Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Cơ - Xương - Khớp/
  4. Biến dạng cổ thiên nga

Biến dạng cổ thiên nga: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Bác sĩNguyễn Thị Xoan

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế, với chuyên môn sâu về Nhi khoa. Hiện đang là bác sĩ tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu, bác sĩ không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng.

Xem thêm thông tin

Biến dạng cổ thiên nga là tình trạng các khớp ngón tay biến dạng và lệch trục. Bệnh lý này có thể ảnh hưởng đến vận động của các ngón tay. Tần suất biến dạng cổ thiên nga do chấn thương không phổ biến ở một độ tuổi hoặc giới tính nào cụ thể. Tuy nhiên, biến dạng cổ thiên nga liên quan đến viêm khớp dạng thấp lại phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung biến dạng cổ thiên nga

Biến dạng cổ thiên nga là một biến dạng của ngón tay được đặc trưng bởi sự duỗi quá mức của khớp liên đốt gần và sự uốn cong quá mức của khớp liên đốt xa. Sự uốn cong đối xứng của khớp bàn ngón tay cũng có thể xảy ra. Biến dạng cổ thiên nga là do cơ chế co duỗi của ngón tay bị mất cân bằng. Sự mất cân bằng có thể là do một vết rách hoặc lực kéo căng đáng kể của gân duỗi trên đốt ngón xa hoặc do sự siết chặt và kéo của cơ chế duỗi, cả bên trong và bên ngoài ở khớp liên đốt gần.

Biến dạng cổ thiên nga thường ít ảnh hưởng đến ngón tay cái, chủ yếu ảnh hưởng đến ngón tay còn lại. Vì hình dáng của ngón tay trong bệnh lý này giống cổ thiên nga nên được gọi tên là biến dạng cổ thiên nga.

Các thành phần có thể bị ảnh hưởng trong bệnh lý biến dạng cổ thiên nga:

  • Các xương đốt ngón tay;
  • Các khớp liên đốt và khớp xương bàn ngón tay;
  • Gân cơ;
  • Dây chằng.

Triệu chứng biến dạng cổ thiên nga

Những dấu hiệu và triệu chứng của biến dạng cổ thiên nga

Biến dạng cổ thiên nga là một bệnh lý cục bộ, chỉ ảnh hưởng đến các ngón tay của bàn tay. Các triệu chứng của người bệnh sẽ thay đổi tùy thuộc vào giai đoạn bệnh của họ, bao gồm:

  • Ngón tay uốn cong: Biến dạng cổ thiên nga có thể bắt đầu bằng việc cong chỉ một khớp ngón tay hoặc thay đổi nhẹ ở cả hai khớp liên đốt gần và liên đốt xa.
  • Đau khớp: Một triệu chứng ban đầu khác của biến dạng cổ thiên nga, đau có thể xuất hiện khi co duỗi các khớp ngón tay.
  • Biến dạng ngón tay: Ở giai đoạn sau của biến dạng cổ thiên nga, các triệu chứng có thể nhận biết rõ ràng. Khi khớp liên đốt gần duỗi quá mức và khớp liên đốt xa cong quá mức, ngón tay bắt đầu giống cổ thiên nga.

Biến chứng có thể gặp khi mắc biến dạng cổ thiên nga

Biến dạng cổ thiên nga dẫn đến một số biến chứng như:

  • Hạn chế vận động bàn tay và ngón tay, khó khăn trong việc cầm nắm đồ vật.
  • Biến dạng các khớp ngón tay.
  • Cứng khớp, thoái hóa khớp.
  • Đau mạn tính các khớp bàn ngón tay và khớp ngón tay.
  • Ảnh hưởng chất lượng cuộc sống và tâm lý người bệnh.
Biến dạng cổ thiên nga: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị 4
Đau mạn tính khớp ngón tay biến dạng cổ thiên nga

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có các triệu chứng đau các khớp ngón tay, ngón tay khó khăn khi co duỗi hoặc ngón tay bị uốn cong và có các bệnh lý nền như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vẩy nến, Parkinson,... nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân biến dạng cổ thiên nga

Biến dạng cổ thiên nga phát triển do mất cơ chế duỗi ở đốt xa hoặc do cơ chế duỗi ở đốt xa bị kéo căng quá mức. Ban đầu, biến dạng cổ thiên nga có thể phát triển do mất cân bằng gân duỗi ở khớp liên đốt xa, theo thời gian có thể tiến triển thành biến dạng đặc trưng. Chấn thương ở gân này có thể xảy ra do những nguyên nhân sau:

  • Một vết rách do chấn thương ở gân duỗi.
  • Đứt khép kín do một tổn thương trực tiếp vào đốt ngón xa ở mặt duỗi.
  • Suy yếu do viêm mạn tính ở khớp liên đốt xa cùng với bán trật gân duỗi do viêm khớp dạng thấp hoặc bất kỳ quá trình viêm nào khác.

Sự duỗi quá mức của khớp liên đốt gần có thể là do sự căng cứng của các cơ bên trong và lực kéo tăng lên ở khớp trung tâm. Điều này có thể là thứ phát sau viêm khớp dạng thấp, co cứng sau chấn thương sọ não, hoặc đột quỵ não hoặc căng cơ tự phát. Sự lỏng lẻo của gân gấp mặt lòng bàn tay cũng là nguyên nhân gây ra biến dạng cổ thiên nga và sự duỗi quá mức ở khớp liên đốt gần.

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh biến dạng cổ thiên nga

Biến dạng cổ thiên nga là gì?

Biến dạng cổ thiên nga là một biến dạng của ngón tay được đặc trưng bởi sự duỗi quá mức của khớp liên đốt gần và sự uốn cong quá mức của khớp liên đốt xa. Sự uốn cong đối xứng của khớp bàn ngón tay cũng có thể xảy ra. Biến dạng cổ thiên nga là do cơ chế co duỗi của ngón tay bị mất cân bằng. Sự mất cân bằng có thể là do một vết rách hoặc lực kéo căng đáng kể của gân duỗi trên đốt ngón xa hoặc do sự siết chặt và kéo của cơ chế duỗi, cả bên trong và bên ngoài ở khớp liên đốt gần.

Biến dạng cổ thiên nga thường ít ảnh hưởng đến ngón tay cái, chủ yếu ảnh hưởng đến ngón tay còn lại. Vì hình dáng của ngón tay trong bệnh lý này giống cổ thiên nga nên được gọi tên là biến dạng cổ thiên nga.

Biến dạng cổ thiên nga có đau không?

Sự khác nhau giữa biến dạng Boutonniere và biến dạng cổ thiên nga?

Biến chứng có thể gặp khi bị biến dạng cổ thiên nga?

Phẫu thuật biến dạng cổ thiên nga có thể chữa khỏi bệnh không?

Hỏi đáp (0 bình luận)