Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hiện nay không ít người gặp phải tình trạng đau bụng không rõ nguyên nhân vào những thời điểm đang gặp phải áp lực, căng thẳng nào đó trong công việc, cuộc sống. Vậy tại sao căng thẳng gây đau bụng?
Phần lớn nguyên nhân gây đau bụng, đau dạ dày là do các vấn đề dinh dưỡng, chế độ ăn uống hay do vi khuẩn HP. Tuy nhiên, đau bụng, đau dạ dày còn có thể là do nguyên nhân căng thẳng, lo lắng. Vậy tại sao khi căng thẳng lại đau bụng?
Căng thẳng là trạng thái tâm lý và thể chất xảy ra khi một cá nhân cảm thấy áp lực hoặc bị đe dọa bởi những yếu tố bên ngoài hoặc nội tại. Những yếu tố này có thể là các tình huống, sự kiện hoặc cảm giác mà người đó cảm thấy khó khăn để kiểm soát hoặc đối phó. Có hai loại căng thẳng chính:
Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần như làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, rối loạn tiêu hóa, các vấn đề về giấc ngủ hay các cảm giác trầm cảm, lo âu.
Hiện nay không ít người trẻ gặp phải tình trạng đau bụng, đau quặn thắt bụng khi gặp phải căng thẳng, điều này khiến không ít người thắc mắc tại sao khi căng thẳng lại đau bụng?
Hiện nay, các nhà khoa học khi đi sâu vào nghiên cứu mối quan hệ phức tạp giữa não và ruột đã phát hiện não và ruột có mối liên hệ cộng sinh gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tổng thể của chúng ta.
Nội tiết tố, hay còn gọi là hormone, là các chất hóa học điều chỉnh các chức năng của cơ thể và ảnh hưởng trực tiếp đến mối liên hệ giữa ruột và não. Đặc biệt, tuyến thượng thận chịu trách nhiệm giải phóng các hormone cần thiết cho phản ứng chiến đấu như noradrenaline, adrenaline và cortisol.
Khi bị căng thẳng kéo dài, tuyến thượng thận của cơ thể sẽ bị kích thích tiết ra quá mức các hormone này, dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe. Những vấn đề này không chỉ tác động trực tiếp đến hệ tiêu hóa mà còn có thể gây hại lâu dài cho sức khỏe xương, hệ miễn dịch, chất lượng giấc ngủ và sự toàn vẹn của các cơ quan khác.
Khi cơ thể chúng ta bị căng thẳng kéo dài, sẽ gặp phải một số triệu chứng đường tiêu hoá liên quan sau đây:
Các triệu chứng đường tiêu hoá liên quan đến sự căng thẳng kể trên có thể liên quan theo chu kỳ, trong đó sự hiện diện của tình trạng này kéo theo tình trạng khác. Đau bụng do căng thẳng là sự tương tác phức tạp giữa cảm xúc và sức khỏe thể chất. Khi căng thẳng xảy ra, hệ tiêu hóa thường bị ảnh hưởng tiêu cực.
Để giải quyết vấn đề này, việc phát triển kỹ năng quản lý căng thẳng cùng với việc áp dụng các phương pháp thư giãn là rất quan trọng. Điều này sẽ giúp cơ thể đạt được sự cân bằng và cải thiện sức khỏe tổng thể.
Bạn có thể áp dụng các biện pháp để cải thiện tình trạng đau bụng do căng thẳng như:
Thực hành bài tập hơi thở đều đặn sẽ nhanh chóng mang lại sự bình tĩnh cho bạn. Hít thở là một phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả để giải tỏa căng thẳng. Khi bạn cảm thấy căng thẳng, nhịp thở của bạn có thể trở nên nhanh và nông. Thực hiện các bài tập thở có thể giúp làm giảm sự căng thẳng và lo âu bằng cách làm dịu hệ thần kinh và làm giảm phản ứng stress của cơ thể.
Tham gia tập luyện thể dục, có thể là đi bộ nhanh, khiêu vũ hay tập yoga để giúp giảm căng thẳng, phòng ngừa tình trạng đau bụng do căng thẳng xảy ra. Việc hoạt động thể chất giúp giải phóng endorphin - một hormone hạnh phúc, mang lại cảm giác tích cực tới cơ thể.
Học cách từ chối một cách hiệu quả có thể giúp bạn giảm căng thẳng và giữ cho cuộc sống của mình cân bằng hơn. Nhiều người cảm thấy khó khăn khi từ chối vì họ lo lắng về việc làm mất lòng người khác hoặc cảm thấy mình phải đáp ứng mọi yêu cầu. Tuy nhiên, việc từ chối một cách đúng đắn là một kỹ năng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn.
Ăn uống khoa học, tránh các loại thực phẩm gây kích ứng hệ tiêu hoá, chẳng hạn như thịt nguội đã qua chế biến sẵn, caffeine hay đồ muối chua bên cạnh đó bổ sung thêm các nguồn dinh dưỡng để tăng cường khả năng phục hồi đường ruột.
Thay vì tập trung vào các vấn đề nằm ngoài tầm kiểm soát, hãy tập trung vào những khía cạnh mà bạn có thể làm được - bao gồm các phản ứng của bạn trước những thách thức, tập chấp nhận để cải thiện căng thẳng từ đó làm giảm các triệu chứng khó chịu liên quan đến hệ tiêu hoá.
Nếu chứng căng thẳng, lo âu mãn tính gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe đường ruột, bạn hãy tìm kiếm đến sự giúp đỡ từ các bác sĩ chuyên khoa. Những chuyên gia này có thể giúp bạn điều hướng sự phức tạp từ căng thẳng mãn tính, trang bị cho bạn các kiến thức để giảm bớt sự tiêu cực của nó đối với sức khỏe.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân tại sao khi căng thẳng lại đau bụng. Căng thẳng là một tình trạng mà ai cũng có thể gặp phải và có thể ảnh hưởng ở nhiều mức độ khác nhau. Việc nhận diện và áp dụng các biện pháp giảm căng thẳng phù hợp có thể giúp giảm triệu chứng đau bụng và rối loạn dạ dày, đồng thời phục hồi sự cân bằng cho hệ tiêu hóa của bạn.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.