Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trong quá trình điều trị bệnh thoái hóa cột sống, người bệnh nên điều chỉnh chế độ ăn uống cho khoa học hơn nhằm làm chậm tiến trình thoái hóa và giảm nhẹ các triệu chứng liên quan đến bệnh. Vậy người bị thoái hóa cột sống nên bổ sung gì?
Cân nặng ảnh hưởng rất nhiều đến cột sống và là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng thoái hóa cột sống. Do đó chúng ta cần duy trì cân nặng vừa phải với thực đơn dinh dưỡng được cân đối, khoa học. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào người bị thoái hóa cột sống cũng ăn được. Nhiều người không biết thực phẩm nào tốt dẫn đến bệnh biến chứng nặng. Vậy, khi bị thoái hóa cột sống nên bổ sung gì để điều trị bệnh hiệu quả?
Ăn gì để xương khớp chắc khỏe? Để giúp duy trì mật độ xương và giúp xương chắc khỏe, cần bổ sung canxi là khoáng chất cần thiết nhất cho xương. Bổ sung đầy đủ canxi có tác dụng ngăn ngừa bệnh loãng xương và các bệnh lý liên quan cột sống.
Có thể tìm thấy canxi trong sữa và các chế phẩm từ sữa (Sữa tươi, sữa hạt, sữa chua, pho mát…), các loại rau xanh đậm (Cải ngọt, cải xoăn, các loại đậu...), một số loại cá (Cá mòi, cá cơm, cá hồi…).
Tuy nhiên, bổ sung canxi không hoàn toàn giúp xương chắc khỏe, có nhiều người vẫn bị loãng xương dù bổ sung canxi nhiều. Cần cân bằng canxi với các chất dinh dưỡng tổng hợp khác để xương chắc khỏe. Như vậy, người bệnh cần bổ sung các nhóm chất dinh dưỡng ngoài canxi.
Protein từ thực vật được tìm thấy trong các loại đậu, hạt. Người bệnh cần ăn các loại protein có nguồn gốc thực vật càng nhiều càng tốt, có tác dũng hỗ trợ giảm sưng đau, giảm viêm, ngăn bệnh thoái hóa cột sống phát triển theo chiều hướng xấu. Ngược lại, không nên ăn nhiều protein từ động vật như thịt bò, thịt heo… vì có thể gây viêm nhiều hơn.
Tuy vậy, không phải protein động vật nào cũng xấu với người bệnh. Người bị thoái hóa cột sống có thể ăn thịt ức gà, nạc heo, thịt cừu, thịt vịt… Bạn nên chọn các loại thịt nạc, ít mỡ với một lượng vừa phải để tránh thiếu hụt protein và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Omega-3 là axit béo có lợi, rất tốt cho não và cơ thể, giúp ngăn ngừa các bệnh như đột quỵ, viêm khớp dạng thấp và còn thúc đẩy cho sự phát triển của xương và mô, có tính kháng viêm. Có thể tìm thấy omega-3 trong các loại thực phẩm như cá béo, các loại hạt, dầu, sữa chua. Cá béo chứa hàm lượng omega-3 cao nhất, ngoài ra còn chứa nhiều loại vitamin tốt cho cơ thể như Vitamin B12, Vitamin D, hỗ trợ rất tốt cho sự phục hồi của đĩa đệm, hệ cơ xương khớp bị tổn thương. Người bệnh thoái hóa cột sống nên ăn cá từ 3-4 lần/tuần, gồm các loại cá như cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi, cá cơm và rau xanh.
Rau xanh chứa rất nhiều Vitamin K, là nguồn thực phẩm rất cần cho cơ thể, giúp ngăn ngừa các bệnh như viêm, loãng xương và bệnh lý thoái hóa khớp. Người bệnh cần bổ sung một số loại rau trong bữa ăn hàng ngày như rau bina, cải xoăn, bắp cải.
Thoái hóa cột sống thắt lưng ăn gì? Ngũ cốc giàu chất xơ, là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất quan trọng, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim, ung thư và đặc biệt là cột sống. Bạn có thể dùng ngũ cốc như yến mạch, hạt diêm mạch, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, quả óc chó...
Nếu thắc mắc bị thoái hóa cột sống nên bổ sung gì, bạn hãy nhớ các loại thực phẩm giàu collagen, được biết đến với tác dụng chống lão hóa. Ngoài ra, collagen còn hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp, tăng cường tính linh hoạt của khớp, giảm đau đối với thoái hóa khớp ở người lớn tuổi và giúp tạo xương. Một số loại thực phẩm giúp cơ thể chuyển hóa collagen như cá hồi, thịt gà, trứng gà, rau có màu xanh đậm, trái cây có múi như cam, chanh, bưởi...
Vitamin C có nhiều trong dâu, ổi, ớt chuông, cam, cà chua…, là chất chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch và thúc đẩy các phản ứng sinh hóa tốt cho xương, hỗ trợ quá trình tạo sợi collagen trong sụn khớp. Cần bổ sung vitamin C cho cơ thể để tránh thiếu hụt vì Vitamin C tan trong nước và cơ thể không tự tạo được.
Vitamin D giữ vai trò quan trọng trong chuyển hóa canxi trong xương. Người bệnh có thể bổ sung vitamin D bằng cách tắm nắng trước 8 giờ sáng và sau 15 giờ chiều. Ngoài ra, bạn nên bổ sung vitamin D3 để tăng khả năng hấp thụ canxi hay ăn các thực phẩm nhiều vitamin D nhưng trứng, thịt, sữa và chế phẩm từ sữa.
Các loại nấm tốt cho người bị thoái hóa cột sống. Với người bị thoái hóa cột sống cổ hay thoái hóa cột sống thắt lưng, thực phẩm này giàu vitamin D2 giúp cơ thể tổng hợp canxi và làm giảm triệu chứng viêm, tê bì các chi.
Trong số các loại vitamin K, vitamin K2 là loại tốt nhất cho xương, được tạo ra bở hệ vi khuẩn có lợi trong ruột và các thực phẩm như sữa chua, phô mai, đậu nành lên men.
Vitamin B12 có tác dụng hỗ trợ sức khỏe của xương và ngăn ngừa loãng xương. Đặc biệt, phụ nữ nên bổ sung vitamin B12 để ngăn ngừa nguy cơ thoái hóa điểm vàng do tuổi tác. Vitamin B12 có nhiều trong thịt bò, cá ngừ, cá hồi, nghiêu, trứng, sữa…
Các loại thực phẩm chứa nhiều magie như quả bơ, các loại hạt, đậu đen, socola đen, đậu phụ, chuối, rau lá xanh… là chất khoáng quan trọng có tác dụng chống oxy hóa, hỗ trợ giảm viêm tốt và ngăn chặn cholesterol xấu.
Sắt là chất khoáng cần thiết cho tủy xương để tạo ra tế bào hồng cầu, giúp cơ bắp dự trữ và sử dụng oxy. Có thể tìm thấy sắt nhiều trong thịt, cá, đậu nành, các loại hạt, quả sung, cải xoăn, bông cải xanh, rau bina…
Thoái hóa đốt sống cổ uống glucosamine có hiệu quả không? Glucosamine được tìm thấy trong cơ thể người, có chức năng tổng hợp glycosaminoglycan cấu tạo nên mô sụn trong cơ thể và các chất khác liên quan đến tạo gân, lớp dịch nhầy ở khớp, dây chằng. Glucosamine sẽ giảm đi theo tuổi tác. Hiện nay có nhiều loại thực phẩm chức năng chứa glucosamine hỗ trợ làm giảm triệu chứng của thoái hóa khớp ở mức độ nhẹ và trung bình. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất cứ thực phẩm bổ sung nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Ngoài việc quan tâm xem bị thoái hóa cột sống nên bổ sung gì, người bệnh cần biết thoái hóa cột sống kiêng ăn gì. Dưới đây là một số loại thực phẩm nên tránh để không làm tình trạng sưng viêm và sự thoái hóa trở nên trầm trọng hơn.
Người thoái hóa cột sống nên hạn chế sử dụng các thực phẩm nhiều muối, nhiều đường. Việc tiêu thụ quá nhiều các loại thực phẩm này sẽ làm đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, tăng lượng insulin, khiến hệ thống chống oxy hóa bị suy yếu, đẩy tốc độ lão hóa nhanh hơn.
Nếu không muốn gia tăng tình trạng lão hóa, người bệnh nên hạn chế ăn các thức ăn đóng hộp, thịt đỏ đã qua chế biến, thực phẩm giàu gốc oxy hóa, thức ăn chứa gluten, thức ăn nhanh, đồ chiên xào, thức ăn nhiều dầu mỡ…
Các chất kích thích, đồ uống có cồn như rượu, bia là các chất không tốt cho người mắc bệnh xương khớp, đặc biệt là các bệnh liên quan đến cột sống như thoát vị đĩa đệm, tình trạng thoái hóa…
Người bệnh thoái hóa cột sống nên tránh xa các thực phẩm giàu omega-6 vì sẽ gây ra tình trạng giữ nước của cơ thể, gây tê bì vùng tay, vùng cổ, làm sưng viêm nhiều hơn. Omega-6 có nhiều trong các loại dầu thực vật từ hạt điều, hạt mè, hạt hướng dương, đậu nành… Thay vào đó, bạn có thể dùng dầu oliu.
Ages (Advanced glycation end products) là hợp chất làm tăng quá trình lão hóa. Bạn nên tránh xa các thực phẩm chứa nhiều ages vì sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa như đồ uống có cồn, soda, thịt nướng cháy, bơ sữa, thực phẩm chiên rán nhiều muối, dầu đã qua tinh chế, thức ăn chứa gluten.
Quỳnh Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...