Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Viêm não Nhật Bản là một bệnh truyền nhiễm phổ biến ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hiện chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh này. Tỉ lệ mắc bệnh hàng năm là 67.900 ca, với tỉ lệ mắc mới là 1,8/100.000 dân. Tỉ lệ tử vong của bệnh là 25 - 30%, và 50% số bệnh nhân sống sót phải chịu di chứng thần kinh nặng nề. Nhiều người thắc mắc về việc viêm não Nhật Bản ủ bệnh trong bao lâu để phòng ngừa.
Bệnh viêm não Nhật Bản có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em dưới 15 tuổi với tỷ lệ mắc bệnh cao. Chi phí điều trị rất cao và bệnh để lại nhiều di chứng nghiêm trọng. Mặc dù hiện nay đã có vắc xin dự phòng trong chương trình tiêm chủng mở rộng cũng giúp giảm thiểu phần nào bệnh tật nhưng không có nghĩa là đã loại trừ triệt để bệnh này. Do đó, việc nâng cao nhận thức và thông tin về viêm não Nhật Bản vẫn là một vấn đề quan trọng để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về căn bệnh này, bao gồm viêm não Nhật Bản ủ bệnh trong bao lâu và các đặc điểm của bệnh viêm não Nhật Bản.
Viêm não Nhật Bản là căn bệnh do một loại virus thuộc họ Togaviridae, nhóm B của các Flavivirus gây ra. Virus viêm não Nhật Bản xâm nhập vào cơ thể con người qua những vết đốt của muỗi truyền bệnh. Loại virus này chủ yếu xuất phát từ các loài gia súc và chim hoang dã. Vì vậy, viêm não Nhật Bản có thể coi là bệnh có ổ dịch tự nhiên ở khắp nơi.
Đường lây nhiễm chủ yếu qua muỗi Culex. Muỗi bị nhiễm virus gây viêm não Nhật Bản khi hút máu từ các loài động vật nhiễm bệnh, sau đó truyền sang người qua vết muỗi đốt. Muỗi Culex sinh sản thường vào mùa hè, do đó viêm não Nhật Bản thường bùng phát vào mùa hè, đặc biệt là từ tháng 5 đến tháng 7.
Mọi người ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc bệnh viêm não Nhật Bản nếu chưa có miễn dịch với virus gây bệnh. Tuy nhiên, nguy cơ đặc biệt cao đối với người lớn và trẻ em dưới 15 tuổi chưa được tiêm chủng. Những đối tượng này rất dễ bị nhiễm virus khi họ lao động, công tác hoặc du lịch đến các khu vực có dịch viêm não Nhật Bản. Trong các tình huống này, việc tiếp xúc với muỗi Culex mang mầm bệnh và thiếu sự bảo vệ từ vắc xin làm tăng khả năng mắc bệnh, từ đó dẫn đến những rủi ro sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, việc tiêm chủng và thực hiện các biện pháp phòng ngừa khi ở các vùng có dịch là rất quan trọng để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
Khi mắc bệnh viêm não Nhật Bản, người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng và dấu hiệu sau:
Thời gian ủ bệnh và các giai đoạn của viêm não Nhật Bản:
Bệnh nhân thường có nguy cơ tử vong cao trong vòng 7 ngày đầu của bệnh. Tuy nhiên, những bệnh nhân vượt qua được giai đoạn này thường có tiên lượng tốt hơn.
Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản:
Như vậy, viêm não Nhật Bản là một căn bệnh nghiêm trọng và không dễ điều trị. Thực tế, nhiều người đã mắc bệnh này và phải đối mặt với những hậu quả đáng tiếc. Do đó, mỗi chúng ta cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa phù hợp để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Các thông tin trên là những kiến thức cần thiết và hữu ích. Hãy lưu lại để luôn sẵn sàng đối phó với bệnh viêm não Nhật Bản.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...