Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Thiếu canxi gây chóng mặt: Nguyên nhân và hệ lụy của bệnh

Ngày 25/12/2023
Kích thước chữ

Cơ thể không bổ sung đủ canxi sẽ gây ra những triệu chứng nguy hiểm đối với sức khỏe cá nhân. Thiếu canxi gây chóng mặt, suy nhược cơ thể, vấn đề về thần kinh, loãng xương, ảnh hưởng đến da và móng,... Sau đây, Nhà thuốc Long Châu xin cung cấp cho bạn đọc thông tin về tình trạng thiếu canxi gây chóng mặt bao gồm nguyên nhân và hệ lụy của tình trạng này.

Tình trạng thiếu canxi gây chóng mặt, co giật và hôn mê gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được phát hiện để điều trị kịp thời. Canxi chính là nguyên tố đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sống thường ngày, cơ thể cần được nạp đủ lượng canxi để đảm bảo về sức khỏe. Đâu sẽ là nguyên nhân gây thiếu canxi cho cơ thể? Các hệ lụy nguy hiểm khi bị thiếu canxi ra sao? Bạn cần hiểu rõ thông tin và cách phòng tránh bệnh cũng như bảo vệ sức khỏe, cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nhé!

Canxi và tầm quan trọng với cơ thể

Canxi chính là nguyên tố quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể. Đặc biệt là đối với hệ cơ và xương khớp. Chúng chiếm khoảng 1.5 - 2% tổng trọng lượng của cơ thể. Có thể nói, canxi là nguyên tố cần thiết trong việc duy trì và đảm bảo hệ cơ quan vận động của nhịp tim, sự đông đặc máu và các hoạt động chuyển hóa khác.

Thiếu canxi gây chóng mặt: Nguyên nhân và hệ lụy của bệnh 1
Canxi có tầm quan trọng đối với cơ thể con người

Thiếu canxi là tình trạng bệnh diễn ra khi nồng độ canxi toàn phần trong máu bị hạ xuống dưới 2.1 mmol/L hoặc 8.8 mmol/dL. Ở người khỏe mạnh, nồng độ canxi toàn phần trong máu được duy trì ở mức 2.1 - 2.6 mmol/L. Vì vậy, khi bị thiếu canxi, cơ thể xuất hiện các bệnh lý không tốt đối với sức khỏe.

Ngoài ra, cơ thể vẫn tự đào thải canxi ra ngoài theo đường bài tiết. Canxi trong hệ xương sẽ bị thoái biến và đào thải theo đường nước tiểu. Khi bị đào thải nhiều, cơ thể dễ bị sỏi thận nếu không vận động nhiều hoặc uống quá ít nước.

Nguyên nhân nào gây tình trạng thiếu canxi?

Thông thường, tình trạng thiếu canxi xảy ra do dinh dưỡng và chế độ ăn không khoa học. Khi bệnh nhân mắc rối loạn chuyển hóa canxi, suy dinh dưỡng, chế độ ăn uống nghèo nàn canxi nên không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến gây tình trạng thiếu canxi như sau:

  • Không bổ sung đầy đủ lượng sữa và chế phẩm từ sữa;
  • Ít ăn các loại hải sản như tôm, cua, ghẹ,...
  • Thiếu vitamin D gây ra hấp thụ canxi kém;
  • Thiếu magie;
  • Suy tuyến cận giáp;
  • Suy thận;
  • Suy tuyến yên;
  • Rối loạn hấp thu;
  • Viêm tụy;
  • Người đang dùng các loại thuốc như phenytoin, rifampin, corticosteroid,...
  • Một số bệnh lý khác: Ung thư, bệnh gan, bệnh thận, viêm tuyến tiền liệt,...

Hệ lụy khi cơ thể bị thiếu canxi

Canxi đóng vai trò quan trọng và cần thiết đối với cơ thể. Sự thiếu hụt về canxi có thể gây ra các hệ lụy không tốt cho sức khỏe. Cụ thể như:

Loãng xương

Thiếu canxi gây giảm mật độ khoáng ở xương dẫn đến loãng xương, mật độ xương thấp hoặc dễ gãy xương. Tình trạng này sẽ gây ra đau đớn, ảnh hưởng đến các vấn đề về tư thế và nguy cơ tàn tật. Thông thường, xương sẽ dự trữ một lượng canxi nhằm duy trì mật độ xương, đảm bảo cấu trúc xương luôn chắc khỏe. Vì vậy, khi lượng canxi thấp, cơ thể sẽ tự chuyển canxi ra khỏi xương. Điều này làm cho xương giòn và dễ tổn thương hơn.

Các vấn đề liên quan đến cơ

Vấn đề đau nhức cơ, chuột rút hoặc co thắt là dấu hiệu dễ nhận biết khi bị thiếu canxi. Người thiếu canxi có thể thấy đau ở phần đùi, cánh tay và dưới cánh tay khi di chuyển, vận động hàng ngày. Ngoài ra, hiện tượng tê ngứa bàn tay, cánh tay, bàn chân và quanh miệng cũng biểu hiện việc cơ thể bị thiếu canxi.

Thiếu canxi gây chóng mặt

Cơ thể bị thiếu canxi gây chóng mặt, mệt mỏi, thiếu năng lượng gây ra hoa mắt và sương mù não, mất tập trung, hay quên hoặc lú lẫn. Những người thiếu canxi ở mức độ nhẹ có thể gây mất ngủ và thường xuyên cảm thấy buồn ngủ.

Thiếu canxi gây chóng mặt: Nguyên nhân và hệ lụy của bệnh 2
Thiếu canxi gây chóng mặt và ảnh hưởng đối với sức khỏe

Gây ảnh hưởng đến móng và da

Việc thiếu canxi cũng gây ảnh hưởng đến da, móng và tóc. Làn da dần trở nên khô và ngứa hơn. Móng tay thiếu canxi trở nên khô, giòn và dễ gãy. Ngoài ra, thiếu canxi cũng dẫn đến chứng rụng tóc.

Bên cạnh đó, nhiều nhà nghiên cứu đã cho thấy thiếu canxi gây bệnh chàmvảy nến. Những bệnh về da sẽ gây ngứa ngáy, mẩn đỏ và mụn nước.

Vấn đề về răng miệng

Cơ thể bị thiếu canxi sẽ lấy canxi từ các nguồn khác như răng, xương. Điều này làm ảnh hưởng đến vấn đề răng miệng, yếu chân răng, răng giòn hơn và dễ gãy. Ở trẻ em, việc thiếu canxi sẽ làm giảm quá trình mọc răng.

Làm hạ canxi máu

Bệnh thiếu canxi còn được gọi là hạ canxi máu và xảy ra khi lượng canxi trong máu thấp. Những biến chứng của hạ canxi máu làm đe dọa đến tính mạng và có nguy cơ gây tử vong.

Khi nào cần bổ sung canxi cho cơ thể?

Mặc dù là vi chất cần thiết nhưng cơ thể không tự tạo được canxi. Canxi sẽ được bổ sung thông qua chế độ ăn uống hoặc các loại thực phẩm chứa canxi. Khi bổ sung canxi qua thực phẩm, cơ thể sẽ không bị thừa canxi. Mặt khác, nếu uống thuốc hoặc thực phẩm bổ sung canxi quá liều sẽ gây nguy cơ dư thừa canxi.

Sau khi đã thăm khám và chẩn đoán bị thiếu canxi, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với mỗi tình trạng. Đối với trường hợp thiếu canxi nhẹ, người bệnh có thể bổ sung canxi theo sự hướng dẫn. Đối với trường hợp thiếu canxi nặng, cơ thể cần phải truyền canxi qua đường tĩnh mạch dưới sự giám sát của nhân viên y tế.

Đối với bệnh nhân mắc suy tuyến cận giáp, cơ thể cần bổ sung canxi suốt đời. Các bác sĩ có thể kê thêm hormone tuyến cận giáp, tiêm thuốc và chỉ định sử dụng các loại thuốc khác.

Phòng ngừa tình trạng thiếu canxi cho cơ thể

Để phòng ngừa tình trạng thiếu canxi, bạn cần phải cung cấp đầy đủ lượng canxi trong bữa ăn hàng ngày. Để đáp ứng đủ nhu cầu canxi, cơ thể cần phải nạp tối thiểu từ 600mg - 1200mg/ ngày.

Thiếu canxi gây chóng mặt: Nguyên nhân và hệ lụy của bệnh 4
Bổ sung canxi thông qua các chế độ ăn lành mạnh

Một số biện pháp hỗ trợ và ngăn ngừa tình trạng thiếu canxi:

  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi trong bữa ăn như tôm, cá, cua, ghẹ, sò, trứng, sữa và các loại rau có màu xanh đậm.
  • Tắm nắng đầy đủ để duy trì hàm lượng vitamin D cho cơ thể. Đối với trẻ em dưới 18 tháng, cơ thể cần cung cấp 400 - 500 IU/ngày.
  • Bổ sung thêm canxi qua đường uống đối với người già, người lớn có nguy cơ thiếu canxi, trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng và phụ nữ đang cho con bú.
  • Nên để cho trẻ ăn sữa trong vòng 6 tháng đầu đời và kéo dài ít nhất 2 tuổi. Không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm.

Qua bài viết, Nhà thuốc Long Châu đã cung cấp các thông tin cần thiết về bệnh thiếu canxi và tình trạng thiếu canxi gây chóng mặt cùng các vấn đề khác arh hưởng đến sức khỏe như: Loãng xương, ảnh hưởng đến răng, vấn đề về da và móng,... Do đó, nếu xuất hiện biểu hiện thiếu canxi, người bệnh cần thăm khám và điều trị kịp thời.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin