Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Trẻ sơ sinh vặn mình lồi rốn có sao không? Tìm hiểu ngay!

Ngày 27/04/2024
Kích thước chữ

Trẻ sơ sinh vặn mình có thể là hiện sinh lý bình thường. Vậy, khi trẻ sơ sinh vặn mình lồi rốn có sao không? Dưới đây là câu trả lời cho vấn đề này, các bậc phụ huynh cùng tham khảo nhé!

Trẻ sơ sinh vặn mình lồi rốn có sao không là câu hỏi mà nhiều bố mẹ quan tâm. Bởi đây cũng có thể là dấu hiệu của thoát vị rốn, một vấn đề cần được giải quyết kịp thời. Bài viết dưới đây Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp các bậc phụ huynh nhận biết cũng như điều trị hiệu quả tình trạng này. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Trẻ sơ sinh vặn mình lồi rốn là gì?

Trẻ sơ sinh vặn mình lồi rốn là một hiện tượng sinh lý bình thường có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo các chuyên gia, lồi rốn ở trẻ sơ sinh chủ yếu là kết quả của thoát vị, khi một phần của các nội tạng bị trượt ra ngoài thông qua lỗ rốn, tạo thành một đoạn lồi giữa phần bụng. Khi trẻ khóc to, vặn mình, hoặc rướn người, bạn có thể nhìn thấy rốn của bé phình lên. Hiện tượng này thường xuất hiện trong giai đoạn dưới 6 tháng tuổi, đặc biệt phổ biến ở trẻ sinh non hoặc nhẹ cân, cũng như thường gặp nhiều ở bé gái hơn bé trai.

Trẻ sơ sinh vặn mình lồi rốn có sao không? Tìm hiểu ngay! 1
Trẻ sơ sinh vặn mình là hiện tượng sinh lý thường gặp

Tại sao trẻ sơ sinh vặn mình lồi rốn?

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh vặn mình lồi rốn là do sự kết hợp không hoàn toàn của cơ bụng. Hiện tượng này thường xuất hiện khi bé vặn mình, ưỡn khóc, tạo áp lực lên vùng rốn. Khi mới sinh, các tế bào thần kinh, thể vân và vỏ não của bé chưa phát triển hoàn thiện, nên bé thường vận động tay chân để thích nghi với môi trường bên ngoài tử cung. Điều này có thể tăng áp lực lên vùng rốn, gây ra hiện tượng thoát vị hay lồi rốn.

Trẻ sơ sinh vặn mình lồi rốn có sao không?

Theo chuyên gia, trong hầu hết các trường hợp, hiện tượng trẻ sơ sinh vặn mình lồi rốn là hiện tượng sinh lý, không gây nguy hiểm đến sức khỏe hay tính mạng của bé. Thậm chí, bệnh không gây đau đớn ngay cả khi không được điều trị. Tuy nhiên, nó có thể ảnh hưởng đến khía cạnh thẩm mỹ, đặc biệt là ở các bé gái.

Thông thường, trẻ sơ sinh bắt đầu vặn mình từ 5 - 6 tuần tuổi và thóp lại khoảng 3 - 4 tháng sau đó. Rốn sẽ khó trở lại vị trí ban đầu trong thời gian ngắn sau khi bị lồi. Hiện tượng này thường tự khỏi khi bé được 1 tuổi, nhưng có những trường hợp phải đến 4 - 5 tuổi rốn mới bớt lồi. Hiếm hoi, lồi rốn có thể là dấu hiệu của bệnh thoát vị nghẹt, gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không phẫu thuật kịp thời.

Trẻ sơ sinh vặn mình lồi rốn có sao không? Tìm hiểu ngay! 2
Trẻ sơ sinh vặn mình lồi rốn có sao không thì thường là không sao, sẽ tự khỏi khi bé 1 tuổi

Thoát vị nghẹt là tình trạng khi cơ quan trong túi thoát vị bị ép và thắt nghẽn ở cổ túi, gây ra rối loạn chức năng. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của các trường hợp thoát vị thành bụng. Nếu không được điều trị kịp thời, một phần ruột có thể bị tổn thương do thiếu máu, dẫn đến tổn thương và thậm chí tử vong. Vì vậy, nếu trẻ sơ sinh vặn mình lồi rốn kéo dài và đi kèm với đau bụng, quấy khóc, hoặc từ chối ăn, cần đưa bé đến gặp bác sĩ ngay lập tức để kiểm tra và có biện pháp điều trị kịp thời.

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị lồi rốn

Bên cạnh việc quan tâm lo lắng cho câu hỏi trẻ sơ sinh vặn mình lồi rốn có sao không, các bậc phụ huynh cũng cần quan sát và phát hiện các dấu hiệu bị lồi rốn ở trẻ sơ sinh. Theo chuyên gia, trẻ sơ sinh nếu rướn người, vặn mình nhiều bị lồi rốn có thể xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Vùng rốn có khối phình to.
  • Khi sử dụng tay ấn nhẹ vào vùng rốn, có thể cảm nhận được phần đó thụt vào bên trong.
  • Khi bé vặn hoặc rướn mình, phần lồi ở rốn sẽ trở nên rõ hơn. Tuy nhiên, khi bé đi ngủ hoặc thư giãn, phần lồi này có thể nhỏ lại hoặc biến mất, khó nhìn thấy bằng mắt thường.
  • Kích thước của phần rốn lồi chỉ khoảng 2,5cm.
  • Thường thì trẻ sơ sinh vặn mình lồi rốn không cảm thấy đau. Do đó, bé không có phản ứng gì đặc biệt đối với vùng rốn lồi.
Trẻ sơ sinh vặn mình lồi rốn có sao không? Tìm hiểu ngay! 3
Bố mẹ cần chú ý cho trẻ đi khám khi có dấu hiệu thoát vị rốn

Điều trị thoát vị rốn như thế nào?

Thường thì khối thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh sẽ tự khắc đóng khi bé đạt từ 1 đến 2 tuổi. Mặc dù trong quá trình khám sức khỏe, bác sĩ có thể đẩy khối thoát vị trở lại vào bụng, nhưng bố mẹ không nên tự làm điều này. Một số người nghĩ rằng có thể sử dụng đồng xu hoặc băng dính để khắc phục tình trạng này, nhưng các chuyên gia khuyến cáo rằng cách này không mang lại hiệu quả và có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ dưới băng, gây ra nhiễm trùng.

Phẫu thuật thường được chỉ định cho trẻ em có các dấu hiệu sau:

  • Trẻ cảm thấy đau ở khối thoát vị;
  • Khối thoát vị có đường kính lớn hơn 1 đến 2cm;
  • Khối thoát vị lớn và không giảm kích thước trong 2 năm đầu đời;
  • Khối thoát vị không biến mất khi trẻ 4 tuổi;
  • Ruột bị mắc kẹt trong khối thoát vị.

Trước khi phẫu thuật, trẻ sẽ được hướng dẫn không ăn uống trong một khoảng thời gian được quy định. Quá trình phẫu thuật diễn ra khoảng một giờ. Sau khi được gây mê toàn thân, bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật bằng cách rạch một đường cận rốn và đẩy các mô ruột trở lại vào bụng. Vết mổ sau đó sẽ được đóng kín bằng keo phẫu thuật để đảm bảo vết thương liền mạch và nhanh chóng lành lại.

Trẻ sơ sinh vặn mình lồi rốn có sao không? Tìm hiểu ngay! 4
Phẫu thuật là một trong các phương pháp điều trị thoát vị rốn hiện nay

Sau khi tỉnh dậy hoàn toàn, hầu hết trẻ có thể về nhà trong vài giờ sau phẫu thuật. Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc giảm đau không kê toa để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Trẻ sẽ được lên lịch tái khám khoảng sau 2 đến 4 tuần. Trong quá trình chăm sóc trẻ bị thoát vị rốn sau phẫu thuật, nếu trẻ có các triệu chứng như sốt, đau, hoặc sưng tại vị trí phẫu thuật, hoặc có các triệu chứng không bình thường khác, bố mẹ cần đưa trẻ quay lại cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Cách phòng ngừa trẻ sơ sinh vặn mình lồi rốn

Những lưu ý dành cho ba mẹ khi chăm sóc con trẻ, để phòng ngừa tình trạng bé vặn mình lồi rốn:

  • Thay tã bỉm thường xuyên để giữ cho vùng da của bé luôn khô ráo và sạch sẽ, đồng thời mặc quần áo rộng rãi, thoải mái để tránh cảm giác ngứa ngáy.
  • Khi thấy bé vặn mình lồi rốn, mẹ có thể ôm bé vào lòng để giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Đảm bảo rằng nhiệt độ phòng không quá nóng hoặc quá lạnh, vì nhiệt độ không lý tưởng có thể làm bé quấy khóc và vặn mình trong giấc ngủ.
  • Kiểm tra đều đặn làn da của bé để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường như đau đỏ, viêm loét hoặc nổi mẩn.
  • Thường xuyên vệ sinh vùng rốn cho bé bằng dung dịch nước muối sinh lý để giảm nguy cơ viêm nhiễm.
  • Trong trường hợp vùng rốn của bé có dấu hiệu bất thường như chảy máu hoặc rỉ dịch, mẹ nên đưa bé đến thăm bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Bài viết này của Nhà thuốc Long Châu có thể giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng trẻ sơ sinh vặn mình lồi rốn có sao không. Mặc dù không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, nhưng nếu tình trạng này kéo dài có thể gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Do đó, việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa từ sớm là rất quan trọng.

Xem thêm:

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin