Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Uống thuốc chống nôn có hại không? Những lưu ý cần biết để sử dụng an toàn

Ngày 13/09/2023
Kích thước chữ

Hiện tượng nôn là một phản ứng sinh lý của cơ thể, xuất phát từ sự gắng sức của cơ thể nhằm loại bỏ vi khuẩn hoặc các độc tố. Quá trình nôn có thể xảy ra một lần duy nhất hoặc kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định. Vậy uống thuốc chống nôn có hại không?

Thuốc chống nôn được dùng để điều trị những trường hợp buồn nôn và nôn sau khi sử dụng loại thuốc mới khác. Trong bối cảnh này, nhiều người hoang mang không biết liệu uống thuốc chống nôn có hại không. Hãy cùng theo dõi bài viết sau của Nhà thuốc Long Châu để có câu trả lời và cái nhìn rõ ràng hơn về vấn đề này.

Thế nào là thuốc chống nôn?

Trước khi tìm hiểu liệu uống thuốc chống nôn có hại không thì hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu thuốc chống nôn là gì đã nhé. Thuốc chống nôn là loại dược phẩm được chỉ định thông qua kê đơn, nhằm mục đích điều trị triệu chứng buồn nôn và nôn mửa, phát sinh sau khi sử dụng các loại thuốc mới. Có thể nhận biết buồn nôn và nôn mửa có phải là tác dụng phụ của một loại thuốc mới bằng cách quan sát sự xuất hiện chúng ngay sau khi sử dụng loại thuốc này. Thông thường, chúng được sử dụng đối với các bệnh nhân đang trong quá trình hóa trị và xạ trị.

Ngoài ra, các loại thuốc chống nôn có thể được áp dụng để điều trị các trường hợp nhiễm trùng, viêm dạ dày ruột nghiêm trọng và tình trạng nôn mửa thai kỳ. Các thuốc này có thể chia thành các loại kháng Histamin, chất ức chế Serotonin, chất ức chế Dopamin, Corticosteroid, chất ức chế thụ thể NK1, Benzodiazepine hoặc vài tác nhân khác. Các sản phẩm phổ biến trong danh sách thuốc chống nôn bao gồm thuốc Vomina, Pruzena…

Uống thuốc chống nôn có hại không? Những lưu ý cần biết để sử dụng an toàn 1
Thuốc chống nôn thường được sử dụng cho bệnh nhân hóa xạ trị

Nếu bệnh nhân là trẻ em, hãy thảo luận với bác sĩ để lựa chọn phương pháp chống nôn phù hợp, bởi một số loại thuốc không nên sử dụng cho trẻ em dưới 12 tuổi. Cần lưu ý rằng nếu buồn nôn hoặc nôn mửa kèm theo các triệu chứng như sốt, sự biến đổi màu da (vàng da), xuất huyết hoặc đau bụng, việc tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức là cần thiết. Bởi vì điều này có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng hơn.

Biểu hiện, nguyên nhân gây buồn nôn và nôn mửa

Buồn nôn và nôn mửa là hai tình trạng thường gặp trong lĩnh vực y tế. Buồn nôn được xác định như một cảm giác không thoải mái, khó chịu dẫn đến nôn, trong khi nôn mửa là hành động mạnh mẽ của cơ thể để tống các chất từ dạ dày ra ngoài thông qua đường miệng.

Tình trạng buồn nôn và nôn mửa thường không nghiêm trọng và xảy ra một cách tự nhiên. Tuy nhiên, việc tìm kiếm sự hỗ trợ y tế ngay lập tức là cần thiết nếu có sự xuất hiện của các dấu hiệu sau đây:

  • Tình trạng nôn kéo dài hơn 24 giờ;
  • Nôn ra máu;
  • Đau bụng nghiêm trọng;
  • Cảm giác đau đầu nghiêm trọng và căng cứng cổ;
  • Biểu hiện của mất nước như miệng khô, tiểu ít hoặc đi tiểu ra nước màu sẫm.

Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng buồn nôn và nôn mửa, bao gồm:

  • Buồn nôn thai kỳ;
  • Các bệnh viêm nhiễm dạ dày, ruột và nhiễm trùng khác;
  • Bệnh đau nửa đầu;
  • Say khi đi tàu, xe;
  • Bị ngộ độc thực phẩm;
  • Tác dụng không mong muốn của các loại thuốc như là thuốc điều trị ung thư;
  • Tắc nghẽn ruột;
  • Tiếp xúc với các chất độc hại hoặc bị ngộ độc;
  • Các vấn đề về sức khỏe của các cơ quan khác như tim, gan hoặc thận.
Uống thuốc chống nôn có hại không? Những lưu ý cần biết để sử dụng an toàn 2
Say tàu xe dễ dẫn đến tình trạng nôn mửa

Để điều trị tình trạng buồn nôn và nôn mửa, cần phải xác định nguyên nhân gây ra nó. Một loạt các loại thuốc có tác dụng trên hệ thần kinh, có thể được sử dụng để chữa trị cảm giác buồn nôn và nôn mửa. Đối với các trường hợp nôn mửa nghiêm trọng, có thể cần phải sử dụng phương pháp truyền dịch tĩnh mạch để xử lý tình trạng mất nước.

Phân loại các thuốc chống nôn hiệu quả

Một số sản phẩm chống nôn được sử dụng thông qua đường uống. Một vài loại khác thì tác dụng lên cơ thể con người dựa vào đường tiêm hoặc miếng dán. Loại thuốc chống nôn nên được sử dụng dựa trên các nguyên nhân dẫn đến biểu hiện của bản thân, cụ thể gồm:

Nhóm thuốc chống nôn dành cho người say tàu, xe

Để giảm triệu chứng buồn nôn và nôn do say tàu xe, người dùng nên mua loại thuốc kháng Histamin. Các loại thuốc này hoạt động bằng cách làm giảm hầu hết cảm giác chuyển động trong tai của bạn, khiến bạn cảm thấy nhẹ nhàng ví dụ như là dược phẩm Dimenhydrinat và Meclizine.

Nhóm thuốc chống nôn cho căn bệnh cúm dạ dày

Bệnh cúm dạ dày, gây ra bởi virus hoặc vi khuẩn, có thể được điều trị bằng thuốc không kê đơn Bismuth - Subsalicylate. Loại thuốc này hoạt động bằng cách tạo lớp bảo vệ trên niêm mạc dạ dày của bạn. Hơn nữa, có thể cân nhắc sử dụng các loại đường OTC (Over - The - Counter), fructose hoặc axit phosphoric.

Nhóm thuốc chống nôn cho hóa trị liệu

Buồn nôn và nôn mửa là các triệu chứng rất thường gặp trong quá trình điều trị hóa trị đối với những bệnh nhân mắc căn bệnh ung thư. Chính vì vậy, để ngăn ngừa và giải quyết hoàn toàn các triệu chứng này, thuốc chống nôn thường được sử dụng trước và sau khi thực hiện phương pháp hóa trị.

Nhóm thuốc chống nôn cho bệnh nhân sau phẫu thuật

Buồn nôn và nôn sau phẫu thuật thường có thể do tác động của thuốc gây mê trong quá trình phẫu thuật. Các loại thuốc được kê đơn để điều trị bao gồm:

  • Thuốc ức chế thụ thể của Serotonin 5-HT3 như là Dolasetron, Ondansetron và Granisetron;
  • Thuốc đối kháng với Dopamin như là Metoclopramide, Domperidone và Droperidol;
  • Corticosteroid như là Dxamethasone.

Nhóm thuốc chống nôn thai kỳ

Triệu chứng ốm nghén thường xuất hiện khi mang thai. Tuy nhiên, thường chỉ có sự kê đơn thuốc chống nôn khi triệu chứng này trở nên nghiêm trọng. Đối với trường hợp ốm nghén nghiêm trọng như Hyperemesis Gravidarum, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc sau:

  • Thuốc kháng Histamin, ví dụ như Dimenhydrinate;
  • Vitamin B6;
  • Thuốc đối kháng với Dopamin, ví dụ như Prochlorperazine và Promethazine ( hay còn được gọi là Pentazine hoặc Phenergan);
  • Metoclopramide nếu các phương pháp khác không mang lại kết quả.
Uống thuốc chống nôn có hại không? Những lưu ý cần biết để sử dụng an toàn 3
Phụ nữ mang thai chỉ nên sử dụng thuốc chống nôn khi có chỉ định của bác sĩ

Uống thuốc chống nôn có hại không?

Trước khi tìm câu trả lời cho vấn đề “Uống thuốc chống nôn có hại không?”, hãy cùng tìm hiểu về những ảnh hưởng của hiện tượng nôn mửa đến cơ thể con người. Thuật ngữ "nôn" đề cập đến quá trình cơ thể đẩy mạnh nội dung của dạ dày ra khỏi miệng và còn được gọi là "nôn mửa." Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra nôn mửa, bao gồm các yếu tố như ngộ độc thực phẩm, viêm dạ dày, chấn thương đầu và u não.

Thông thường, nôn mửa đối với sức khỏe không gây hại, nhưng nó thường là dấu hiệu cho thấy rằng cơ thể đang có bất thường. Một tình trạng cũng quan trọng không kém sau các cơn nôn mửa hàng loạt là hiện tượng cơ thể mất nước. Người lớn thường có nguy cơ mất nước thấp hơn, nhưng trẻ em dễ bị mất nước hơn do cơ thể không thể nhận biết các triệu chứng của sự mất nước.

Uống thuốc chống nôn có hại không? Những lưu ý cần biết để sử dụng an toàn 4
Uống thuốc chống nôn có hại không phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Ngoài ra, hãy quan sát cẩn thận màu sắc của chất nôn. Nếu chất nôn có màu đỏ hoặc sẫm, điều này cho thấy chất nôn chứa máu. Nếu có màu xanh lục thì là dấu hiệu của sự có mặt của dịch mật. Máu trong chất nôn có thể chỉ ra sự xuất hiện của vết loét hoặc tổn thương trong hệ tiêu hóa. Trong khi đó, màu xanh lục là biểu hiện rằng hệ tiêu hóa của bạn đang gặp vấn đề.

Theo các chuyên gia, việc uống thuốc chống nôn không gây hại nếu bạn tuân thủ chỉ định của bác sĩ hoặc hướng dẫn trên hộp thuốc. Thuốc chống nôn thường được sử dụng để giảm cảm giác buồn nôn. Bên cạnh đó, thuốc còn ngăn chặn nôn mửa trong các tình huống như say tàu, nôn do bệnh sưng nghén hoặc trong quá trình điều trị hóa trị hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên, không nên sử dụng thường xuyên thuốc chống nôn hoặc thay thế cho việc thăm bác sĩ khi cần thiết. Bởi nếu tình trạng nôn mửa diễn ra liên tục, bạn có thể đang gặp các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, trước khi sử dụng thuốc nên thảo luận với bác sĩ về tình trạng của mình.

Như vậy, Nhà thuốc Long Châu đã cùng quý độc giả trả lời câu hỏi uống thuốc chống nôn có hại không. Nếu bạn trải qua triệu chứng đau bụng dữ dội, nôn mửa và sốt thì đây là những dấu hiệu rõ ràng của viêm ruột thừa. Trong tình huống này, việc liên hệ với bác sĩ ngay lập tức là rất quan trọng. Ngoài ra, các trường hợp nôn mửa liên tiếp sau tai nạn hoặc chấn thương đầu đều là dấu hiệu của chấn động não và không nên xem thường.

Xem thêm: 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.