Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Ý nghĩa lâm sàng của kết quả xét nghiệm Folate

Ngày 19/05/2024
Kích thước chữ

Xét nghiệm Folate là một loại xét nghiệm cận lâm sàng thường được chỉ định với những trường hợp bị thiếu máu, thiếu dinh dưỡng,... Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu rõ hơn về ý nghĩa lâm sàng của phương pháp xét nghiệm này nhé!

Folate (hay axit folic, vitamin B9) là một dạng vitamin hỗn hợp nhóm B rất cần thiết cho sự tăng trưởng, đặc biệt với trẻ nhỏ. Tình trạng thiếu hụt axit folic có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Xét nghiệm Folate giúp kiểm tra hàm lượng vitamin B9 trong cơ thể để phát hiện sớm các bất thường trong cơ thể.

Xét nghiệm Folate là gì?

Xét nghiệm Folate được sử dụng để đo lường nồng độ axit folic có trong máu. Axit folic thuộc loại vitamin nhóm B, rất cần thiết cho quá trình sản xuất các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Hồng cầu đảm nhận nhiệm vụ cung cấp oxy cho toàn bộ cơ thể và duy trì sức khỏe con người. Hơn nữa, axit folic cũng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển bình thường của thai, giúp tăng trưởng mô và tế bào cũng như phân tử ADN mang thông tin. Cũng chính vì vậy mà axit folic có vai trò rất quan trọng đối với phụ nữ đang mang thai hoặc có dự định mang thai.

Ý nghĩa lâm sàng của kết quả xét nghiệm Folate 3
Axit folic có vai trò rất quan trọng đối với phụ nữ đang mang thai

Theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), hàm lượng Axit folic mà phụ nữ nên bổ sung mỗi ngày khoảng 400mcg và nên bổ sung ít nhất 1 tháng trước khi mang thai. Việc bổ sung axit folic trong suốt thai kỳ cũng góp phần giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh về não và tủy sống như sứt môi và hở hàm ếch, tật nứt đốt sống.

Ngoài các loại thực phẩm bổ sung axit folic, bạn cũng có thể bổ sung loại vitamin này thông qua một số loại thực phẩm tự nhiên như thịt đỏ; gan; lòng đỏ trứng; các loại ngũ cốc; các loại đậu (đậu tương, đậu xanh, đậu Hà Lan,...) và các loại rau có màu xanh đậm (cải bó xôi, bông cải xanh,...).

Xét nghiệm Folate được chỉ định trong trường hợp nào?

Bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện xét nghiệm Folate khi có xuất hiện các triệu chứng thiếu axit folic hoặc vitamin B12, bởi cả hai loại vitamin này đều có thể gây ra tình trạng thiếu máu. Một số biểu hiện triệu chứng thường gặp như:

  • Táo bón hoặc tiêu chảy;
  • Chảy máu nướu răng;
  • Mất khẩu vị, chán ăn;
  • Lưỡi sưng đỏ;
  • Đau đầu, mệt mỏi, suy nhược cơ thể;
  • Tê bì chân tay;
  • Khó khăn khi di chuyển;
  • Mất trí nhớ.

Ngoài ra, nếu cơ thể bị thiếu hụt axit folic gây ra thiếu máu, bạn còn có thể gặp các triệu chứng sau:

Trong quá trình điều trị, xét nghiệm Folate cũng được chỉ định để đánh giá hiệu quả điều trị.

Ý nghĩa lâm sàng của kết quả xét nghiệm Folate 2
Xét nghiệm Folate được chỉ định trong trường hợp bị thiếu máu

Ngoài ra, những người mắc các rối loạn đường ruột như bệnh Crohn (viêm ruột từng vùng) hay bệnh Celiac (không dung nạp gluten) cũng cần thực hiện xét nghiệm này. Bởi các bệnh lý này có thể làm giảm khả năng hấp thụ axit folic của cơ thể.

Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai cũng cần làm xét nghiệm Folate để đảm bảo thai nhi phát triển bình thường.

Ý nghĩa lâm sàng của kết quả xét nghiệm Folate

Thông thường, nồng độ Folate trong huyết thanh dao động từ 9.5 - 45.2 nmol/L. Khi đọc kết quả xét nghiệm axit folic, nếu nồng độ này nằm trong khoảng 2.7 - 17 ng/ml thì được coi là bình thường. Nếu nồng độ nằm ngoài khoảng tham chiếu này, bệnh nhân có thể đang gặp tình trạng thiếu hoặc thừa axit folic, cụ thể như sau:

Thừa Folate

Nồng độ axit folic trong máu cao có thể do chế độ ăn có chứa nhiều loại thực phẩm giàu Axit folic, uống vitamin hoặc thuốc có chứa Axit folic. Việc thường xuyên tiêu thụ Axit folic nhiều hơn nhu cầu của cơ thể thường sẽ không gây hại đến sức khỏe.

Một nguyên nhân khác khiến nồng độ axit folic cao là do thiếu hụt vitamin B12. Bởi để sử dụng axit folic, các tế bào trong cơ thể cần loại vitamin này. Do vậy, khi bị thiếu vitamin B12 Axit folic sẽ khiến cơ thể không tiêu thụ hết axit folic và khiến chúng bị tích tụ trong máu.

Thiếu Folate

Nồng độ axit folic thấp có thể xảy ra do chế độ ăn uống, rối loạn ăn uống như chán ăn tâm thần hoặc nghiện rượu.

Ngoài ra, nồng độ axit folic thấp cũng có thể xảy ra do cơ thể gặp khó khăn trong việc hấp thụ hoặc sử dụng axit folic. Chẳng hạn như bệnh gan, thiếu vitamin C, bệnh Celiac hoặc bệnh Crohn.

Thiếu axit folic có thể gây ra vấn đề ở một số đối tượng như:

  • Phụ nữ mang thai cần bổ sung axit folic cho sự phát triển của thai nhi.
  • Người bị thiếu máu tán huyết gây phá hủy các tế bào hồng cầu, cần nhiều axit folic để sản xuất tế bào hồng cầu mới.
  • Bệnh nhân suy thận và một số loại ung thư có thể sử dụng hết axit folic nhanh chóng và cần được lọc thận để làm sạch máu.

Xét nghiệm Folate có nguy hiểm không?

Quá trình lấy máu để đo nồng độ axit folic thường không gây ra rủi ro. Đôi khi, bệnh nhân có thể cảm thấy đau nhói, bầm tím hoặc sưng ở vị trí lấy máu, nhưng điều này hoàn toàn bình thường. Có thể sử dụng phương pháp chườm ấm để làm dịu bớt triệu chứng khó chịu này.

Ý nghĩa lâm sàng của kết quả xét nghiệm Folate 1
Quá trình lấy máu để đo nồng độ axit folic thường không có rủi ro

Tuy nhiên, đối với những người có rối loạn chảy máu, việc lấy máu có thể gây nguy cơ xuất huyết nhiều. Vì vậy, hãy thông báo cho bác sĩ biết về tình trạng sức khỏe của mình trước khi thực hiện xét nghiệm.

Xét nghiệm Folate được sử dụng để đo lường và đánh giá nồng độ axit folic trong cơ thể. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe của bạn và những vấn đề mà cơ thể bạn đang gặp phải.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin