Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ngộ độc thực phẩm hay ngộ độc thức ăn không phải là tình trạng hiếm gặp. Tùy vào mức độ tiêu thụ các thực phẩm có nguy cơ và tác nhân gây ngộ độc và mà biểu hiện bệnh mức độ nặng nhẹ khác nhau. Việc nắm rõ thông tin về tình trạng này cũng như biết được ngộ độc thực phẩm nhẹ nên làm gì sẽ giúp bạn có hướng xử trí kịp thời để đẩy lùi các triệu chứng và nhanh hồi phục.
Ngộ độc thực phẩm nhẹ là một tình trạng khá phổ biến, có thể gặp ở mọi độ tuổi. Tình trạng này khiến cơ thể người bệnh trở nên rất mệt mỏi, mất sức và vô cùng khó chịu. Do đó, khi xuất hiện triệu chứng nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm nhẹ, bạn cần tiến hành các biện pháp sơ cứu để xử trí ngay.
Để biết ngộ độc thực phẩm nhẹ nên làm gì, bạn cần hiểu rõ về tình trạng này. Ngộ độc thực phẩm là tình trạng xảy ra sau khi ăn hay uống phải thức ăn bị ôi thiu, thực phẩm gây ngộ độc, thực phẩm bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn hoặc có chứa chất gây ra ngộ độc… Thông thường triệu chứng ngộ độc thực phẩm cấp tính có thể xuất hiện sau vài phút, vài giờ hoặc vài ngày sau khi sử dụng những thực phẩm có chứa độc tố, bị nhiễm khuẩn hay hoá chất độc hại.
Tùy mức độ ngộ độc mà những biểu hiện và ảnh hưởng của bệnh cũng khác nhau. Với các trường hợp nặng triệu chứng ngộ độc thường xuất hiện nhanh, rầm rộ và rất nặng, nếu không điều trị kịp thời còn có nguy cơ gây tử vong. Còn với những trường hợp ngộ độc thực phẩm nhẹ thì biểu hiện chủ yếu xuất hiện ở đường tiêu hóa và gây mệt mỏi cho người bệnh.
Nắm rõ các triệu chứng ngộ độc thực phẩm nhẹ sẽ giúp người bệnh có thêm thông tin giải đáp cho vấn đề ngộ độc thực phẩm nhẹ nên làm gì. Một số biểu hiện ngộ độc nhẹ xuất hiện sau khi sử dụng phải thực phẩm không đảm bảo bao gồm:
Đau bụng là một dấu hiệu rất phổ biến và xuất hiện khá sớm sau khi ăn thực phẩm không đảm bảo. Nguyên nhân là do những tác nhân ngộ độc có thể gây hại khiến cơ thể tạo ra phản ứng kích thích làm tăng nhu động ruột nhằm tăng tốc độ đào thải chất độc hại. Từ đó khiến người bệnh bị đau bụng.
Nôn mửa cũng là một trong những cách tự nhiên giúp cho cơ thể đào thải dễ dàng các chất gây ngộ độc ra ngoài. Tuy nhiên, việc nôn nhiều cũng dễ khiến người bệnh bị mất nước nên cần chú ý bổ sung nước nhiều hơn.
Tiêu chảy là triệu chứng phổ biến thường xuất hiện khi bị ngộ độc khiến người bệnh đi ngoài phân lỏng mỗi ngày trên 3 lần. Tình trạng này xuất hiện do các tác nhân gây ngộ độc làm cho niêm mạc đường tiêu hóa bị viêm, khiến nó giảm khả năng tái hấp thu nước gây ra tiêu chảy.
Một số độc tố trong thực phẩm không đảm bảo có thể ảnh hưởng tới hệ thần kinh và gây đau đầu. Với mức độ nhẹ người bệnh thường chỉ đau đầu, nhưng tình trạng nặng hơn có thể gây lú lẫn, co giật...
Sốt là một triệu chứng giúp cho hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả và bảo vệ cơ thể tốt hơn. Người bệnh ngộ độc thực phẩm nhẹ có thể không bị sốt hoặc sốt nhẹ.
Đây cũng là một trong những biểu hiện thường thấy khi bị ngộ độc thực phẩm nhẹ. Người bệnh có thể thấy mệt mỏi do bị mất nước hay các dấu hiệu như: Sốt, đau bụng hoặc tiêu chảy và không muốn ăn uống.
Các biểu hiện ngộ độc thực phẩm nhẹ thường xuất hiện và biến mất sau thời gian ngắn với các biện pháp chăm sóc phù hợp. Tuy nhiên, nếu các biểu hiện này có kèm theo đi ngoài phân có máu, người bệnh nôn quá nhiều, sốt cao, có dấu hiệu mất nước như: Mắt trũng, họng khô, chóng mặt, tiểu ít, tiêu chảy kéo dài, co giật... cần tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị phù hợp.
Ngộ độc thực phẩm nhẹ nên làm gì? Những cách sơ cứu ngộ độc thực phẩm nhẹ dưới đây sẽ giúp bạn nhanh chóng giúp đỡ bản thân hoặc ai đó khi không may gặp phải tình trạng này.
Nếu người bệnh còn tỉnh táo và chưa quá 2 giờ kể từ thời điểm ăn phải thực phẩm không an toàn, có thể dùng ngón tay kích thích họng hoặc uống nước chanh, nước giấm loãng hoặc nước muối để gây nôn. Việc làm này sẽ giúp loại bỏ một phần độc tố ra khỏi dạ dày. Tuy nhiên, không nên gây nôn cho người già, trẻ em, người bị mất ý thức, người bị co giật hoặc người ăn phải chất độc hóa học.
Việc nghỉ ngơi rất cần thiết với người bệnh bị ngộ độc thực phẩm nhẹ. Bởi khi ngộ độc, cơ thể có xu hướng trở nên yếu sức và mệt mỏi. Do đó, người bệnh cần được nghỉ ngơi để cải thiện tình trạng mệt mỏi và cảm thấy thư giãn hơn.
Ngộ độc thực phẩm nhẹ nên làm gì? Bên cạnh việc nghỉ ngơi, người bị ngộ độc thực phẩm nhẹ cần bổ sung nhiều nước để ngăn ngừa tình trạng mất nước. Việc làm này giúp cơ thể nhanh chóng đẩy các chất gây độc ra ngoài.
Bên cạnh nước lọc để bù điện giải nên cho người bệnh uống oresol. Có thể nấu những món ăn như: Canh hoặc súp để người bệnh dễ ăn và bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Để khắc phục các triệu chứng ngộ độc thực phẩm, tốt nhất nên cho người bệnh nên sử dụng các thức ăn nhạt, ít chất béo và ít chất xơ. Theo khuyến cáo, người bệnh nên sử dụng với các thực phẩm như: Chuối, lòng trắng trứng, bột yến mạch, khoai tây, giấm táo… để làm dịu dạ dày và đẩy lùi các triệu chứng ngộ độc.
Sau khi tình trạng ngộ độc thực phẩm thuyên giảm, người bệnh cần lưu ý:
Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc "ngộ độc thực phẩm nhẹ nên làm gì?". Thường ít nguy hiểm đến tính mạng nhưng ngộ độc thực phẩm nhẹ cũng có thể gây ra triệu chứng khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu. Dù ở mức độ nhẹ thì ngộ độc thực phẩm vẫn cần được phát hiện sớm để có những biện pháp chăm sóc phù hợp nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng của tình trạng này tới sức khỏe.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.