Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Thoái hóa cột sống gai xương: Nguyên nhân và cách điều trị

Ngày 20/07/2022
Kích thước chữ

Nếu như gai xương ở giai đoạn đầu thì người bệnh không cảm nhận được các triệu chứng đau nhức, tê ngứa rõ ràng. Chỉ đến khi gai xương phát triển lớn chèn ép ra các mô mềm xung quanh lúc đó triệu chứng mới rõ ràng. Vậy thoái hóa cột sống gai xương là gì?

Gai xương là những cấu trúc xương cứng thừa mọc ra ngoài dọc đốt sống gọi là gai cột sống. Khi chúng có kích thước lớn sẽ chèn ép vào rễ thần kinh gây đau nhức, yếu cơ, suy nhược cùng nhiều triệu chứng khó chịu khác. Vậy đâu là nguyên nhân và cách điều trị thoái hóa cột sống gai xương.

Khái niệm bệnh gai xương

Gai xương là gì?

Gai xương là do những cấu trúc xương nhẵn và cứng hình thành ở đầu xương, có tên tiếng Anh là bone spurs hoặc osteophytes. Gai xương hình thành ở đâu? Gai xương có thể hình thành ở nhiều bộ phận trên cơ thể. Bộ phận thường có gai xương như cột sống, cổ, đầu gối, háng, vai, gót chân, cổ tay. Gai xương thường không quá nguy hiểm với hầu hết mọi người nếu như gai xương còn nhỏ. Gai xương sẽ nguy hiểm hơn nếu phát triển với kích thước quá lớn. Khi gai xương phát triển lớn, người bệnh vận động gai xương chèn ép vào tủy sống, rễ thần kinh làm cho bệnh nhân cứng khớp và đau.

Thoái hóa cột sống gai xương chèn ép dây thần kinh gây đau nhức-1 Thoái hóa cột sống gai xương chèn ép dây thần kinh gây đau nhức

Đối tượng dễ mắc bệnh

Thông thường người lớn tuổi sẽ dễ bị gai xương hơn người trẻ tuổi. Trong độ tuổi từ 60 trở nên dễ gặp gai xương. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân và những yếu tố khác nhau, ngay cả người trẻ tuổi cũng có thể gặp vấn đề gai xương.

Chẩn đoán gai xương

Bác sĩ khám tổng quát, đánh giá bệnh sử của bệnh nhân. Gai xương đôi khi được phát hiện bằng cách quan sát và sờ nắn và cảm nhận những vùng da quanh khớp bị đau. Nhưng việc phát hiện gai xương ở bệnh nhân hầu hết phải thông qua các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh khi chụp X-quang, chụp CT với mục đích kiểm tra nhiều mô và chi tiết ở xương chậu mà khi chụp X-quang không thấy rõ. Việc chụp MRI để kiểm tra tình trạng cụ thể của dây chằng và lớp sụn.

Các loại thoái hóa gai xương thường gặp

Gai xương có thể có ở nhiều vị trí trên cơ thể. Vì vậy dựa vào vị trí của gai xương mà các chuyên gia phân ra thành nhiều loại gai xương.

Thoái hóa cột sống gai xương

Dọc hai bên thân của đốt sống có những cấu trúc xương thừa mọc hướng ra ngoài đó được gọi là gai cột sống. Thoái hóa cột sống gai xương có thể gây đau ở cổ hay ở lưng. Khi con người hoạt động, do các đốt xương sống cử động cọ sát vào nhau dẫn đến viêm khớp. Các gai xương chèn ép vào rễ thần kinh khiến người bệnh cảm thấy ngứa ran, đau lưng và đau cổ. Khi gai xương phát triển vào ống sống, chèn ép vào tủy sống làm cho cơ thể bị suy nhược đau nhức, yếu cơ và nhiều triệu chứng khó chịu khác.

Gai khớp gối

Lớp sụn gối bị bào mòn, tổn thương vì vậy các đầu xương bị kích thích và viêm do ma sát do di chuyển nâng đỡ cơ thể. Tế bào xương phản ứng bằng cách hình thành gai xương để bảo vệ khớp gối. Do hình thành nhiều gai khớp gối và phát triển quá mức dẫn tới hạn chế cử động và gây biến dạng khớp.

Gai gót chân

Do hiện tượng canxi lắng đọng lâu ngày hình thành những gai xương gót chân. Xu hướng mọc của gai là hướng về phía vòm bàn chân và xuất hiện nhiều ở những người bị viêm gan bàn chân. Gai gót chân làm cho người bệnh khó di chuyển vì đau ở gót chân.

Gai khớp háng

Khi khớp háng bị thoái hóa cũng là nguyên nhân dẫn đến việc hình thành gai xương. Tuy nhiên biểu hiện của gai xương khớp háng thường muộn. Chỉ khi gai phát triển người bệnh mới cảm thấy khó chịu, đau, cứng khớp và giảm biên độ vận động.

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết thoái hóa cột sống gai xương

Nguyên nhân bệnh thoái hóa cột sống gai xương

Thoái hóa cột sống gai xương chèn ép dây thần kinh gây đau nhức-2 Khi gai xương lớn, chèn ép thần kinh gây đau

Nguyên nhân dẫn tới thoái hóa cột sống gai xương là do lớp sụn bị bào mòn làm lộ đầu xương. Khi không còn lớp sụn các đầu xương sẽ cọ xát vào nhau khi cơ thể hoạt động dẫn tới tình trạng mất xương. Theo cơ chế cơ thể tự chữa lành bằng cách hình thành những đoạn xương mới. Tình trạng thường có mối liên hệ mật thiết với các vấn đề viêm khớp, thoái hóa khớp, hoặc chấn thương do va đập ảnh hưởng đến xương khớp. Ngoài ra một số yếu tố như tuổi tác, cong vẹo cột sống, hoạt động không đúng tư thế, thói quen đi giày không vừa chân, tiền sử gãy xương, thừa cân béo phì hoặc do di truyền.

Dấu hiệu nhận biết gai xương phát triển

Bản chất gai xương không gây đau, khi có triệu chứng chủ yếu là do vấn đề viêm khớp, thoái hóa… Hoặc do gai xương phát triển mạnh ở cột sống các đoạn xương dư thừa chèn ép vào dây thần kinh gây tê bì và đau.

Ở mỗi vị trí khác nhau người bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau như ở đầu gối thì việc co duỗi chân sẽ khó khăn. Ở ngón tay có thể nhìn thấy những nốt sần sùi hình thành ở dưới da. Nếu gai xương ở vai sẽ chèn ép gân và dây chằng gây nên tình trạng viêm gân nặng hơn có thể rách cơ. Gai xương cột sống chèn ép vào tủy gây tê bì và đau.

Các phương pháp điều trị thoái hóa cột sống gai xương

Ở mức độ nhẹ và trung bình hầu hết những bệnh nhân bị chèn ép rễ thần kinh do gai xương đều có thể kiểm soát triệu chứng mà chưa phải dùng đến phẫu thuật. Mục tiêu của hướng điều trị bảo tồn là giúp giảm viêm đau.

Dùng thuốc giảm đau

Thoái hóa đốt sống uống thuốc gì? Nếu bệnh nhân đau ít, nhẹ không nghiêm trọng thì có thể dùng thuốc giảm đau, đặc biệt là paracetamol. Nếu như đau kèm viêm có thể bác sĩ sẽ có giải pháp phù hớp như dùng thuốc thuộc nhóm giảm đau kháng viêm không chứa steroids như ibuprofen hoặc naproxen

Đây là những loại thuốc có tác dụng ức chế enzyme liên quan đến tình trạng viêm gây đau nhức, giúp làm thuyên giảm triệu chứng. Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc tác động đến tim mạch, đau dạ dày nếu lạm dụng.

Thoái hóa cột sống gai xương chèn ép dây thần kinh gây đau nhức-3 Nếu gai xương còn nhỏ đau ít có thể dùng thuốc giảm đau

Tiêm steroid để giảm sưng, đau ở các khớp

Khi sử dụng thuốc giảm đau không mang lại hiệu quả như mong đợi có thể bác sĩ sẽ chỉ định tiêm steroid. Tác dụng của steroid làm giảm sưng, viêm đau ở vùng quanh khớp và vùng lân cận. Có một điều cần chú ý khi sử dụng phương pháp điều trị này là không được tiêm quá 3 mũi trên 1 khớp trong vòng 1 năm. Đây chỉ là thuốc giảm đau mạnh chứ không có khả năng chữa gai xương tận gốc.

Vật lý trị liệu

Phương pháp vật lý trị liệu không điều trị bệnh thoái hóa cột sống gai xương nhưng lại có thể giúp cơ thể thư giãn tăng cường sức mạnh và cải thiện khả năng vận động cho người bệnh. Trong điều trị xương khớp, phương pháp luyện tập luôn được đưa vào trong phác đồ điều trị. Việc tập luyện sẽ tùy theo tình trạng bệnh và mục tiêu của mỗi người.

Cần tham vấn chuyên gia để có phương pháp tập luyện hiệu quả hơn. Các bài tập không gây hại lên xương khớp và tư thế sinh hoạt phù hợp, căng cơ, giãn cơ, gân, bao khớp. Cần tập để hỗ trợ các nhóm cơ quanh khớp, giảm tải lực lên những khớp đang bị tổn thương. Đối với người bị thoái hóa cột sống gai xương việc rèn luyện thể chất giúp các khớp linh hoạt hơn và cải thiện sức mạnh. Bên cạnh luyện tập cũng cần nghỉ ngơi đúng mức để cơ thể phục hồi.

Cách chăm sóc và phục hồi và ngăn ngừa gai xương 

Bệnh nhân cần xây dựng cho mình một thói quen sinh hoạt lành mạnh là những yếu tố giúp cho cơ thể khỏe mạnh. Chế độ ăn uống phù hợp để giữ được cân nặng ở mức phù hợp sẽ giảm áp lực cho xương khớp.

Việc luyện tập và ăn uống cần kết hợp để cơ thể có đủ dưỡng chất và khỏe mạnh. Những thực phẩm tốt cho xương khớp như các loại vitamin D, canxi, omega 3 tốt cho người bị xương khớp. Một số thực phẩm nên hạn chế như đường, muối, chất béo và rượu bia chất kích thích để giảm tình trạng viêm sưng.

Phòng ngừa gai xương hình thành là điều nên làm nếu tình trạng này liên quan đến thoái hóa khớp hoặc cột sống. Nên giữ cân nặng ở mức hợp lý, mang giày vừa chân, có đệm và hỗ trợ vòm bàn chân tốt nhất có thể. Việc rèn luyện thể chất là điều rất cần thiết. Việc thăm khám bác sĩ thường xuyên để phát hiện sớm những vấn đề liên quan đến sức khỏe nói chung và xương khớp nói riêng.

Gai xương là một trong những dấu hiệu cảnh báo xương khớp đang bị tổn thương hay thoái hóa nghiêm trọng. Việc điều trị từ gốc sẽ đem lại hiệu quả khả quan và nâng cao chất lượng cuộc sống. 

Như vậy nếu phát hiện sớm có phương pháp điều trị phù hợp sẽ giúp bạn hạn chế triệu chứng cũng như không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Thông tin trong bài viết giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị bệnh thoái hóa cột sống gai xương.

Tuệ Nhi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin