Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Xuất huyết dạ dày ở người già: Tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe

Ngày 19/09/2023
Kích thước chữ

Xuất hiện dạ dày ở người già là một tình trạng nghiêm trọng cần phát hiện sớm để cải thiện kịp thời. Nếu không thì sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.

Xuất huyết dạ dày là một trong những vấn đề bệnh lý phổ biến và tiềm ẩn nguy cơ khi không được phát hiện và điều trị kịp thời. Đây là một tình trạng bệnh lý có nguồn gốc từ nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau, có thể biểu hiện thông qua nhiều triệu chứng đa dạng. Trong đó, xuất huyết dạ dày ở người già thường tiến triển nhanh và phức tạp hơn so với người trẻ.

Xuất huyết dạ dày là gì?

Xuất huyết dạ dày là tình trạng máu chảy ra từ niêm mạc dạ dày. Đây là một trạng thái cấp cứu phổ biến ở người trưởng thành và người cao tuổi. Ở người già, đặc biệt là những người trên 65 tuổi sẽ có nguy hiểm hơn khi bị xuất huyết dạ dày. Vì hệ thống mạch máu của họ thường kém đàn hồi hơn nên máu thường chảy mạnh và khó cầm lại hơn so với người trẻ.

Bởi thế, việc phát hiện sớm xuất huyết dạ dày ở người già rất quan trọng trong việc can thiệp và điều trị kịp thời, tránh tình trạng mất nhiều máu, hạ huyết áp, và tử vong. 

Xuất huyết dạ dày ở người già: Tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe 1
Xuất huyết dạ dày là tình trạng máu chảy ra từ niêm mạc dạ dày

Xuất huyết dạ dày có dấu hiệu gì?

Dưới đây là một số dấu hiệu xuất huyết dạ dày ở người già cần lưu ý:

  • Mệt mỏi và chóng mặt: Trước khi có dấu hiệu chảy máu dạ dày, người bệnh thường trải qua mệt mỏi và cảm giác chóng mặt.
  • Buồn nôn và nôn mửa liên tục: Buồn nôn và nôn mửa có thể xuất hiện, đặc biệt sau khi ăn.
  • Nôn ra máu: Đây là triệu chứng điển hình nhất của xuất huyết dạ dày. Màu sắc của máu có thể thay đổi từ đỏ tươi đến đỏ thẫm hoặc tương tự màu bã cà phê.
  • Phân đen: Một số người bệnh có thể đi ngoài ra phân màu đen do máu chảy xuống đường ruột, và bị oxy hóa thành màu đen thay vì màu đỏ tươi.
  • Đau thượng vị: Người bệnh thường trải qua cảm giác căng tức, chướng bụng và đau dữ dội ở vùng thượng vị. Nguyên nhân là do áp lực được bị gia tăng lên vùng này.
  • Triệu chứng khác: Các triệu chứng khác có thể bao gồm vã mồ hôi, khát nước, chóng mặt, thở nhanh, tiểu ít hoặc vô niệu. Một số trường hợp có thể dẫn đến ngất xỉu do mất máu nhiều gây hạ huyết áp đột ngột.

Xuất huyết dạ dày nặng hoặc nhẹ tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cụ thể của từng bệnh nhân. Tuy nhiên, đối với người lớn tuổi, bệnh sẽ thường xuất hiện những trường hợp nghiêm trọng. Điển hình như máu chảy mạnh và sức khỏe suy sụp nhanh chóng. Do đó, việc chú ý đến những dấu hiệu này, đồng thời tìm kiếm sự chăm sóc y tế sớm rất quan trọng để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người cao tuổi.

Nguyên nhân gây ra xuất huyết dạ dày ở người già là gì?

Như đã đề cập, đối với người già, xuất huyết dạ dày là một vấn đề quan trọng và có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau:

Viêm dạ dày cấp

Viêm dạ dày cấp thường xảy ra khi niêm mạc dạ dày bị xung huyết đột ngột do rượu, nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp), hoặc do tác động của một số loại thuốc. Điều này là một trong những nguyên nhân phổ biến gây chảy máu dạ dày ở người cao tuổi.

Xuất huyết dạ dày ở người già: Tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe 2
Xuất huyết dạ dày ở người già đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Loét dạ dày tá tràng

Loét dạ dày tá tràng có thể gây chảy máu dạ dày ở người già. Vết loét thường hình thành do dịch vị ăn mòn tế bào biểu mô và niêm mạc dạ dày. Nếu không được kiểm soát, vết loét có thể lan rộng và ảnh hưởng đến cơ, gây ra xuất huyết hoặc thủng dạ dày.

Ung thư/Polyp dạ dày

Người cao tuổi có nguy cơ cao bị ung thư và polyp dạ dày hơn so với người trẻ tuổi, đặc biệt là khi họ bị nhiễm vi khuẩn Hp và viêm loét dạ dày tá tràng trong nhiều năm. Khối u trong dạ dày có thể gây chảy máu do tiếp xúc với thức ăn, tác động của dịch vị, hoặc do dạ dày co bóp quá mức.

Ảnh hưởng của các bệnh lý khác

Xuất huyết dạ dày không chỉ đến từ những vấn đề tại dạ dày, mà còn có thể do các bệnh lý khác như loạn sản mạch máu, u máu trong gan, xơ gan (gây tăng áp lực tĩnh mạch cửa), thiếu vitamin K, sốt xuất huyết, hoặc khi sử dụng quá liều thuốc chống đông.

Ngoài các nguyên nhân trực tiếp, nguy cơ xuất huyết dạ dày ở người già còn tăng lên do những yếu tố khác như thoái hóa cơ thể, tiền sử xuất huyết dạ dày, thói quen hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, sử dụng thuốc chống đông hoặc thuốc chống viêm quá mức, căng thẳng kéo dài, và các bệnh lý về tim mạch. Việc hiểu về các yếu tố nguy cơ và thực hiện các biện pháp phòng ngừa là quan trọng để bảo vệ sức khỏe dạ dày của người già.

Điều trị xuất huyết dạ dày ở người lớn tuổi

Xuất huyết dạ dày ở người già đòi hỏi một quy trình điều trị tập trung vào hồi sức, cầm máu, và xử trí nguyên nhân gốc.

Điều trị ban đầu (hồi sức + truyền máu)

Trong thời gian chờ đợi xe cấp cứu, bệnh nhân cần nhận sơ cứu tại chỗ để giảm mất máu và giảm thiểu nguy cơ tử vong. 

Các bước bao gồm:

  • Nới lỏng quần áo của bệnh nhân, đặc biệt là vùng ổ bụng và thượng vị.
  • Giữ cho bệnh nhân nằm với chân nâng cao, đầu thấp để tăng lượng máu về tim và não.
  • Chườm lạnh vùng thượng vị để làm co mạch máu và giảm tốc độ máu chảy.
  • Trong trường hợp bệnh nhân còn tỉnh táo, có thể sử dụng dung dịch nước muối để cầm máu và bù điện giải.
  • Ngay khi đến bệnh viện, bệnh nhân sẽ tiếp tục được hồi sức, bao gồm truyền dịch qua đường tĩnh mạch để bù nước và tránh suy tim mạch. Truyền máu có thể xem xét trong trường hợp mất máu nhiều.
Xuất huyết dạ dày ở người già: Tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe 3
Người già bị xuất huyết dạ dày cần được đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt

Nội soi và phẫu thuật cầm máu

Sau các biện pháp hồi sức và cầm máu ban đầu, bệnh nhân sẽ được tiến hành nội soi hoặc phẫu thuật để xử lý tình trạng xuất huyết dạ dày. 

Các kỹ thuật bao gồm:

  • Tiêm chất co mạch (Adrenalin): Tiêm chất này vào vùng niêm mạc chảy máu để cầm máu.
  • Dùng vòng cao su tiêm kẹp mạch máu.
  • Dòng đầu dò nhiệt và tia laser để cầm máu.
  • Kết hợp sử dụng thuốc bảo vệ niêm mạc, thuốc đông máu và các loại thuốc ức chế bài tiết dịch vị để kiểm soát vết thương và nguy cơ tái phát.

Đa phần các trường hợp xuất huyết dạ dày đều có đáp ứng tốt khi áp dụng nội soi cầm máu. Tuy nhiên, trong những trường hợp phức tạp, bác sĩ có thể xem xét phẫu thuật cho người cao tuổi.

Điều trị nguyên nhân

Xuất huyết dạ dày thường là biến chứng của các bệnh như viêm dạ dày cấp, loét dạ dày tá tràng và nhiều bệnh lý khác. Sau khi cầm máu, bệnh nhân cần phải được điều trị nguyên nhân gốc để ngăn tái phát. Nếu không xử trí nguyên nhân, thì xuất huyết có thể tái phát với mức độ nghiêm trọng hơn.

Xuất huyết dạ dày ở người già thường có mức độ nghiêm trọng và phức tạp hơn so với người trẻ. Vì vậy, việc thăm khám sớm khi xuất hiện bất kỳ dấu hiệu không bình thường là vô cùng quan trọng. Điều này sẽ giúp bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và điều trị tình trạng này kịp thời.

Xem thêm: 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin