Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiều người xuất hiện bướu giáp và cảm thấy lo lắng cho sức khỏe của mình. Bướu giáp có khi không sờ thấy nhưng cũng có khi sờ thấy, nhìn thấy rõ ràng. Phân độ bướu giáp sẽ giúp đánh giá độ lớn của bướu giáp.
Một trong số những bệnh về tuyến giáp khá phổ biến chính là bướu giáp. Bướu giáp có nhiều loại khác nhau và cũng có nhiều kích thước khác nhau. Muốn đánh giá độ lớn của bướu giáp, các bác sĩ dùng phân độ bướu giáp. Vậy bướu giáp là gì? Phân độ bướu giáp là gì? Bướu giáp to tiềm ẩn nguy cơ gì và cách chữa trị ra sao?
Trong số các bệnh liên quan đến tuyến giáp, bướu giáp là bệnh có tỷ lệ mắc khá cao.
Bướu giáp còn được gọi là bướu tuyến giáp, bướu cổ là một dạng rối loạn tuyến giáp khá phổ biến và đa phần là lành tính. Bệnh có biểu hiện là tuyến giáp sưng lên và tăng kích thước một cách bất thường. Một số trường hợp có thể xuất hiện nhân giáp trong tuyến. Ngoài sự gia tăng về kích thước, hầu hết người bệnh đều có chức năng tuyến giáp thay đổi.
Có 4 loại bướu giáp thường gặp gồm: Phình giáp, bướu giáp nhân, ung thư tuyến giáp, bướu cường giáp. Trong đó:
Trước khi tìm hiểu về phân độ bướu giáp, chúng ta sẽ cùng làm rõ nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng bướu giáp ở người Việt.
Theo cách phân độ bướu giáp của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), bướu giáp được phân thành 3 mức độ từ 0 đến 2 theo kích thước bướu.
Ngoài đánh giá theo cách sờ bằng tay, nhìn bằng mắt, siêu âm tuyến giáp sẽ giúp phân độ bướu giáp chính xác hơn dựa trên các chỉ số chuyên môn.
Bướu giáp to sẽ chèn ép vào các cấu trúc xung quanh và có thể gây ra những hậu quả như:
Ngoài phân độ bướu giáp và nguy cơ tiềm ẩn khi bướu giáp to, chắc hẳn bệnh nhân và người nhà đều muốn biết cách điều trị bệnh. Cách điều trị bướu giáp sẽ phụ thuộc vào loại bướu giáp, kích thước bướu, tình trạng sức khỏe của người bệnh, nguyên nhân gây bệnh. Có 3 phương pháp thường được áp dụng phổ biến nhất trong điều trị bướu giáp gồm:
Sử dụng thuốc: Liệu pháp thay thế hormone tuyến giáp được áp dụng nếu nguyên nhân bướu giáp to là cường giáp. Thuốc được bác sĩ nội tiết kê đơn thường là Methimazole (Thyrozol), Propylthiouracil,… Ngoài ra còn có các loại thuốc chẹn beta giúp giảm triệu chứng cường giáp như: Propranolol, Atenolol (Tenormin), Metoprolol (Lopressor),… Những bệnh nhân bị đau do viêm tuyến giáp có thể được kê Aspirin hoặc Corticosteroid.
Phẫu thuật tuyến giáp: Nếu bướu giáp lớn gây khó nuốt, có thở, bệnh nhân có thể cần làm phẫu thuật cắt bỏ một phần tuyến giáp. Nếu được chẩn đoán ung thư, bác sĩ sẽ chỉ định cắt toàn bộ tuyến giáp. Sau phẫu thuật, tùy tình trạng thực tế bác sĩ sẽ quyết định bệnh nhân có cần dùng liệu pháp thay thế hormone tuyến giáp không.
Phóng xạ iod: Điều trị bằng iốt phóng xạ được chỉ định khi tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc ung thư tuyến giáp. Iốt phóng xạ sẽ tiêu diệt các tế bào ung thư và gây teo tuyến giáp. Sau điều trị, bệnh nhân cần dùng liệu pháp thay thế hormone tuyến giáp suốt đời.
Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh bướu giáp, phân độ bướu giáp cũng như cách điều trị bệnh phổ biến. Các triệu chứng thường gặp nhất của bệnh bướu giáp là: Bên dưới cổ bị sưng, người bệnh có cảm giác cổ bị siết chặt từ bên trong, khàn tiếng, khó thở, khó nuốt, ho nhiều… Khi nhận thấy bất kỳ triệu chứng bướu giáp nào, bạn nên đi khám tuyến giáp càng sớm càng tốt.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.