Tự nhiên bị đau lưng là triệu chứng của bệnh lý nào?
Ngày 06/05/2024
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Tình trạng đau lưng khiến cho người mắc phải cảm thấy khó chịu, đồng thời chất lượng cuộc sống cũng bị suy giảm. Nhiều người trở nên lo lắng khi tự nhiên bị đau lưng. Vậy tự nhiên đau lưng là triệu chứng của bệnh lý nào? Tình trạng đau lưng này được điều trị như thế nào?
Không nên xem nhẹ tình trạng đau lưng bởi đây có thể là triệu chứng của các bệnh lý xương khớp khá nguy hiểm. Vậy tự nhiên bị đau lưng là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cụ thể đau lưng là gì, cũng như những bệnh lý tiềm ẩn sau tình trạng đau lưng nhé!
Đau lưng là gì?
Đau lưng là tình trạng các cơn đau gần hoặc chạy dọc theo phần cột sống. Cảm giác đau có thể dữ dội, âm ỉ hoặc có kèm theo nóng rát. Ở một số người, thậm chí cơn đau có thể sẽ lan đến chi, gây yếu cơ, gây tê bì chân tay. Đau lưng có thể xuất phát từ vấn đề ở xương, khớp, cơ, dây thần kinh hoặc từ cột sống. Ngoài ra, đau lưng có thể do bị ảnh hưởng của thận, động mạch chủ, túi mật, tuyến tụy.
Có 4 vị trí đau lưng tại 4 khu vực là đau lưng giữa, đau lưng bên (phải hoặc trái), đau lưng trên, đau lưng dưới. Ngoài ra, tùy theo thời gian đau lưng của người bệnh mà tình trạng đau lưng có thể chia thành 2 loại là đau lưng cấp tính (thường bắt đầu đột ngột, có thể kéo dài đến 6 tuần) và đau lưng mạn tính (cơn đau lưng phát triển một thời gian dài, thường kéo dài trên 3 tháng). Vậy tự nhiên bị đau lưng là do nguyên nhân gì và bệnh lý nào tiềm ẩn phía sau? Cùng theo dõi tiếp phần thông tin được chia sẻ bên dưới.
Tự nhiên bị đau lưng là triệu chứng của bệnh lý nào?
Khi tự nhiên bị đau lưng, nhiều người không khỏi thắc mắc không biết đây là dấu hiệu cảnh báo điều gì. Thực tế, đau lưng là một trong những triệu chứng cảnh báo các vấn đề về cột sống như:
Thoái hóa cột sống ở lưng
Thoái hóa cột sống ở lưng xuất hiện tại vị trí địa đệm và sụn khớp. Cột sống khi bị thoái hóa sẽ khiến người bệnh thường xuyên bị đau lưng ở vùng dưới liên tục, cơn đau có thể tăng khi bạn vặn mình, cúi người hay nâng vác các vật nặng.
Thoát vị đĩa đệm ở cột sống vùng thắt lưng
Thoát vị đĩa đệm ở cột sống vùng thắt lưng là tình trạng phần nhân nhầy của đĩa đệm ở cột sống bị lệch khỏi vị trí so với bình thường. Điều này có thể chèn ép các rễ dây thần kinh, gây đau nhức và tê bì.
Căng dây chằng hoặc căng cơ
Nếu cử động chuyển hướng một cách bất ngờ hoặc thường xuyên phải nâng vật nặng, điều này có thể sẽ làm căng dây chằng cột sống và căng hệ thống cơ bên cạnh cột sống. Trong một số trường hợp, nếu thể chất người bệnh kém, tình trạng căng thẳng liên tục tại vùng lưng sẽ dễ xảy ra những cơn đau ở thắt lưng.
Hẹp ống sống
Hẹp ống sống là trạng thái ống sống bị thu hẹp lại, từ đó chèn ép các rễ dây thần kinh và tủy sống. Nguyên nhân do gai cột sống phát triển, dây chằng thoái hóa khiến cho dây chằng bị dày lên và lòng ống sống hẹp, viêm khớp cột sống, thoát vị đĩa đệm,... Người bệnh sẽ bị đau vùng thắt lưng và cơn đau có thể lan đến chân.
Gai cột sống
Khi bị gai cột sống, gai xương sẽ chèn ép lên những dây thần kinh khiến người bệnh cảm thấy đau nhức tại vùng vai, cổ hoặc vùng thắt lưng. Nếu tình trạng này diễn tiến nặng có thể làm cho người bệnh giảm hoặc mất đi khả năng vận động tại những vùng bị ảnh hưởng.
Cong vẹo cột sống
Đây là tình trạng cột sống bị cong lệch sang một bên. Chúng làm mất sự ổn định và bền vững của cột sống. Tình trạng này có thể xuất hiện tại một hay nhiều vị trí. Triệu chứng thường gặp nhất là cứng khớp hay đau thắt lưng, tê chân. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ gãy xẹp các đốt sống hoặc thoái hóa đĩa đệm.
Loãng xương
Tình trạng loãng xương thường xảy ra ở nữ giới sau khi mãn kinh hoặc những người sử dụng corticoid dài ngày. Tình trạng này thường diễn ra một cách âm thầm và không có các triệu chứng rõ ràng. Đốt sống ở thắt lưng có thể gãy xẹp do nguyên nhân loãng xương hoặc gây tình trạng đau nhức cho người bệnh.
Đau thần kinh tọa
Dây thần kinh tọa là dây thần kinh có chiều dài dài nhất trong cơ thể. Những cơn đau dây thần kinh tọa có thể xuất hiện do tình trạng thoát vị đĩa đệm hay thoái hóa cột sống. Cơn đau này có thể diễn ra đột ngột hoặc từ từ, dữ dội hay âm ỉ. Trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến rối loạn giao cảm, mất khả năng vận động tại các vùng bị ảnh hưởng và đại tiện không tự chủ.
Khối u
Mô bất thường bên trong cột sống hay xung quanh cột sống sẽ phát triển thành khối u cột sống. Các khối u này chèn ép cột sống đồng thời gây tổn thương lên tủy sống và từ đó tạo nên cảm giác đau âm ỉ hoặc dữ dội cho người bệnh. Khối u cột sống cần được điều trị sớm để tránh tình trạng di căn.
Các nguyên nhân khác gây đau lưng
Bên cạnh các nguyên nhân mà bài viết vừa chia sẻ ở trên, tình trạng tự nhiên bị đau lưng còn phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Tuổi tác: Người lớn tuổi, cụ thể là người trên 40 tuổi thường xuất hiện những cơn đau lưng.
Lười vận động: Đối tượng lười vận động sẽ làm cho cơ yếu dần, đặc biệt là cơ lưng và cơ bụng. Từ đó dẫn đến tình trạng đau lưng.
Béo phì, thừa cân: Cân nặng vượt ngưỡng cho phép sẽ tạo áp lực cho cơ thể khi di chuyển, vận động nhiều, nhất là vùng lưng. Đây là một trong các nguyên nhân xuất hiện tình trạng tự nhiên đau lưng.
Hút thuốc lá: Thói quen hút thuốc lá sẽ khiến bạn mắc tình trạng đau lưng cao hơn người bình thường. Bởi thuốc lá làm giảm lưu lượng máu di chuyển đến cột sống, đồng thời giảm mật độ xương và làm tăng nguy cơ mắc loãng xương.
Bệnh lý: Các bệnh lý có thể kích hoạt cơn đau lưng như bệnh zona, bệnh viêm khớp, rối loạn giấc ngủ, hội chứng chùm đuôi ngựa,...
Tâm lý: Hội chứng đau mỏi cơ tâm lý có thể gây ra tình trạng đau lưng. Khi gặp vấn đề lo âu, căng thẳng trong cuộc sống, công việc, gia đình đều là những yếu tố gây xáo trộn hoạt động hệ thần kinh trung ương. Từ đó khiến mạch máu co lại, lưu thông kém và gây ra cảm giác đau lưng.
Điều trị đau lưng như thế nào?
Tình trạng đau lưng có thể được điều trị bằng vật lý trị liệu, sử dụng thuốc hoặc nặng hơn có thể phẫu thuật. Cụ thể như sau:
Dùng thuốc
Tùy theo tình trạng và mức độ đau lưng, bác sĩ có thể kê cho bệnh nhân sử dụng một số thuốc như sau:
Các chuyên viên về vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn người bệnh tập các bài tập giúp tăng cường tính linh hoạt của cơ bụng và cơ lưng. Từ đó giúp tình trạng đau lưng được cải thiện.
Phẫu thuật
Đối với những trường hợp bị thoát vị đĩa đệm mức độ nặng, xẹp đốt sống hoặc phương pháp sử dụng thuốc và vật lý trị liệu không hiệu quả, các bác sĩ có thể can thiệp phẫu thuật. Tuy nhiên, phẫu thuật này tương đối phức tạp và có khả năng cao xảy ra biến chứng tổn thương thần kinh, nhiễm trùng, yếu cơ, bại liệt, thậm chí là tử vong nên cần phải được cân nhắc kỹ.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về nguyên nhân dẫn đến tình trạng tự nhiên bị đau lưng. Tuy là dấu hiệu thường gặp nhưng bạn không nên chủ quan. Nếu cơn đau lưng ngày càng tiến triển nặng, hãy đến cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị kịp thời tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.