Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Viêm amidan nên ăn gì và kiêng gì để mau khỏi bệnh?

Ngày 25/07/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Viêm amidan là bệnh về hô hấp rất phổ biến mà nhiều người thường gặp. Để điều trị viêm amidan hiệu quả, ngoài dùng thuốc, người bệnh cũng cần có một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Vậy viêm amidan nên ăn gì và kiêng gì để nhanh phục hồi?

Chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp có vai trò quan trọng trong việc điều trị và phòng ngừa bệnh viêm amidan. Hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu viêm amidan nên ăn gì theo chế độ ăn uống gợi ý sau đây.

Viêm amidan là gì?

Amidan hoạt động như cơ quan bảo vệ và ngăn cơ thể khỏi bị nhiễm trùng. Khi vi khuẩn và virus tấn công ồ ạt vào cơ thể khiến amidan không thể chống đỡ, gây ra tình trạng nhiễm trùng tại đây gọi là viêm amidan.

Đối tượng bị viêm amidan ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là trẻ em, đặc biệt là trẻ em từ tuổi mẫu giáo đến tuổi thiếu niên. Các triệu chứng viêm amidan bao gồm sưng amidan, đau họngsốt.

Virus và vi khuẩn là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm amidan. Chẳng hạn bệnh viêm họng liên cầu khuẩn do vi khuẩn Streptococcal gây ra, nếu không được điều trị sớm, có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.

Viêm amidan nên ăn gì và kiêng gì để mau khỏi bệnh? 1
Khi virus và vi khuẩn tấn công cơ thể, amidan không chống lại được gây nhiễm trùng amidan

Các dấu hiệu của bệnh viêm amidan rất dễ nhận biết và thường biến mất trong vòng 7 đến 10 ngày.

Phân loại viêm amidan

Có 2 dạng viêm amidan:

  • Viêm amidan cấp tính: Nguyên nhân gây bệnh do một loại vi khuẩn hoặc virus lây nhiễm vào amidan, chủ yếu ở amidan khẩu cái, làm sưng và gây đau họng. Trên amidan phát triển một lớp màu xám hoặc trắng, nổi hạch bạch huyết tại cổ và hàm.
  • Viêm amidan mạn tính: Nhiễm trùng amidan kéo dài hoặc các đợt viêm amidan cấp tính lặp đi lặp lại gây nên viêm amidan mạn tính.

Nguyên nhân gây viêm amidan

Amidan có nhiều khe và hốc nên các tác nhân gây bệnh dễ xâm nhập vào cơ thể gây viêm amidan. Các tác nhân gồm:

  • Các loại virus gây bệnh viêm amidan như virus epstein-Barr, virus cúm, virus parainfluenza, virus herpes simplex, adenoviruses, enteroviruses.
  • Các bệnh đường hô hấp do nhiễm khuẩn như ho gà, sởi...
  • Do vệ sinh cá nhân kém.
  • Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh, dùng đồ uống lạnh như ăn kem, uống nước đá, bia lạnh.
  • Môi trường sống ô nhiễm.
  • Thời tiết thay đổi đột ngột.

Triệu chứng của viêm amidan

Các dấu hiệu đặc trưng dể nhận biết bệnh viêm amidan gồm:

  • Khô cổ họng, thở có mùi hôi: Do vi khuẩn tập trung ở amidan kết hợp các dịch mủ tồn động dẫn đến mùi hôi trong hơi thở, làm ngứa họng và vướng họng.
  • Nuốt đồ ăn thức uống gặp khó khăn do amidan phì đại, nói khó và không rõ ràng, khi ngủ phát ra tiếng ngáy.
  • Xảy ra hiện tượng xuất huyết, có chấm mủ màu trắng hoặc vàng ở amidan ngay hốc miệng và vòm miệng.
  • Xuất hiện hạch bạch huyết ở cổ, nhất là ở vùng sau hàm dưới dẫn đến sưng to và gây đau.
  • Người bệnh có thể gặp các triệu chứng khác là mệt mỏi, chán ăn, khó tiêu, sốt và đau đầu…
Viêm amidan nên ăn gì và kiêng gì để mau khỏi bệnh? 2
Một trong các triệu chứng của viêm amidan là cổ họng khô gây ngứa họng, vướng họng

Trường hợp nào bác sĩ chỉ định cắt amidan?

Nếu viêm amidan ở mức độ nhẹ thì chỉ điều trị bằng thuốc, không cần cắt amidan. Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt amidan trong các trường hợp sau:

  • Viêm amidan cấp tính gây các biến chứng như viêm xoang, viêm tai giữa hoặc viêm khớp, viêm cầu thận, thấp tim… hoặc bệnh tái đi tái lại từ 5 - 6 lần/năm.
  • Kích thước amidan quá to gây cản trở ăn uống, dẫn đến khó thở lúc ngủ, ngủ ngáy hoặc nhiễm khuẩn tái phát nhiều lần.
  • Viêm amidan mạn tính trong thời gian dài, sau khi điều trị nội khoa không hiệu quả, vẫn bị đau họng, viêm họng hạch và thở có mùi hôi.
  • Biến chứng áp xe quanh amidan.
  • Amidan chứa nhiều chất tiết gây hôi miệng, nuốt vướng, bác sĩ nghi ngờ khối u ác tính.

Viêm amidan nên ăn gì để giảm tình trạng viêm?

Để giảm các triệu chứng viêm amidan, bạn nên sử dụng những thực phẩm dưới đây:

  • Các thực phẩm mềm: Người bị viêm amidan nên dùng các loại đồ ăn mềm như súp, cháo, ngũ cốc... Thực phẩm này ít cọ xát lên họng và khiến người bệnh dễ nuốt hơn đồng thời giảm các triệu chứng sưng tấy, đau, rát.
  • Các loại vitamin C: Các loại hoa quả chứa nhiều vitamin C như cam, quýt, dâu tây, lựu, bưởi, thanh long... giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch. Trái cây có thể ăn trực tiếp hoặc dùng để chế biến thành các loại nước ép giúp cổ họng không bị đau khi nuốt.
  • Thực phẩm chứa tính kháng viêm: Để giảm tình trạng sưng, viêm, đau rát tại vùng vòm họng khi bị viêm amidan, ngoài sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể bổ sung thêm một số thực phẩm có tính chống viêm và kháng khuẩn như nghệ, tỏi, gừng… Đây là các vị thuốc Đông y giúp hỗ trợ điều trị tốt bệnh hô hấp.

Viêm amidan nên ăn gì để nhanh phục hồi?

Người bị viêm amidan nên sử dụng một số thực phẩm sau đây để mau lành bệnh:

Các loại rau xanh

Rau xanh giàu vitamin và khoáng chất, có khả năng chống viêm giúp phục hồi tổn thương tại vùng họng. Do đó, người bệnh viêm amidan nên ăn nhiều rau xanh trong các bữa ăn, đặc biệt là các loại rau chứa nhiều nước và chất xơ như súp lơ, mồng tơi, rau khoai, rau đay, bắp cải… giúp cân bằng điện giải và giảm sự mệt mỏi cho người bệnh. Để giữ nguyên dưỡng chất trong các thực phẩm này, tốt nhất là luộc hoặc ép lấy nước.

Viêm amidan nên ăn gì và kiêng gì để mau khỏi bệnh? 3
Hãy nhớ ăn nhiều rau xanh để tăng sức đề kháng cho cơ thể

Các thực phẩm giàu đạm

Cơ thể thiếu chất đạm sẽ xanh xao, mệt mỏi. Do đó người mắc viêm amidan nên bổ sung thêm đạm để cơ thể nhanh phục hồi. Một số thực phẩm tốt cho người bị viêm amidan và chứa nhiều đạm như ức gà, súp lơ, khoai lang, các loại hạt, chuối…

Bổ sung nước

Bên cạnh bổ sung các thực phẩm, người bị viêm amidan cần uống đủ mỗi ngày 2 - 2,5 lít nước để giảm triệu chứng nóng sốt và khô miệng. Uống nước cũng sẽ giúp loãng đờm và cân bằng điện giải.

Những thực phẩm người bị viêm amidan nên kiêng

Người bệnh cũng cần kiêng một số thực phẩm làm tình trạng viêm amidan nặng hơn:

Thực phẩm cứng, khó nhai

Người bị viêm amidan không nên ăn thực phẩm cứng vì khi nuốt sẽ khiến cho tình trạng đau rát trở nên trầm trọng hơn thậm chí gây chảy máu. Do đó, khi bị viêm amidan bạn nên kiêng thịt quay, thịt chiên, bánh kẹo cứng và một số loại hạt.

Đồ chiên rán, dầu mỡ

Nhóm thực phẩm nhiều dầu mỡ chứa rất nhiều carbohydrate không tốt đối với người viêm amidan. Không chỉ có hại đối với cơ thể, chất này có thể khiến cho các vi khuẩn trong hốc amidan phát triển. Nhóm thực phẩm này gồm: Khoai tây chiên, tôm chiên, ngô chiên…

Viêm amidan nên ăn gì và kiêng gì để mau khỏi bệnh? 4
Đồ chiên rán, dầu mỡ không tốt cho amidan do chứa rất nhiều carbohydrate

Đồ cay nóng

Khi ăn đồ cay nóng, cổ họng của người mắc viêm amidan dễ bị kích ứng, làm cổ họng càng sưng đỏ, đau rát và nóng bên trong. Do vậy, bạn nên hạn chế những gia vị như tỏi, ớt, sa tế,… khi chế biến đồ ăn.

Đồ ăn lạnh

Khi bị viêm amidan, tuyệt đối không dùng đồ ăn, thức uống lạnh như ăn kem hay uống nước đá vì đồ lạnh khiến tình trạng viêm, sưng amidan trở nên dai dẳng và trở nặng hơn. Bởi vậy, người viêm amidan tuyệt đối không dùng đồ lạnh.

Như vậy, sau khi đọc bài viết "Viêm amidan nên ăn gì, kiêng gì?", bạn đã biết những thực phẩm nào tốt cho amidan vừa làm giảm các triệu chứng của bệnh vừa giúp vết thương mau lành, kết hợp với việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để điều trị cũng như phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường đại học Võ Trường Toản. Nhiều năm làm việc trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin