Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Những điều bạn nên biết về chứng rối loạn cảm xúc

Ngày 15/09/2023
Kích thước chữ

Khi mắc các rối loạn về cảm xúc sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tinh thần, từ đó dẫn đến giảm chất lượng công việc và cuộc sống. Vậy chứng rối loạn cảm xúc là gì? Rối loạn cảm xúc có những dấu hiệu nào?

Khi cảm xúc gặp vấn đề, sức khỏe tinh thần sẽ bị ảnh hưởng khiến chúng ta không thể tập trung vào công việc, học tập, sức khỏe thể chất và cả những mối quan hệ xung quanh. Tình trạng rối loạn cảm xúc càng kéo dài, tinh thần và cơ thể càng kiệt quệ, trầm trọng hơn có thể khiến chúng ta nghĩ đến vấn đề tiêu cực như tự sát. Vậy nên rối loạn cảm xúc là một trong những vấn đề sức khỏe cần được quan tâm chú ý.

Rối loạn cảm xúc là gì?

Rối loạn cảm xúc là các bệnh đặc trưng bởi những thay đổi trong tâm trạng, hưng cảm, trầm cảm quá mức hoặc tình trạng kết hợp của cả hai lý do trên. Người bệnh ít có khả năng kiểm soát cảm xúc dẫn đến ảnh hưởng khả năng học tập và làm việc bị suy yếu. Bệnh thường xảy ra khi não bộ bị rối loạn ý thức dẫn đến sự biến đổi cảm xúc bất thường.

nhung-dieu-ban-nen-biet-ve-chung-roi-loai-cam-xuc-2
Người mắc chứng rối loạn cảm xúc thường có triệu chứng buồn rầu, chán nản, ủ rũ và hay khóc

Triệu chứng rối loạn cảm xúc

Bệnh nhân mắc chứng rối loạn cảm xúc thường sẽ có những biểu hiện sau đây:

  • Cơn trầm cảm hay tâm trạng buồn rầu, chán nản, ủ rũ thường trực.
  • Hay khóc và cảm giác tuyệt vọng, tiêu cực.
  • Cảm giác tội lỗi, vô dụng, bất lực, tự trọng thấp.
  • Mất đi thú vui, khả năng tận hưởng.
  • Tập trung kém.
  • Thiếu năng lượng, mệt mỏi.
  • Có ý nghĩ tự tử, thử tự tử.
  • Ngủ không trọn giấc, mất kinh nguyệt, thay đổi thói quen khẩu vị ăn uống, giảm ham muốn tình dục.
  • Các triệu chứng thể chất như táo bón, bồn chồn, khó chịu.
  • Cơn hưng cảm hoặc tâm trạng phấn khích.
  • Hay khó chịu.
  • Có các ý tưởng vĩ đại.
  • Nói nhiều, xuất hiện ý tưởng hỗn loạn hoặc ý nghĩ lướt qua nhanh.
  • Nhiều năng lượng hơn rõ rệt.
  • Mất ngủ.
  • Cư xử không phù hợp, quá mức thân thiết, khó tập trung, dễ phân tán.
  • Khả năng nhận định kém.
  • Tăng ham muốn tình dục.

Nguyên nhân rối loạn cảm xúc

Một số nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn cảm xúc như:

  • Bất thường ở não bộ.
  • Di truyền.
  • Rối loạn hormone.
  • Ảnh hưởng từ gia đình và môi trường sống.
  • Sang chấn tâm lý.
  • Các nguyên nhân, yếu tố khác như: Dùng các loại thuốc chống viêm chứa steroid làm gia tăng hormone cortisol gây rối loạn các hormone trong cơ thể dẫn đến thay đổi chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ và kích thích các triệu chứng rối loạn cảm xúc bùng phát, mắc các bệnh mãn tính, nan y không thể điều trị dứt điểm, do ảnh hưởng của các nguyên nhân thực thể ở não bộ như bệnh Huntington, u não, viêm não

Các loại rối loạn cảm xúc

Có nhiều dạng rối loạn cảm xúc khác nhau, bao gồm các dạng phổ biến:

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh

Người bị rối loạn cảm xúc tuy không có thiếu sót về nhân cách nhưng những người có đặc điểm tính cách nhút nhát, tự ti, hướng nội, sống độc lập, hay lo âu và căng thẳng sẽ có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn. Trong khi đó, những người bị hưng cảm thường không có khác biệt về nhân cách.

Nguy cơ rối loạn cảm xúc tăng lên ở những người có cách nhìn nhận sai lệch về bản thân, gia đình và những người xung quanh. Từ đó, người bệnh không chấp nhận hiện thực khác xa với nhận thức của bản thân nên bệnh nhân dần rơi vào đau khổ, buồn bã, chán nản và trầm cảm, có thể dẫn đến tự sát.

