Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Truyền nhiễm/
  4. bệnh quai bị ở trẻ em

Bệnh quai bị ở trẻ em là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa bệnh quai bị ở trẻ em

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin

Bệnh quai bị ở trẻ em là một bệnh truyền nhiễm do virus. Bệnh có thể gây sưng đau ở tuyến nước bọt mang tai (viêm tuyến nước bọt). Điều trị bệnh quai bị ở trẻ em chủ yếu tập trung giảm bớt các triệu chứng. Bệnh sẽ trải qua quá trình của nó và tự thoái lui. Hầu hết các triệu chứng là nhẹ, nhưng có thể xảy ra các biến chứng nghiêm trọng. Tiêm phòng vắc-xin MMR giúp bảo vệ cơ thể khỏi virus gây ra bệnh quai bị.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung bệnh quai bị ở trẻ em

Bệnh quai bị ở trẻ em là gì?

Bệnh quai bị ở trẻ em là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus quai bị, thuộc nhóm virus được gọi là paramyxovirus. Bệnh khởi đầu với các triệu chứng nhẹ như đau đầu, sốt và mệt mỏi. Nhưng sau đó nó thường dẫn đến sưng nặng ở một số tuyến nước bọt cụ thể (viêm tuyến nước bọt) gây ra sưng má và hàm đau nhức.

Bệnh quai bị từng là một bệnh rất thường gặp ở trẻ em. Sau khi vắc-xin quai bị ra đời vào năm 1967, số trường hợp mắc bệnh đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, dịch bệnh bùng phát vẫn xảy ra, đặc biệt là ở những người có tiếp xúc gần, chẳng hạn như trong môi trường trường học.

Bạn có thể bảo vệ con bạn bằng cách cho trẻ tiêm vắc-xin sởi – quai bị – rubella (MMR). Mặc dù bệnh quai bị thường là nhẹ, nhưng các biến chứng nghiêm trọng vẫn có thể xảy ra.

Triệu chứng bệnh quai bị ở trẻ em

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh quai bị ở trẻ em

Các triệu chứng của bệnh quai bị đầu tiên thường nhẹ. Nhiều người không có triệu chứng và không biết họ mắc bệnh. Các triệu chứng cũng không xuất hiện ngay lập tức. Thời kỳ ủ bệnh dao động từ 7 đến 25 ngày.

Các triệu chứng nhẹ của bệnh quai bị có thể, bao gồm:

Vài ngày sau, tuyến nước bọt của bạn có thể xảy ra sưng đau. Sự sưng được xảy ra là do viêm tuyến nước bọt, có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên của mặt. Dấu hiệu cổ điển của quai bị trông giống như “má sóc chột” vì má người bệnh sẽ phồng lên và hàm sưng to. Viêm tuyến nước bọt xảy ra trong hơn 70% trường hợp mắc bệnh quai bị.

Điều cần nhớ là có nhiều loại virus và vi khuẩn khác nhau có thể gây viêm tuyến nước bọt. Vì vậy, điều này không phải lúc nào cũng có nghĩa là nhiễm virus quai bị.

Hiếm khi, quai bị có thể ảnh hưởng đến các cơ quan, bao gồm não, tuyến tụy, tinh hoàn hoặc buồng trứng. Điều này thường chỉ xảy ra ở thanh thiếu niên và người lớn, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu trẻ có bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng nào sau đây:

  • Sốt cao;
  • Cổ cứng;
  • Đau đầu dữ dội;
  • Lú lẫn;
  • Đau bụng;
  • Nôn;
  • Co giật.
Bệnh quai bị ở trẻ em là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa bệnh quai bị ở trẻ em 4.png
Viêm tuyến nước bọt là tình trạng thường gặp nhất trong bệnh quai bị ở trẻ em

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu có các triệu chứng của bệnh quai bị. Bệnh quai bị rất dễ lây lan trong khoảng năm ngày sau khi triệu chứng sưng xuất hiện. Một số bệnh lý khác có thể có các triệu chứng tương tự, vì vậy điều quan trọng là phải chẩn đoán sớm.

Nếu bạn nghĩ rằng con bạn mắc bệnh quai bị, hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu có các dấu hiệu:

  • Sốt từ 39oC trở lên;
  • Khó khăn khi ăn hoặc uống;
  • Lú lẫn hoặc mất phương hướng;
  • Đau bụng;
  • Đau và sưng tinh hoàn.

Nguyên nhân bệnh quai bị ở trẻ em

Virus gây bệnh quai bị là một loại paramyxovirus. Virus lây lan từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt người bệnh hoặc qua các giọt bắn từ mũi, miệng hoặc họng. Người bệnh có thể gây lây lan virus quai bị bằng cách:

  • Hắt hơi, ho hoặc nói chuyện.
  • Chia sẻ với người khác đồ vật có chứa nguồn bệnh, chẳng hạn như đồ chơi, cốc và dụng cụ vệ sinh cá nhân.
  • Chơi thể thao, nhảy múa, hôn hoặc tham gia các hoạt động tiếp xúc khác.

Một số nhóm người có nguy cơ bị quai bị cao hơn, như:

  • Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu.
  • Những người thường xuyên du lịch quốc tế.
  • Những người không được tiêm vắc-xin chống lại virus quai bị.
  • Những người sống trong khu vực gần nhau, chẳng hạn trường học.
Bệnh quai bị ở trẻ em là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa bệnh quai bị ở trẻ em 5.png
Virus gây bệnh quai bị ở trẻ em là một loại paramyxovirus
Chia sẻ:
Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh bệnh quai bị ở trẻ em

Nguyên nhân gây ra bệnh quai bị ở trẻ em là gì?

Virus gây bệnh quai bị là một loại paramyxovirus. Virus lây lan từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt người bệnh hoặc qua các giọt bắn từ mũi, miệng hoặc họng.

Bệnh quai bị ở trẻ em là bệnh truyền nhiễm phải không?

Bệnh quai bị ở trẻ em kéo dài bao lâu?

Bệnh quai bị ở trẻ em có thể bị hai lần không?

Những biến chứng của bệnh quai bị ở trẻ em là gì?

Hỏi đáp (0 bình luận)