Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Máu/
  4. Chảy máu

Chảy máu là gì? Nguyên nhân và cách điều trị chảy máu

Bác sĩNguyễn Thị Hải Anh

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Bác sĩ Y học cổ truyền từ Đại học Y Hà Nội năm 2018, bác sĩ đã có thời gian tích lũy kinh nghiệm tại Khoa Nội Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Vĩnh Phúc. Tháng 4/2020, bác sĩ chuyển sang công tác trong lĩnh vực tiêm chủng. Đến nay, bác sĩ đã có hơn 4 năm kinh nghiệm tiêm chủng và hiện đang công tác tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.

Xem thêm thông tin

Chảy máu hay còn gọi là xuất huyết, là chảy máu từ một mạch máu bị tổn thương. Xuất huyết có thể từ bên trong và bên ngoài cơ thể. Các loại xuất huyết bao gồm từ nhẹ đến nặng như bầm tím, xuất huyết não.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung chảy máu

Chảy máu là gì?

Chảy máu là mất máu từ một mạch máu bị tổn thương. Chảy máu có thể ở bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, và mất máu có thể ít hoặc nhiều.

Trong y học, xuất huyết được phân loại theo mức độ nghiêm trọng:

  • Loại 1: Đã mất tới 15% tổng lượng máu. Thường không cần điều trị. Chảy máu nhẹ, chẳng hạn như chảy máu mũi dễ kiểm soát, vết cắt hoặc các loại chấn thương khác.
  • Loại 2: Mất máu 15 đến 30%. Thông thường, cần truyền dịch và có thể gây mệt mỏi, choáng váng và xanh xao. Quá trình chấn thương hoặc bệnh nghiêm trọng hơn thường là nguyên nhân gây ra loại mất máu này, nhưng nó có thể xảy ra với những vết thương nhẹ khi máu khó cầm.
  • Loại 3: Mất máu 30 đến 40%. Cần chăm sóc y tế và có thể yêu cầu truyền dịch và truyền máu đã hiến. Bệnh nhân có thể trở nên bứt rứt, lú lẫn, yếu, mệt mỏi và xanh xao.
  • Loại 4: Mất máu trên 40%. Yêu cầu điều trị y tế khẩn cấp tích cực bằng cả thay máu và truyền dịch qua đường tĩnh mạch. Tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, phải được cấp cứu ngay lập tức và phải cầm máu để bệnh nhân sống sót.

Điều quan trọng là phải tìm cách điều trị để cầm máu nhanh chóng, thay vì đợi máu ngừng chảy. Ngay cả chảy máu nhẹ như chảy máu mũi cũng có thể trở nên rất nghiêm trọng nếu máu tiếp tục chảy lâu hơn 20 đến 30 phút.

Những bệnh nhân đang điều trị loãng máu nên lưu ý rằng việc cầm máu ở nhà có thể rất khó khăn và hãy chuẩn bị tìm cách điều trị nếu họ bị vết thương, ngay cả khi vết thương có vẻ nhỏ.

Triệu chứng chảy máu

Những dấu hiệu và triệu chứng của chảy máu

Triệu chứng xuất huyết khác nhau tùy thuộc vào vị trí và mức độ nghiêm trọng của nó. Ví dụ, với một vết bầm tím, có thể chỉ thấy khó chịu nhẹ so với chấn thương ở đầu, xuất huyết trong não có thể gây nhức đầu, nhưng ở ngực có thể gây khó thở.

Tác động của chảy máu đối với sức khỏe

Mất máu nghiêm trọng có thể khiến cảm thấy:

  • Thân nhiệt giảm, trở nên mát lạnh hơn;
  • Chóng mặt;
  • Mệt mỏi;
  • Hụt hơi;
  • Suy giảm sức lực.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh chảy máu

Nếu xuất huyết nặng không được điều trị, có thể gặp phải:

  • Tức ngực;
  • Nhịp thở hoặc nhịp tim nhanh hơn;
  • Suy nội tạng;
  • Co giật;
  • Sốc;
  • Hôn mê hoặc tử vong.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân chảy máu

Nguyên nhân dẫn đến chảy máu

Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra xuất huyết, bao gồm:

  • Sử dụng rượu, ma túy hoặc thuốc lá kéo dài (xuất huyết não);
  • Rối loạn đông máu;
  • Bệnh ung thư;
  • Bệnh ưa chảy máu;
  • Bệnh bạch cầu;
  • Bệnh gan;
  • Rong kinh, chảy máu kinh nguyệt nhiều hoặc kéo dài;
  • Giảm tiểu cầu, số lượng tiểu cầu trong máu thấp;
  • Bệnh VonWillebrand;
  • Thiếu vitamin K;
  • Chấn thương não;
  • Diverticulosis ruột kết;
  • Ung thư phổi;
  • Tổn thương nội tạng;
  • Rối loạn di truyền, chẳng hạn như bệnh ưa chảy máu và bệnh giãn mạch máu do di truyền;
  • Chấn thương, chẳng hạn như vết cắt hoặc vết thương đâm thủng, gãy xương hoặc chấn thương sọ não;
  • Sốt xuất huyết do virus.

Tùy thuộc vào vị trí hoặc nguyên nhân, xuất huyết có thể được gọi là:

  • Vết bầm tím hoặc tụ máu.
  • Hemothorax, tụ máu giữa thành ngực và phổi.
  • Xuất huyết nội sọ.
  • Chảy máu cam.
  • Các đốm xuất huyết, những chấm nhỏ li ti trên da có thể có màu tím, đỏ hoặc nâu.
  • Băng huyết sau sinh, ra máu nhiều hơn bình thường sau khi sinh nở.
  • Xuất huyết dưới nhện, một loại đột quỵ có thể do chấn thương đầu.
  • Xuất huyết dưới kết mạc, mạch máu trong mắt bị vỡ.
  • Tụ máu dưới màng cứng , máu rò rỉ vào màng cứng, màng giữa não và hộp sọ.

Các loại thuốc

Một số loại thuốc và một số phương pháp điều trị có thể làm tăng khả năng chảy máu, hoặc thậm chí gây chảy máu bao gồm:

  • Chất làm loãng máu;
  • Kháng sinh;
  • Xạ trị;
  • Aspirin và các NSAID khác.
Chia sẻ:
Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh chảy máu

Chảy máu chân răng sau khi vệ sinh răng miệng có nguy hiểm không?

Chảy máu chân răng sau khi vệ sinh răng miệng có thể là dấu hiệu của viêm nướu hoặc viêm nha chu, thường do vệ sinh răng miệng không đúng cách hoặc tích tụ mảng bám. Nếu tình trạng kéo dài, chảy máu thường xuyên, hoặc kèm theo các triệu chứng khác như đau hoặc sưng, nên đi khám bác sĩ hoặc nha sĩ để kiểm tra và điều trị kịp thời.

Chảy máu có thể do các nguyên nhân nào?

Khi bị chảy máu nên làm gì?

Bị chảy máu khi nào nên đi khám?

Chảy máu đến mức độ nào có thể gây nguy hiểm đến tính mạng?

Hỏi đáp (0 bình luận)