Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Đau khớp khuỷu tay: Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị

Ngày 07/09/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Đau khớp khuỷu tay là triệu chứng khá phổ biến, nguyên nhân có thể do hoạt động quá mức hoặc chấn thương. Tuy đây không phải là tình trạng nghiêm trọng nhưng gây ảnh hưởng tới lao động và sinh hoạt hằng ngày. Do đó, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn phương pháp khắc phục triệu chứng.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Đau khớp khuỷu tay là gì?

Khuỷu tay của bạn là một khớp được hình thành bởi ba xương kết hợp với nhau, bao gồm xương cánh tay, xương trụ và xương quay. Bao xung quanh khớp khuỷu có các thành phần như cơ, sụn, dây chằng, bao hoạt dịch giúp bảo vệ, cổ định và làm cho khớp khuỷu hoạt động trơn tru. Ngoài ra còn có thần kinh giữa và động mạch cánh tay chạy qua. Nhờ sự phối hợp của tất cả các thành phần trên mà khớp khuỷu có thể thực hiện được các động tác như gập, duỗi cẳng tay.

Đau khớp khuỷu tay khi có tổn thương bất kỳ thành phần nào của khớp bao gồm cơ, gân, dây chằng, bao hoạt dịch, xương, mạch máu hoặc dây thần kinh.

Khuỷu tay thường rất dễ bị trật khớp, đặc biệt ở trẻ em. Nếu đau khớp do tổn thương gân, cơ, dây chằng có thể là do một số môn thể thao và hoạt động sai tư thế trong cuộc sống hàng ngày. Viêm khớp dạng thấp, sau chấn thương cũng thường gây ra viêm và đau tại khớp khuỷu.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của đau khớp khuỷu tay

Đau khớp khuỷu tay có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi với các triệu chứng phức tạp khác nhau. Các triệu chứng thường gặp như:

  • Đau tăng khi vận động gập, duỗi khuỷu tay;
  • Đau khi vận động bàn tay;
  • Đau quanh khớp khuỷu;
  • Cứng khớp;
  • Sưng tấy quanh khớp;
  • Bầm tím;
  • Vết thương, chảy máu sau chấn thương;
  • Nếu ảnh hưởng tới dây thần kinh có thể có cảm giác tê bì, nóng rát.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Đau khớp khuỷu tay làm ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hằng ngày của bạn. Do đó hãy liên hệ ngay với bác sĩ để xác định nguyên nhân và tư vấn phương pháp điều trị thích hợp.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến đau khớp khuỷu tay

Đau khớp khuỷu tay có thể do nhiều vấn đề gây ra. Nguyên nhân phổ biến nhất gây đau khớp khuỷu tay là do chấn thương và hoạt động quá mức.

Các nguyên nhân phổ biến khác gây đau khớp khuỷu tay bao gồm:

Đau khớp khuỷu tay: Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị 4
Chơi thể thao quá sức có thể là nguyên nhân gây đau khớp khuỷu tay

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ đau khớp khuỷu tay

Những đối tượng có nguy cơ đau khớp khuỷu tay bao gồm:

  • Người cao tuổi;
  • Béo phì;
  • Chấn thương ở khuỷu tay.

Yếu tố làm tăng nguy cơ đau khớp khuỷu tay

Các yếu tố làm tăng nguy cơ đau khớp khuỷu tay bao gồm:

  • Chơi quần vợt, chơi golf, chơi bóng chày;
  • Các công việc sử dụng cổ tay, cánh tay quá nhiều, chẳng hạn như làm việc trên dây chuyền lắp ráp;
  • Bưng vật quá nặng trong thời gian kéo dài.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán đau khớp khuỷu tay

Đầu tiên, bác sĩ sẽ loại trừ các dấu hiệu nguy hiểm như dập mô, chảy máu, trật khớp, gãy xương và nhiễm trùng sau chấn thương. Những điều này đòi hỏi phải chuyển khẩn cấp đến khoa chấn thương chỉnh hình để xử trí kịp thời.

Nếu không có các dấu hiệu nguy hiểm, bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử, tiền căn và khám bệnh đầy đủ cho bạn. Đặc biệt, khám tầm vận động chủ động và thụ động của các khớp, bao gồm cả khớp vai và cột sống cổ. Ngoài ra, việc khám thần kinh và mạch máu cũng không được bỏ sót. Các xét nghiệm cần thiết giúp chẩn đoán nguyên nhân gây đau khớp khuỷu tay bao gồm:

  • X-quang: Trước tiên, bác sĩ có thể khuyên bạn nên chụp X-quang để phát hiện gãy xương, trật khớp, thoái hóa khớp.
  • Siêu âm: Siêu âm giúp đánh giá cấu trúc mô mềm bên trong và xung quanh khớp của bạn.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Chụp CT có thể giúp chẩn đoán các vấn đề về xương. Chụp CT năng lượng kép là một phương pháp chụp CT đặc biệt có thể xác định chính xác bệnh gout với hình ảnh sự lắng đọng tinh thể urat quanh khớp.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): MRI đặc biệt hữu ích trong việc phát hiện các tổn thương ở các mô mềm như dây chằng, gân, sụn và cơ.
  • Xét nghiệm máu (công thức máu toàn phần, tốc độ lắng máu, yếu tố dạng thấp và kháng thể): Các xét nghiệm này nên được thực hiện nếu nghi ngờ viêm khớp dạng thấp, viêm khớp phản ứng, viêm khớp nhiễm trùng.
Đau khớp khuỷu tay: Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị 5
MRI hữu ích trong việc phát hiện các tổn thương ở các mô mềm như dây chằng, gân, sụn và cơ

Phương pháp điều trị đau khớp khuỷu tay

Việc điều trị nhằm mục đích giảm đau, phục hồi chức năng vận động bình thường cho người bệnh. Một số biện pháp mà bác sĩ có thể đề xuất để điều trị đau khớp khuỷu tay:

Nghỉ ngơi

Việc cho khớp nghỉ ngơi giúp giảm đau khớp nhưng nếu không vận động khớp trong thời gian dài sẽ dẫn đến biến chứng cứng khớp. Do đó, chỉ cho khớp nghỉ ngơi trong 24 giờ đầu. 48 giờ tiếp theo nên vận động nhẹ, tránh các vận động gây đau, cường độ tăng dần để duy trì tầm vận động của khớp.

Chườm đá hoặc chường nóng

  • Chườm nóng hoặc chườm đá có thể có lợi trong việc kiểm soát đau cơ xương khớp.
  • Chườm đá nếu vấn đề ở khuỷu tay của bạn liên quan đến chấn thương. Bạn có thể chườm nóng để giảm đau nếu không bị sưng và các triệu chứng của bạn không liên quan đến chấn thương gần đây.
  • Không bao giờ đặt đá hoặc nhiệt trực tiếp lên da của bạn. Sử dụng vật chắn, chẳng hạn như khăn tắm, để bảo vệ da khỏi bị bỏng.
  • Thời gian bạn sử dụng đá để điều trị có thể khác nhau. Tuy nhiên, thông thường bạn nên chườm nóng hoặc chườm đá trong tối đa 15 phút. Bạn nên ngừng điều trị vùng da đó bằng đá hoặc nhiệt và tìm lời khuyên từ bác sĩ nếu bạn nhận thấy da ngày càng đỏ, đổi màu hoặc phồng rộp.
  • Nếu bạn có tê bì, giảm cảm giác ở vùng khớp, bạn không nên điều trị bằng chườm đá hoặc chườm nóng.

Nẹp cố định khuỷu tay

Nẹp này có thể vừa là dụng cụ chỉnh hình vừa phục hồi chức năng. Nẹp cố định thường để điều trị viêm mỏm trên lồi cầu. Tuy nhiên cần được tư vấn của bác sĩ về loại nẹp, thời gian nẹp phù hợp với mỗi người.

Thuốc giảm đau

Các thuốc giảm đau không steroid như Diclofenac, IbuprofenParacetamol có thể được chỉ định để kiểm soát triệu chứng đau. Tuy nhiên các thuốc giảm đau có thể có tác dụng phụ trên gan, thận, tim, dạ dày… Cho nên cần được chỉ định và theo dõi sát của bác sĩ

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu có thể hữu ích để giúp tăng cường sức mạnh ở khuỷu tay và ngăn ngừa tình trạng tái phát. Bác sĩ vật lý trị liệu sẽ giúp bạn lấy lại sự linh hoạt ở khuỷu tay thông qua các bài tập. Bạn nên duỗi khuỷu tay ít nhất một lần một ngày. Bác sĩ vật lý trị liệu cũng có thể đề xuất các bài tập tăng cường sức mạnh cho bắp tay và cơ tam đầu bằng tạ nhẹ hoặc dây kháng lực.

Tiêm steroid

Nếu bạn bị đau nặng không đáp ứng với điều trị bằng thuốc, bác sĩ có thể đề nghị tiêm steroid. Tùy thuộc vào loại thuốc tiêm steroid mà bạn đã tiêm, chúng có thể bắt đầu hết tác dụng sau khoảng sáu tuần.

Phẫu thuật

Hầu hết các trường hợp đau khớp khuỷu tay sẽ khỏi bằng các phương pháp điều trị trên. Chỉ nên phẫu thuật khi có các trường hợp nghiêm trọng như gãy xương và có các dấu hiệu nguy hiểm.

Châm cứu

Châm cứu là phương pháp Y học cổ truyền đã được chứng minh giúp giảm đau cơ xương khớp qua nhiều nghiên cứu trên thế giới. Nên châm cứu 1 lần/ngày trong ít nhất 2 tuần.

Xoa bóp

Xoa bóp là phương pháp điều trị bằng Y học cổ truyền làm tăng lưu thông máu, thư giãn gân cơ từ đó giảm đau cho người bệnh.

Đau khớp khuỷu tay: Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị 6
Các bác sĩ vật lý trị liệu sẽ đề xuất các bài tập giúp cải thiện tình trạng của bạn

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của đau khớp khuỷu tay

Chế độ sinh hoạt:

  • Duy trì cân nặng bình thường;
  • Quản lý căng thẳng;
  • Tập thể dục vừa sức;
  • Làm việc, nghỉ ngơi hợp lý.

Chế độ dinh dưỡng:

Bạn nên gặp chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng của bạn. Tuy nhiên, trong giai đoạn cấp, bạn nên hạn chế các thực phẩm làm tăng thêm phản ứng viêm. Các thực phẩm làm tăng phản ứng viêm bao gồm:

  • Thức ăn chiên xào như khoai tây chiên, bánh rán, gà rán;
  • Thịt đỏ;
  • Thức ăn chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích;
  • Đồ uống có ga;
  • Đồ ngọt như bánh, kẹo, mứt.
Đau khớp khuỷu tay: Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị 7
Tránh dùng các thực phẩm làm nặng thêm tình trạng đau khớp khuỷu tay

Phương pháp phòng ngừa đau khớp khuỷu tay hiệu quả

Để phòng ngừa đau khớp khuỷu tay hiệu quả bạn cần phải:

  • Luôn khởi động trước khi chơi thể thao.
  • Thực hiện các bài tập tăng cường sức mạnh của cánh tay và cẳng tay. Các bác sĩ vật lý trị liệu có thể chỉ định các bài tập phù hợp cho bạn.
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt và công việc gây áp lực quá mức lên cơ cẳng tay và cánh tay. Chẳng hạn như tránh việc lặp đi lặp lại các cử động mạnh, sai tư thế và làm việc liên tục thiếu nghỉ ngơi.
Đau khớp khuỷu tay: Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị 8
Luôn khởi động trước khi chơi thể thao có thể phòng ngừa chấn thương khớp khuỷu

Các bệnh liên quan

  1. Thoái hóa đa khớp

  2. U tế bào khổng lồ

  3. Trật khớp cùng đòn

  4. Viêm gân

  5. Thoái hóa cột sống

  6. Co rút Dupuytren

  7. U trong ống sống

  8. Trật khớp gối

  9. Xơ cứng xương

  10. đĩa đệm mất nước