thuốc Long Châu về câu hỏi “Suy thận phải lọc máu khi nào?” cũng như những lưu ý mà người bệnh nên biết trong quá trình điều trị. Hy vọng với bài viết, bạn có thể biết được những thông tin cơ bản về chủ đề này. Chúc bạn đọc và gia đình luôn khỏe mạnh và hãy đón chờ những bài viết mới nhất về sức khỏe từ Nhà thuốc Long Châu nhé!

Xem thêm:

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin