Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Thiếu canxi có gây khó thở không? Dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm

Ngày 23/10/2018
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thiếu canxi có gây khó thở không là thắc mắc được rất nhiều người bệnh quan tâm. Việc khó thở do thiếu canxi có thể gây ra những hậu quả vô cùng khôn lường.

Về vấn đề thiếu canxi có gây khó thở không, câu trả lời là có. Điều này lại càng trở nên nguy hiểm hơn đối với trẻ nhỏ, người già hoặc những người có sức khỏe yếu. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sơ cứu kịp thời cũng như những mẹo nhỏ để bổ sung canxi cấp tốc. Nếu vẫn còn thắc mắc, hãy để bài viết dưới đây giúp bạn giải đáp nhé!

Thiếu canxi có gây khó thở không?

Để trả lời cho câu hỏi: “Thiếu canxi có gây khó thở không?”, các chuyên gia đã khẳng định rằng: Khó thở chính là dấu hiệu hàng đầu cho thấy người bệnh đang bị hạ canxi máu một cách đột ngột.

Ngoài cảm giác khó thở, tức ngực, cơ thể người bệnh khi bị thiếu canxi còn xuất hiện thêm các dấu hiệu bất thường khác như:

  • Mệt mỏi, thay đổi tâm trạng, căng thẳng, buồn bã,...
  • Đau nhức xương khớp, đau mỏi cơ tay, cơ đùi và cơ cánh tay khi di chuyển.
  • Thường xuyên bị chuột rút, sưng cơ.
  • Tê bì chân tay, đặc biệt là vào sáng sớm.
​​​​​​​Thiếu canxi gây khó thở - dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm 1
Thiếu canxi có gây khó thở không là thắc mắc của nhiều người

Vì sao thiếu canxi có gây khó thở?

Như vậy, bạn đã có đáp án cho câu hỏi thiếu canxi có gây khó thở không. Hiện nay, số lượng bệnh nhân bị tức ngực, khó thở do thiếu hụt canxi ngày càng nhiều. Để giải quyết được triệt để tình trạng này, người bệnh cần tìm được nguyên nhân trực tiếp khiến bạn cảm thấy khó thở.

Canxi đóng một vai trò vô cùng quan trọng không chỉ với hệ xương khớp mà còn với cả hệ cơ bắp. Khi hàm lượng canxi trong máu thấp hơn mức cho phép, canxi sẽ không thể dẫn truyền thông tin đến não bộ. Từ đó, ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng co cơ của các bộ phận trên cơ thể.

Lúc này, các nhóm cơ sẽ rơi vào tình trạng rối loạn, dẫn đến giãn nở hoặc co rút bất thường, trong đó có cơ tim. Khi cơ tim và cơ hoành co rút, người bệnh sẽ ngay lập tức cảm nhận được tình trạng khó thở, hụt hơi và kiệt sức.

Bên cạnh đó, tụt canxi máu còn kích thích cơ chế tự rút xương từ xương khớp để bù đắp cho máu, khiến các cơ hoạt động kém hiệu quả hơn.

​​​​​​​Thiếu canxi gây khó thở - dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm 2
Thiếu canxi gây co thắt cơ tim, cơ hoành dẫn đến khó thở 

Ngoài khó thở, thiếu canxi còn dẫn đến bệnh gì?

Nhiều người cho rằng, canxi chỉ có chức năng làm chắc khỏe xương, răng, móng và tóc. Đây là một quan niệm sai lầm! Trên thực tế, canxi còn tham gia vào quá trình dẫn truyền thông tin đến não bộ và kiểm soát các hoạt động của cơ thể. Ngoài biết được thiếu canxi có gây khó thở không, bạn cũng nên nắm rõ một số chứng bệnh có thể xảy ra khi cơ thể thiếu hụt canxi. Cụ thể, tình trạng này gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như:

Bệnh tiểu đường

Thiếu hụt canxi trong máu đồng nghĩa với việc hàm lượng insulin bị sụt giảm nghiêm trọng. Trong khi đó, đây là loại chất quan trọng có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu và ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Theo thống kê của Bộ Y tế, có đến 60% những người bị thiếu hụt canxi nặng mắc bệnh tiểu đường.

Bệnh lý về tim mạch

Hàng ngày, cơ thể đòi hỏi một lượng canxi nhất định nhằm sản sinh ra albumin, giúp kích thích van tim co bóp nhịp nhàng. Từ đó, bơm máu đến các cơ quan và duy trì hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Nếu không được cung cấp lượng canxi cần thiết, đây sẽ là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nhiều bệnh lý về tim mạch như: Rối loạn nhịp tim, co thắt mạch vành tim, nhồi máu cơ tim, thậm chí là đột quỵ.

​​​​​​​Thiếu canxi gây khó thở - dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm 2
Người suy giảm canxi nặng nên thăm khám định kỳ để giảm nguy cơ bệnh tim 

Viêm loét dạ dày

Khi không có canxi kiểm soát hoạt động của cơ trơn đường tiêu hóa, lượng axit trong dạ dày sẽ tăng lên đột biến, kết hợp với men albumin trong dạ dày sẽ gây ra bệnh viêm loét dạ dày.

Không những vậy, thiếu canxi thì men tiêu hóa không được kích thích hoạt động. Lâu ngày, việc hấp thu canxi sẽ trở nên khó khăn hơn. Đây cũng chính là tình trạng phổ biến ở người bị thiếu hụt canxi lâu ngày, dẫn đến đau bụng, tiêu chảy mãn tính hoặc co giật cơ trơn của ruột khi tiêu hóa canxi.

Xơ cứng động mạch

Với những người bị suy giảm canxi trầm trọng, cơ thể sẽ rút canxi từ xương để đưa vào máu, tạo thành cholesterol và đưa vào huyết quản. Do đó, huyết quản sẽ dày lên, cứng hơn và mất đi độ đàn hồi. Điều này làm tăng nguy cơ bị xơ cứng động mạch, kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác như: Bệnh tim, huyết áp cao và xuất huyết não.

Viêm da

Một khi canxi bị thiếu thì khả năng miễn dịch cũng bị rối loạn theo. Cơ thể sẽ lập tức phản ứng mạnh mẽ bằng cách nổi hàng loạt các chấm đỏ trên da mặt, gây viêm da, nứt da, bạch tạng và bệnh phong thấp. Vì vậy, nếu muốn cải thiện các bệnh lý về da liễu, người bệnh chỉ cần bổ sung đầy đủ canxi.

​​​​​​​Thiếu canxi gây khó thở - dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm 3
Việc thiếu hụt canxi khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy ngứa ngáy trên da

Cần bổ sung bao nhiêu canxi mỗi ngày?

Cơ thể con người không thể tự sản sinh ra canxi mà chỉ có thể tiếp nhận bằng các loại thực phẩm. Để tránh được tình trạng thiếu hụt canxi gây khó thở, mỗi lứa tuổi cần bổ sung canxi theo một lượng khác nhau:

  • Trẻ sơ sinh: Từ 300mg - 400mg/ngày.
  • Thiếu nhi: Từ 600mg - 800mg/ngày.
  • Người lớn: Khoảng 800mg/ngày.
  • Người cao tuổi và phụ nữ có thai: Từ 1200 - 1500mg/ngày.

Tuy nhiên, theo thống kê của WHO, hiện nay, lượng canxi trung bình mà mỗi người hấp thu vào cơ thể chỉ chiếm khoảng 35 - 55% so với nhu cầu thực tế của cơ thể.

​​​​​​​Thiếu canxi gây khó thở - dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm 4
Tùy vào độ tuổi mà nhu cầu về hàm lượng canxi của cơ thể sẽ khác nhau

Làm sao để ngăn ngừa thiếu canxi gây khó thở?

Có rất nhiều cách để bổ sung canxi nhanh chóng. Bạn có thể tham khảo một vài loại thực phẩm cũng như viên uống canxi quan trọng để cung cấp đầy đủ canxi cho cơ thể. Đó là:

  • Viên canxi dạng sủi giúp cải thiện tình trạng khó thở do thiếu hụt canxi cấp tốc.
  • Sữa tươi và các sản phẩm được làm từ sữa như: Phô mai, sữa chua, kem,...
  • Các loại hạt, đặc biệt là hạt óc chó, hạt chia, hạt lanh, hạnh nhân,...
  • Ngũ cốc, yến mạch.
  • Hải sản giàu canxi, bao gồm: Cá ngừ, cá thu, ốc, cua, tôm tít,...
  • Các loại rau xanh, trong đó bông cải xanh được khuyến khích nên sử dụng thường xuyên trong các bữa ăn hàng ngày.
  • Các loại đậu như: Đậu phụ, đậu đen, đậu hà lan,...
  • Trái cây cũng là nguồn cung cấp canxi dồi dào, cụ thể là: Quả mâm xôi, cam, quýt, kiwi, mận, tắc, chà là,...
  • Các nguồn bổ sung canxi khác như: Viên uống hoặc siro canxi,... Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Ngoài ra, tắm nắng hàng ngày để bổ sung vitamin D và ăn nhiều magie cũng vô cùng quan trọng. Đây là hai chất dinh dưỡng có tác dụng thúc đẩy cơ thể hấp thu canxi. Bên cạnh đó, do ăn quá nhiều canxi có thể gây táo bón, nóng trong nên bạn cần tập luyện thể dục thường xuyên để tăng cường khả năng trao đổi chất cũng như đẩy nhanh quá trình thải độc của cơ thể nhé!

​​​​​​​Thiếu canxi gây khó thở - dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm 5
Bạn nên duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh giàu canxi

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết cách cải thiện kịp thời tình trạng khó thở do suy giảm canxi, đồng thời hiểu được thiếu canxi có gây khó thở không. Hiện tượng này sẽ không còn là mối nguy hiểm nếu người bệnh biết cách xây dựng thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng và duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh. 

Xem thêm: Xét nghiệm máu có biết thiếu canxi không?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm