Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Xét nghiệm máu là một xét nghiệm thường quy dùng trong chẩn đoán nhiều bệnh khác nhau. Vậy xét nghiệm máu có giúp chẩn đoán bệnh ung thư không? Xét nghiệm máu tầm soát ung thư thường có mấy loại?
Xét nghiệm máu tầm soát ung thư là phương pháp vô cùng phổ biến để hỗ trợ chẩn đoán chính xác bệnh ung thư. Từ đó, đề ra phương hướng điều trị sao cho phù hợp. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các phương pháp xét nghiệm máu tầm soát ung thư nhé!
Xét nghiệm máu tầm soát ung thư có cho kết quả chính xác không là thắc mắc của nhiều người. Hiện tại, có hàng trăm loại ung thư khác nhau. Do đó, việc tầm soát bệnh ung thư thường không đơn giản. Mỗi loại bệnh ung thư sẽ có những cách tầm soát khác nhau, có trường hợp cần phối hợp rất nhiều phương pháp với nhau. Nếu chỉ dựa vào mỗi kết quả xét nghiệm máu thì khó có thể đưa ra kết luận bệnh.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận tầm quan trọng của chỉ số xét nghiệm máu trong tầm soát ung thư. Nhờ kết quả xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ cân nhắc về các bước nên thực hiện tiếp theo. Ví dụ như một số xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm, X-quang, chụp cộng hưởng từ, sinh thiết, nội soi,... Sau khi tổng hợp tất cả kết quả, bác sĩ mới đưa ra chẩn đoán bệnh cuối cùng.
Việc thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư cần được thực hiện bởi đội ngũ y tế giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao, cơ sở và máy móc hiện đại.
Trên thực tế, có 3 yếu tố hàng đầu dẫn đến bệnh ung thư là: Di truyền, phóng xạ và môi trường ô nhiễm. Vì vậy, những đối tượng có những yếu tố trên chính sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư hơn người bình thường. Đó là:
Căn bệnh ung thư thường “cảnh báo” bởi nhiều triệu chứng vô cùng đặc trưng. Tuy nhiên, các triệu chứng này thường rất dễ bị bỏ qua. Để phát hiện căn bệnh ung thư ở giai đoạn đầu, bạn nên xét nghiệm tầm soát ung thư ngay khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường như:
Một số chỉ số xuất hiện trong kết quả xét nghiệm máu là cơ sở để chẩn đoán bệnh ung thư.
Ung thư gan là căn bệnh nguy hiểm, có diễn biến âm thầm trong giai đoạn đầu làm nhiều người bệnh xuất hiện tâm lý chủ quan. Cho đến khi phát hiện ra, bệnh đã ở giai đoạn khó chữa trị và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Chỉ số AFP trong xét nghiệm máu lớn hơn 20ng/ml chính là một yếu tố quan trọng báo hiệu bạn đang nguy cơ mắc ung thư gan. Đây chính là căn cứ để các bác sĩ thực hiện những phương pháp thăm khám tiếp theo. Ngoài ra, những trường hợp bệnh nhân đang điều trị ung thư gan cũng cần phải thực hiện xét nghiệm này thường xuyên để theo dõi hiệu quả điều trị.
Bên cạnh ung thư gan, chỉ số AFP tăng cũng có thể do những nguyên nhân khác như viêm nhiễm, mang thai, bệnh lý về tinh hoàn ở nam giới,... Do đó, không thể chỉ dựa vào chỉ số AFP để khẳng định một người có bị ung thư gan hay không. Tương tự, những người có chỉ số AFP bình thường chưa thể chắc chắn rằng không mang bệnh.
Kết quả chỉ số CEA cao hơn 5ng/ml cho thấy cần phải cảnh giác với bệnh ung thư đại tràng. Ngoài ra, chỉ số CEA tăng cũng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác như bệnh về phổi, dạ dày, thường xuyên hút thuốc lá.
Do đó, các bác sĩ cần tiến hành thêm một số chỉ định cận lâm sàng khác hoặc tiến hành nội soi, sinh thiết,... để có thể khẳng định chính xác bệnh ung thư đại tràng.
Với những trường hợp nữ giới có chỉ số CA 125 tăng cao bất thường thì rất có thể đã mắc bệnh ung thư buồng trứng. Nhưng cũng có nhiều trường hợp chỉ số này tăng cao nhưng lại không bị bệnh. Vì vậy, đây chỉ là một trong những yếu tố để bác sĩ chỉ định người bệnh thực hiện những bước thăm khám tiếp theo như sinh thiết, siêu âm, chụp cộng hưởng từ,... để phát hiện những dấu hiệu bất thường và chẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất.
Những trường hợp chỉ số PSA lớn hơn 10ng/ml thì có nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt lên đến 80%. Chỉ số này tăng tỉ lệ thuận với nguy cơ mắc bệnh.
Thông thường, bên cạnh chỉ số PSA, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm phương pháp sinh thiết để có thêm những cơ sở chính xác nhằm chẩn đoán bệnh.
Trên đây là những thông tin cơ bản về xét nghiệm máu tầm soát ung thư mà bạn không thể bỏ qua. Hãy tìm hiểu thật kỹ, cũng như hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện các phương pháp này nhé!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.