Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc do vi khuẩn gây ra, vị trí chủ yếu ở mũi và hầu họng. Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn trên 60 tuổi, tuy nhiên bất kỳ ai cũng có khả năng mắc bệnh. Vậy vì sao bạch hầu nguy hiểm? Mức độ nghiêm trọng của bệnh bạch hầu như thế nào? Có cách nào để phòng ngừa căn bệnh này không?
Có lẽ bệnh bạch hầu không còn là căn bệnh quá xa lạ với nhiều người. Song đừng vì thế mà chủ quan với bệnh, đây là một trong những bệnh nhiễm trùng rất nguy hiểm. Vậy vì sao bạch hầu nguy hiểm? Căn bệnh này có thực sự đáng sợ như nhiều người vẫn hay nhắc đến. Mời bạn cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nhé!
Bệnh bạch hầu được biết đến là bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Bệnh diễn tiến nhanh và phức tạp, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Đồng thời, tốc độ lây lan vi khuẩn nhanh chóng cùng với khả năng sống độc lập ở môi trường bên ngoài có thể dễ bùng phát các ổ dịch bệnh bạch hầu.
Vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae là vi khuẩn chứa độc tố. Khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ tiết độc tố làm ức chế sự tăng trưởng và phát triển của các tế bào tại khu vực đó. Theo thời gian các tế bào này sẽ chết đi và tạo thành giả mạc có màu trắng xám, bám dính chắc tại vị trí đó. Thông thường, vi khuẩn bạch hầu thường gây bệnh tại niêm mạc mũi hoặc hầu họng. Đôi khi cũng có thể xuất hiện ở một số vị trí khác như da, kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục, ống tai,…
Sau khoảng 2 - 5 ngày nhiễm vi khuẩn, người bệnh bạch hầu sẽ bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu của nhiễm khuẩn như sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, ho, viêm họng, đau họng, hạch bạch huyết ở cở bị sưng, khó nuốt, khó thở,… Một đặc điểm nổi bật của bệnh bạch hầu giúp phân biệt với các bệnh cảm lạnh thông thường đó là việc hình thành các mảng màu xám trắng, bám dính ở quanh họng.
Tùy vào vị trí gây bệnh của vi khuẩn mà có thể có thêm một số triệu chứng khác như:
Có thể nhiều người đã từng nghe đến cái tên bệnh bạch hầu, tuy nhiên để hiểu rõ về căn bệnh này thì chưa có được bao nhiêu người. Vì vậy họ vẫn còn rất chủ quan trong việc phòng ngừa cũng như bảo vệ cơ thể trước những nguồn lây lan. Vậy bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào?
Bệnh bạch hầu là một trong những căn bệnh nguy hiểm, nó được xếp vào nhóm bệnh truyền nhiễm dễ lây lan nhất. Đặc biệt, đối tượng có nguy cơ cao dễ bị nhiễm bệnh đó là trẻ em dưới 5 tuổi và người già trên 60 tuổi.
Con đường lây nhiễm bệnh bạch hầu đó là sự tiếp xúc với các giọt nước bọt hoặc dịch tiết hô hấp của người bệnh, lúc này vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua đường hô hấp. Vi khuẩn bạch hầu có khả năng duy trì sự sống ở bên ngoài môi trường, vì vậy khi tiếp xúc với các đồ dùng cá nhân, quần áo, đồ chơi hay uống nước hoặc sữa có nhiễm vi khuẩn bạch hầu, người bình thường cũng có khả năng cao bị nhiễm vi khuẩn.
Không phải ai mắc vi khuẩn bạch hầu cũng xuất hiện các triệu chứng điển hình của bệnh. Một số người mặc dù đã nhiễm vi khuẩn được khoảng 6 tuần nhưng hoàn toàn không có dấu hiệu của bệnh, trường hợp này được gọi là người lành mang bệnh. Tuy nhiên càng nguy hiểm hơn khi người lành mang bệnh cũng chính là một trong những nguồn lây lan bệnh sang người khác. Như vậy, vô tình bạn có thể sẽ trở thành người truyền bệnh ngay cả khi bạn không biết mình mắc bệnh bạch hầu.
Đây là nguyên nhân chính khiến cho bạch hầu trở thành căn bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng và dễ tạo thành ổ dịch bệnh trong cộng đồng.
Khi vừa nhiễm vi khuẩn bạch hầu bạn có thể sẽ không xuất hiện bất kỳ dấu hiệu lạ thường nào. Sau thời gian ủ bệnh, bạn bắt đầu xuất hiện các triệu chứng điển hình, cảm giác mệt mỏi, khó chịu nhưng theo thời gian, bệnh sẽ tiến triển nặng hơn, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể có những biến chứng thậm chí là tử vong.
Một số biến chứng nghiêm trọng của bệnh bạch hầu:
Bệnh bạch hầu có nguy cơ gây tử vong cho người bệnh. Tùy vào thể trạng và cơ địa của mỗi người, vi khuẩn bạch hầu có thể giết chết bạn, thậm chí quá trình này có thể diễn ra nhanh chóng trong vòng 6 - 10 ngày. Theo thống kê, tỷ lệ tử vong của bệnh bạch hầu khoảng 5 - 10% và có thể tăng cao khoảng 20% trong trường hợp người bệnh là trẻ dưới 5 tuổi hoặc người lớn trên 40 tuổi.
Nhờ sự ra đời của vaccine phòng bệnh bạch hầu mà tính nghiêm trọng của dịch bệnh bạch hầu đã thay đổi đáng kể. Bạn hoàn toàn có thể tạo miễn dịch cho cơ thể bằng cách tiêm phòng vaccine bạch hầu.
Hiện nay vaccine bạch hầu đã có trong các loại vaccine kết hợp như vaccine 3 trong 1, vaccine 4 trong 1, vaccine 5 trong 1 hay 6 trong 1. Với nỗ lực sẽ xoá bỏ các bệnh nguy hiểm đối với trẻ em, Chính phủ và Bộ y tế đã đưa ra chương trình Tiêm chủng mở rộng, nhằm khuyến khích chích ngừa phòng bệnh cho trẻ em. Đảm bảo chích ngừa đủ mũi và đúng thời gian để tạo miễn dịch suốt đời cho cơ thể.
Ngoài ra bạn cũng nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, giữ vệ sinh cá nhân đặc biệt là mũi, họng mỗi ngày. Vệ sinh nơi ở và làm việc sạch sẽ, thông thoáng và có đủ ánh sáng. Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
Nếu có dấu hiệu hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được chẩn đoán, điều trị kịp thời. Những người tiếp xúc gần với nguồn lây bệnh hoặc người dân sống trong khu vực có dịch bệnh cần chấp hành nghiêm việc uống thuốc phòng ngừa và tiêm vaccine theo chỉ định cơ quan y tế.
Thông qua bài biết, bạn đã có thể tự mình trả lời câu hỏi vì sao bạch hầu nguy hiểm, đồng thời bạn cũng đã có thêm những kiến thức cơ bản, cách nhận biết và phòng ngừa bệnh bạch hầu. Bệnh bạch hầu sẽ không còn là căn bệnh đáng sợ nếu chúng ta cùng chung tay bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình và những người xung quanh.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.