Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Tìm hiểu về khung xương người: Cấu tạo, chức năng và những bệnh lý liên quan

Ngày 17/05/2024
Kích thước chữ

Trong cơ thể con người, khung xương đóng vai trò không thể phủ nhận trong việc hỗ trợ, bảo vệ và duy trì sự ổn định cho toàn bộ cơ thể. Từ việc cho phép chúng ta đứng vững đến việc tham gia vào mọi hoạt động vận động hàng ngày, hệ xương không chỉ là nền tảng cơ bản của sức khỏe mà còn là chìa khóa cho sự linh hoạt và hoạt động của cơ thể. Hãy cùng khám phá sâu hơn về cấu trúc, chức năng và quá trình phát triển của khung xương người qua bài viết dưới đây nhé!

Khung xương người là một cấu trúc sinh học kỳ diệu, bao gồm khoảng 206 chiếc xương riêng lẻ hoặc nối liền với nhau, được hỗ trợ và bổ sung bởi dây chằng, sụn, gân và cơ. Hệ xương người có vai trò như một cái khung cung cấp nền tảng cho việc gắn kết và hỗ trợ các cơ bắp, cũng như giữ cho các cơ quan nội tạng ở vị trí đúng đắn và an toàn. Nó đồng thời cũng đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ các cơ quan quan trọng như tim, phổi và não bộ khỏi các tổn thương và va đập. Với vai trò thiết yếu như vậy, việc tìm hiểu về cấu tạo, chức năng và tầm quan trọng của khung xương người là vô cùng cần thiết. Hãy cùng chúng tôi tham khảo các thông tin qua bài viết dưới đây nhé!

Khung xương người là gì?

Khung xương là một phần cực kỳ quan trọng của cơ thể con người, đóng vai trò trong việc bảo vệ và hỗ trợ các cơ quan như tim, não và cũng như các bộ phận khác. Khung xương còn tham gia vào quá trình sản xuất tế bào máu và dự trữ chất khoáng cần thiết, đồng thời đảm bảo khả năng vận động. Thông thường, một cơ thể khỏe mạnh sẽ có khoảng 270 xương. Trong quá trình tiến hóa, xương có xu hướng liên kết với nhau để tạo thành hệ thống chắc chắn và linh hoạt.

Thông thường, bộ xương người có tổng số 206 xương. Xương lớn nhất thường là xương đùi, trong khi xương nhỏ nhất là xương bàn đạp, thuộc vùng tai giữa và đóng vai trò trong truyền dẫn âm thanh vào tai. Mỗi xương sẽ giữ mỗi vai trò riêng trong quá trình hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên ở trẻ sơ sinh có tới 300 xương, khi trưởng thành, có một số xương sẽ hợp lại với nhau để tạo thành xương lớn trong hệ thống xương.

Bộ xương người có mấy phần?

Bộ xương người, bất kể giới tính, tương tự như bộ xương ở các động vật khác, bao gồm hai phần chính được gọi là xương trục và xương phần phụ. Phụ thuộc vào hai phần chính này, cấu tạo của bộ xương người có thể bao gồm các phần sau:

  • Bộ xương trục (Axial skeleton): Bao gồm xương móng (hyoid bone), xương mặt (facial bones), và cột sống (spine).
  • Xương phần phụ (Appendicular skeleton): Bao gồm xương ức (pectoral girdle), xương chi (bones in the arms and legs), xương chậu (pelvic girdle), và bàn tay - bàn chân (hands and feet).

Khung xương người có cấu tạo như thế nào?

Theo nghiên cứu, hệ thống xương trong cơ thể người là một mạng lưới bao gồm nhiều bộ phận khác nhau. Mỗi xương có cấu tạo từ ba lớp:

  • Màng xương (Periosteum): Là một lớp màng cứng bọc bên ngoài xương với nhiệm vụ bảo vệ xương.
  • Xương đặc (Compact bone): Ở dưới màng xương là xương đặc, có màu trắng, cứng và nhẵn. Xương đặc đóng vai trò trong việc hỗ trợ và bảo vệ cấu trúc xương.
  • Xương xốp (Spongy bone): Xương xốp là phần lõi của xương, mềm hơn xương đặc và nằm ở trung tâm của xương. Xương xốp chứa các lỗ rỗng nhỏ, được dùng để chứa tủy xương.
 Tìm hiểu về khung xương người 1
Bộ xương người gồm hai phần chính là xương chính và xương phụ

Bên cạnh những thành phần đã nêu trên, khung xương người còn bao gồm:

  • Sụn là một loại chất dẻo, mịn bao phủ ở các đầu xương với mục đích hỗ trợ cho việc di chuyển của xương mà không gây ma sát hoặc sự cọ xát giữa các xương vào nhau. Khi sụn bị mòn, điều này có thể gây ra các vấn đề như viêm khớp, thoái hóa khớp, đau đớn và hạn chế về cử động.
  • Khớp xương là nơi có tới hai hoặc nhiều xương trong cơ thể kết nối với nhau. Có ba loại chính của khớp xương: Các khớp không di động (không thể di chuyển, như khớp xương sọ), các khớp có thể di chuyển một phần (có khả năng di chuyển hạn chế, như khớp xương sườn) và các khớp di động (cho phép di chuyển tự do, như khớp khuỷu tay, vai và đầu gối).
  • Dây chằng: Đây là các dải mô dày, liên kết với nhau để giữ cho các xương có thể hoạt động linh hoạt.
  • Gân: Đây là các dải mô nối các đầu cơ với xương.

Chức năng của khung xương trong cơ thể người

Hệ xương trong cơ thể con người có nhiều vai trò quan trọng, bao gồm:

  • Bảo vệ các cơ quan: Xương hỗ trợ trong việc bảo vệ cơ thể, ví dụ như hộp sọ bảo vệ não, xương sườn bảo vệ tim và phổi và xương sống bảo vệ tủy sống.
  • Di chuyển: Khung xương người giúp giữ thăng bằng khi cơ thể đi đứng và hoạt động. Các khớp, xương, mô liên kết và các cơ kết hợp lại giúp các bộ phận di chuyển.
  • Dự trữ chất khoáng: Xương dự trữ các chất khoáng như canxi và vitamin D cho sự phát triển và duy trì sức khỏe.
  • Sản xuất tế bào máu: Sản xuất hồng cầu và bạch cầu.

Tóm lại, khung xương không chỉ là cấu trúc chịu lực mà còn đóng vai trò quan trọng trong nhiều khía cạnh của sức khỏe và hoạt động cơ thể.

 Tìm hiểu về khung xương người 2
Khung xương người giúp bạn linh hoạt hơn trong quá trình di chuyển, vận động

Một số tình trạng ảnh hưởng đến khung xương

Có nhiều tình trạng phổ biến có thể ảnh hưởng đến bộ xương người. Những tình trạng này có thể bao gồm các vấn đề về xương, khớp và các mô liên quan. Các tình trạng này có thể được gây ra do chấn thương, bệnh lý, hoặc do quá trình lão hóa của cơ thể.

Các tình trạng có thể ảnh hưởng đến bộ xương người có thể bao gồm:

  • Gãy xương: Gãy xương thường xảy ra do chấn thương hoặc va đập như tai nạn hoặc té ngã.
  • Viêm khớp: Viêm khớp là tình trạng viêm của các khớp, gây đau và hạn chế phạm vi cử động. Tình trạng này có thể liên quan đến quá trình thoái hóa tự nhiên, bệnh lý tự miễn hoặc là nhiễm trùng.
  • Ung thư xương: Ung thư có thể phát triển trong các mô của xương hoặc từ các tế bào do xương tạo ra. Tình trạng này có thể dẫn đến suy yếu và gãy xương.
  • Loãng xương: Loãng xương là tình trạng mất canxi từ xương, dẫn đến làm yếu xương và dễ gãy xương, nứt vỡ và bị mất cấu trúc theo thời gian.
  • Cong vẹo cột sống: Cong vẹo cột sống xảy ra khi cột sống không có dạng cong bình thường. Các dạng chính bao gồm: Gù cột sống (Kyphosis), vẹo cột sống (Scoliosis) và tật ưỡn lưng (Lordosis).
 Tìm hiểu về khung xương người 3
Tai nạn có thể gây ra tình trạng gãy xương

Làm gì để có một bộ xương chắc khỏe?

Việc có một hệ xương mạnh mẽ là cơ sở để cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến xương khớp. Sự phát triển của độ cứng và sức mạnh của xương thường diễn ra trong giai đoạn trẻ em và tuổi vị thành niên. Khi già đi, mật độ xương sẽ giảm dần, làm tăng nguy cơ loãng xương nếu không chăm sóc và bảo vệ xương đúng cách từ sớm.

Để duy trì mật độ xương, bạn cần thực hiện các thay đổi nhỏ trong lối sống như sau:

  • Bổ sung canxi: Canxi là chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe xương. Vì vậy, hãy cố gắng bổ sung canxi qua thực phẩm hàng ngày như sữa chua, sữa, phô mai, đậu, rau xanh, đậu nành, cá hồi, cá mòi, tôm,...
  • Bổ sung vitamin D: Vitamin này giúp cơ thể hấp thụ canxi hiệu quả hơn để xây dựng xương chắc khỏe. Bạn có thể uống viên bổ sung vitamin D hoặc dành thời gian tắm nắng ngoài trời.
  • Uống nhiều nước để bảo vệ, giúp các mô khỏe mạnh.
  • Tập thể dục mỗi ngày để xương khớp chắc khỏe hơn.
  • Cẩn trọng hơn khi leo thang bộ để tránh té ngã.
  • Giữ cân nặng ổn định: Việc duy trì cân nặng ở mức ổn định cũng rất quan trọng, vì sự biến động cân nặng có thể ảnh hưởng đến xương và sụn.
  • Tránh hút thuốc lá và uống nhiều rượu: Thuốc lá và rượu bia có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương và gãy xương.
 Tìm hiểu về khung xương người 4
Bổ sung canxi qua các thực phẩm hàng ngày như sữa chua, sữa, phô mai, đậu, rau xanh, đậu nành,...

Qua bài viết trên, hy vọng bạn hiểu được tầm quan trọng của khung xương người. Bạn nên biết rằng sức khỏe của xương và khớp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mọi giai đoạn của cuộc sống. Tuy nhiên, chăm sóc sức khỏe xương và khớp thường ít được chú ý và bị bỏ qua, vì các triệu chứng thường không xuất hiện cho đến khi tình trạng suy giảm của xương đã tiến triển một cách nghiêm trọng. Thực hiện một chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh có thể giúp xây dựng và duy trì sức khỏe xương tốt.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin