Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Một trong những biến chứng mà bệnh đái tháo đường thường gây ra đó là tổn thương thận, dẫn đến suy thận. Ngoài ra, nếu nghiêm trọng hơn thì bệnh lý cũng có thể dẫn đến suy thận giai đoạn cuối cần phải chạy thận nhân tạo định kỳ hoặc ghép thận.
Biến chứng trên thận được xem là một trong những biến chứng nghiêm trọng của bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, nếu có biện pháp phòng ngừa và nhận biết kịp thời thì có thể ngăn ngừa biến chứng tiến triển. Bài viết sau đây sẽ cung cấp một số thông tin tại sao đái tháo đường gây suy thận và những lưu ý cần thiết về bệnh.
Cơ thể chúng ta chuyển hóa thực phẩm thành đường glucose nhằm cung cấp năng lượng chính cho cơ thể hoạt động. Tuyến tụy sẽ tiết ra insulin để giúp glucose vận chuyển đường vào trong tế bào để sử dụng làm năng lượng.
Bệnh đái tháo đường (hay còn gọi là tiểu đường) là một tình trạng mãn tính, khi lượng đường trong máu cao do cơ thể không có khả năng sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng insulin hiệu quả. Bệnh đái tháo đường được chia thành hai nhóm là đái tháo đường type 1 (đái tháo đường phụ thuộc insulin) và đái tháo đường type 2 (đái tháo đường không phụ thuộc insulin).
Đái tháo đường nếu không được kiểm soát sẽ gây ra các biến trên các hệ cơ quan khác nhau, trong đó có biến chứng trên thận hay còn gọi là bệnh thận đái tháo đường, có thể dẫn tới suy thận. Vậy tại sao đái tháo đường gây suy thận?
Nồng độ glucose trong máu cao hơn có thể khiến mảng bám tích tụ trong động mạch, khiến máu lưu thông kém hiệu quả khi đến các khu vực như mắt, chân, bàn chân và thận. Sự tích tụ mảng bám hoặc xơ cứng động mạch này được gọi là xơ vữa động mạch. Bên cạnh đó, nếu tình trạng này đi kèm với rối loạn về lipid hay mỡ máu cũng góp phần làm tăng các vấn đề về bệnh tim mạch và bệnh thận.
Lượng đường trong máu cao có thể gây ra những thay đổi hóa học hoặc tạo ra các chất oxy hóa, lâu ngày làm tổn thương các mạch máu nhỏ ở thận. Đồng thời, mức đường huyết cao có thể khiến các mạch máu này bị thu hẹp và tắc nghẽn, tạo sự chênh lệch về áp lực thẩm thấu liên tục làm cho chức năng thận suy giảm.
Ở người bệnh đái tháo đường, việc truyền tín hiệu thần kinh cũng sẽ bị cản trở do làm hỏng các mạch máu nuôi dưỡng mang oxy và chất dinh dưỡng đến dây thần kinh. Bàng quang do sự ảnh hưởng từ các dây thần kinh cũng bị giảm kích thích khiến cho nước tiểu ứ đọng, gây nhiễm trùng tiểu khi diễn ra lâu ngày. Đôi khi vi khuẩn cũng có thể di chuyển ngược lên và làm tổn thương thận, dẫn tới suy thận.
Sau khi hiểu được nguyên nhân tại sao đái tháo đường gây suy thận vậy thì bệnh này ảnh hưởng đến thận ra sao? Một trong những chức năng quan trọng của thận là bài tiết. Điều này là vì thận chứa hàng triệu mạch máu nhỏ với những lỗ rất nhỏ trên thành mạch giống như những cái túi lọc. Từ đây, thận giúp cơ thể đào thải những chất độc hại có kích thước rất nhỏ đi ra nước tiểu, những chất hữu ích trong cơ thể như protein, tế bào hồng cầu có kích thước lớn thì được giữ lại trong máu.
Khi bệnh đái tháo đường không được kiểm soát, các mạch máu nhỏ ở thận phải hoạt động quá mức. Sau một thời gian dài, chất lượng của các lỗ lọc tại thận không còn nguyên vẹn, gây rò rỉ albumin ra ngoài nước tiểu và nặng hơn nữa là xuất hiện cả protein niệu.
Ở giai đoạn đầu, cơ thể sẽ có cơ chế bù trừ khi chức năng thận suy giảm nên các dấu hiệu suy thận do đái tháo đường không rõ ràng. Các triệu chứng như đau đầu, chán ăn, mệt mỏi, tăng huyết áp, phù chân, tiểu ít,... thường sẽ khó phân biệt với biểu hiện của bệnh đái tháo đường hoặc những bệnh đi kèm khác. Bệnh thận đái tháo đường được phát hiện khi xét nghiệm albumin có trong nước tiểu hoặc siêu âm ổ bụng cho thấy bất thường về kích thước thận.
Ở giai đoạn sau, khi suy thận mức độ nặng cùng những ảnh hưởng khác từ bệnh đái tháo đường có thể gây tổn thương đa cơ quan. Các dấu hiệu khi bệnh trở nên nặng: phù to toàn thân, nước tiểu sủi nhiều bọt, cổ trướng, phù phổi, tràn dịch màng tim,...
Như vậy, các triệu chứng của suy thận ở bệnh thận đái tháo đường ở giai đoạn sớm thường khó nhận biết. Vì thế, người bệnh cần đến các cơ sở y tế kiểm tra sức khỏe thường xuyên theo định kỳ để phát hiện sớm các biến chứng trên thận, giúp cho việc điều trị được kịp thời.
Ở người mắc đái tháo đường bị suy thận, việc điều trị bằng thuốc tùy thuộc vào tình trạng bệnh và sự đánh giá của bác sĩ chuyên khoa. Bạn có thể sẽ dùng những thuốc điều trị tăng huyết áp cùng với các loại thuốc kiểm soát đường huyết. Ngoài ra, thuốc điều trị cholesterol cao cũng có thể được sử dụng kèm theo, có tác dụng giảm nguy cơ suy giảm chức năng thận, tử vong do các bệnh về tim mạch, nhất là ở những người mắc bệnh thận mạn tính liên quan đến đái tháo đường.
Bạn cũng cần lưu ý thêm là không phải ai bị đái tháo đường cũng sẽ tiến triển thành suy thận hoặc bệnh thận giai đoạn cuối. Bệnh nhân bị đái tháo đường không có nghĩa là chắc chắn sẽ mắc những vấn đề về thận. Vì thế, người bệnh cần tìm hiểu thêm về đặc điểm của bệnh này để có có tâm lý thoải mái, tích cực hơn trong quá trình điều trị bệnh.
Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, bạn có thể thực hiện một số bước để giữ cho thận khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc bệnh thận do tiểu đường như sau:
Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin chi tiết về lý do tại sao đái tháo đường gây suy thận. Để ngăn ngừa các biến chứng trên thận, bệnh nhân đái tháo đường nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường tập thể dục và tuân thủ liệu trình điều trị để kiểm soát lượng đường trong mức ổn định.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.