Dùng rượu bia, hút thuốc lá và chất gây nghiện có thể ức chế hệ thần kinh trung ương, được xác định có liên quan đến chứng rối loạn lo âu và trầm cảm.

Đối với những người bị trầm cảm hoặc có rối loạn lưỡng cực mức độ nặng, những ý nghĩ hủy hoại bản thân hay tự sát luôn thường trực.

Chẩn đoán rối loạn cảm xúc

Các kỹ thuật chẩn đoán có thể được sử dụng:

  • Khai thác triệu chứng, tiền sử cá nhân, gia đình (chủ yếu).
  • Khám sức khỏe tổng quát.
  • Đánh giá tâm lý.
  • Xét nghiệm chuyên khoa như xét nghiệm máu tìm chất ma túy, HIV/ AIDS, giang mai, MRI, CT não bộ, xét nghiệm hormone tuyến giáp…

Sau khi thực hiện các kỹ thuật này, sử dụng tiêu chuẩn DSM - 5 hoặc ICD 10 để chẩn đoán rối loạn cảm xúc.

Điều trị rối loạn cảm xúc

Thuốc điều trị

Điều trị trầm cảm:

  • Thuốc chống trầm cảm.
  • Thuốc an thần.
  • Thuốc điều chỉnh khí sắc.
  • Thuốc chống loạn thần.
  • Có thể dùng thêm thực phẩm chức năng uống bổ thần kinh, vitamin và khoáng chất tổng hợp.

Điều trị hưng cảm:

  • Thuốc an thần, bình thần.
  • Thuốc điều chỉnh khí sắc.
  • Thuốc chống loạn thần mạnh.

Tâm lý trị liệu

  • Trị liệu tâm lý hành vi nhận thức (CBT).
  • Liệu pháp hành vi biện chứng (DBT).
  • Liệu pháp tâm động học.

Các phương pháp khác

  • Liệu pháp sốc điện (ECT).
  • Kích thích từ xuyên sọ (TMS).
  • Liệu pháp ánh sáng.

Biện pháp tự chăm sóc, cải thiện bản thân

Tập ngồi thiền, áp dụng một số kỹ thuật thư giãn như hít thở sâu, âm nhạc trị liệu, chơi với thú cưng, chăm sóc cây cối, dành thời gian cho các hoạt động yêu thích như vẽ tranh, du lịch, đọc sách… để giải tỏa tâm trạng, thư giãn não bộ và giải tỏa tâm trí.

nhung-dieu-ban-nen-biet-ve-chung-roi-loai-cam-xuc-3
Ngồi thiền sẽ giúp người mắc chứng rối loạn cảm xúc thư giản và giải tỏa tâm trí

Việc thay đổi suy nghĩ, hành vi và cách nhìn nhận của bản thân giúp điều chỉnh những rối loạn về mặt cảm xúc đáng kể. Khuyến khích nên viết nhật ký, tiếp cận với nguồn thông tin mang lại năng lượng tích cực (phim ảnh, báo chí có nội dung là những câu chuyện truyền cảm hứng), tham gia các hoạt động xã hội, thiện nguyện…

Tạo lối sống lành mạnh, dành thời gian tập thể dục mỗi ngày, ăn uống điều độ, ngủ đủ giấc, tránh dùng rượu bia, thuốc lá và chất kích thích.

Phòng ngừa rối loạn cảm xúc

Khi đối mặt với sang chấn tâm lý, cảm xúc cần thời gian để cân bằng trở lại. Nếu tình trạng tồi tệ hơn theo thời gian, nên chủ động gặp bác sĩ để được trị liệu tâm lý. Bởi tổn thương tâm lý kéo dài chính là nguyên nhân gây ra hàng loạt các vấn đề tâm thần như rối loạn cảm xúc, rối loạn stress sau sang chấn,…

Đối với trẻ nhỏ, cần xây dựng môi trường sống lành mạnh và giáo dục trẻ đúng cách. Tránh để trẻ phải chịu các tổn thương tâm lý từ thời thơ ấu, vì điều này không chỉ ảnh hưởng tâm lý lúc bé mà còn để lại dư chấn đến quá trình hình thành nhân cách, tư duy và suy nghĩ khi trưởng thành.

Không sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích và tránh lạm dụng thuốc an thần.

nhung-dieu-ban-nen-biet-ve-chung-roi-loai-cam-xuc-1
Ngủ đủ từ 7 đến 8 tiếng giúp phòng ngừa mắc bệnh rối loạn cảm xúc

Đảm bảo ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày, ăn uống hợp lý và tập thể dục thường xuyên. Ngoài ra, nên trang bị những kỹ năng kiểm soát stress để đối phó với những tình huống căng thẳng trong cuộc sống.

Nếu nhận thấy bản thân bắt đầu hình thành những suy nghĩ tiêu cực và bi quan quá mức, nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.