Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thức ăn là yếu tố không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng thực phẩm gây ngộ độc ngày càng trở nên phổ biến. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu điểm qua một số loại thực phẩm gây ngộ độc thường gặp nhé!
Có rất nhiều loại thức ăn được tiêu thụ hàng ngày nhưng lại lọt nhóm những thực phẩm gây ngộ độc cần cẩn trọng. Có vô số nguyên nhân gây nhiễm độc thực phẩm như vi khuẩn, hóa chất hoặc biến chất do bảo quản sai cách. Đặc biệt, nhóm thực phẩm chứa độc tố tự nhiên thường khó nhận biết khiến người dùng dễ bị trúng thực nếu không tiêu thụ đúng cách.
Ngộ độc thực phẩm là một tình trạng thường gặp liên quan đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, ảnh hưởng tới sức khỏe công cộng. Đây là hiện tượng người bệnh bị ảnh hưởng sau khi tiêu thụ thực phẩm hoặc nước uống bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc hay bị biến chất do các nguyên nhân khác nhau.
Tình trạng này có thể gây ra các triệu chứng nhẹ đến nghiêm trọng, đôi khi dẫn đến tử vong. Sự hiểu biết về ngộ độc thực phẩm cũng như quy trình an toàn thực phẩm là yếu tố quan trọng để bảo vệ cộng đồng trước mối đe dọa này. Có nhiều nguyên nhân ngộ độc thực phẩm, bao gồm:
Bởi vậy, quá trình quản lý an toàn thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của cộng đồng. Điều này cần sự hợp tác giữa ngành sản xuất thực phẩm, ngành y tế, người tiêu dùng cùng cơ quan chức năng trong quy trình sản xuất và tiêu thụ thực phẩm.
Có nhiều nguyên nhân gây nhiễm độc thực phẩm nhưng nhóm thức ăn chứa độc tố tự nhiên thường không có biểu hiện ngộ độc thực phẩm bất thường và khó nhận biết. Hãy cùng điểm qua một số loại thực phẩm gây ngộ độc tự nhiên.
Khoai tây là một loại thực phẩm phổ biến, dễ chế biến và ngon miệng. Tuy nhiên, có một điều quan trọng cần lưu ý là khoai tây có thể trở thành thực phẩm gây ngộ độc khi chuyển sang màu xanh. Nguyên nhân độc tố từ khoai tây xanh liên quan đến việc sản sinh chất diệp lục và Solanine trong củ.
Khoai tây thường có màu vỏ nâu hoặc vàng nhạt nhưng khi chúng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, củ khoai tây bị hư hỏng và chuyển sang màu xanh lá. Màu xanh này thường xuất hiện ở phần ruột bên trong khoai tây, trong khi vỏ ngoài vẫn giữ nguyên màu ban đầu.
Màu xanh này là kết quả của sự sản sinh chất diệp lục, một chất có tác dụng bảo vệ củ khoai tây khỏi tác động của tia tử ngoại (UV). Quá trình tiết chất diệp lục có thể kéo theo sự sản sinh của một chất độc khác gọi là Solanine, một loại Glycoalkaloid.
Solanine là một chất độc mạnh, khi người tiêu thụ một lượng cao hoạt chất này có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, bao gồm: Lú lẫn, buồn nôn, tiêu chảy…
Quả cherry với vị ngọt dịu đặc trưng, phổ biến trong các món tráng miệng có thể gây ngộ độc thực phẩm nếu không được tiêu thụ đúng cách. Nguyên nhân thực phẩm gây ngộ độc liên quan đến chất Cyanogenic chứa trong nhân hạt cherry.
Chất Cyanogenic có trong hạt cherry có thể gây ngộ độc khi bị nhai, hoạt chất này sẽ chuyển thành Amygdalin, một dấu vết của chất độc Cyanide. Đây là một chất độc mạnh, tác động trực tiếp đến hệ hô hấp, gây cản trở trong việc cung cấp oxy đến các cơ quan mô trong cơ thể, từ đó gây suy hô hấp.
Khi người dùng nhai nát hạt cherry bị trúng thực với các triệu chứng khác nhau, tùy thuộc vào lượng hạt đã tiêu thụ cùng thể trạng cá nhân, cụ thể:
Nguyên nhân gây ngộ độc từ hạt táo liên quan đến chất Amygdalin là một hợp chất tồn tại tự nhiên trong nhiều loại hạt, củ và quả. Amygdalin có khả năng chuyển thành chất độc Xyanua (Cyanide) sau khi tiếp xúc với dạ dày.
Tuy nhiên, hạt táo có một lớp phủ bảo vệ tự nhiên giúp ngăn chặn Xyanua khỏi việc xâm nhập vào hệ thống cơ thể. Do đó, nếu bạn vô tình ăn phải một vài hạt táo, lớp phủ bảo vệ này thường đủ để ngăn ngừa quá trình giải phóng Xyanua, không gây ngộ độc.
Nếu bạn tiếp tục nhai, nuốt liên tục một lượng lớn hạt táo (khoảng 20 đến 25 hạt), khả năng Xyanua sẽ được giải phóng vượt quá khả năng của lớp phủ bảo vệ tự nhiên, dễ gây tình trạng ngộ độc. Khi không được xử lý kịp thời, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến não bộ, hệ tuần hoàn, dẫn đến tử vong.
Ngộ độc thực phẩm, hay trúng thực, là tình trạng mà người bệnh bị ảnh hưởng sau khi tiêu thụ thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc chứa độc tự nhiên. Việc nhận biết trúng thực giúp đưa ra biện pháp xử lý kịp thời, tránh tình trạng nguy hiểm cho sức khỏe. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết người ngộ độc thực phẩm, bao gồm:
Thông qua bài viết trên, Nhà thuốc Long Châu xin gửi tới quý độc giả một số loại thực phẩm gây ngộ độc như hạt cherry, hạt táo hay khoai tây xanh. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khác có thể gây trúng thực như thực phẩm nhiễm khuẩn, bị biến chất hoặc do hóa chất. Bởi vậy, người dùng cần lựa chọn cẩn thận nguồn thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.