Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, nhiều năm đảm nhiệm vị trí tư vấn dược phẩm và sức khỏe. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Dược sĩ Đại họcĐỗ Viết Chung
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, nhiều năm đảm nhiệm vị trí tư vấn dược phẩm và sức khỏe. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Sốt do virus gây ra thường được gọi là bệnh sốt siêu vi, là một tình trạng sức khỏe phổ biến ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi. Nó được nhận biết bởi nhiệt độ cơ thể tăng cao và kèm theo một loạt các triệu chứng. Sốt siêu vi do một số loại virus gây ra và có thể có biểu hiện từ nhẹ đến nặng. Bài viết này sẽ đề cập đến đặc điểm của bệnh sốt siêu vi như triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa nhiễm bệnh.
Sự gia tăng nhiệt độ cơ thể do nhiễm virus gây ra được xếp vào loại sốt siêu vi. Những vi sinh vật nhỏ bé có mặt khắp nơi, gọi là virus, chúng thường có kích thước từ vài trăm nanomet. Những vi sinh vật này chứa một lõi axit nucleic (RNA hoặc DNA) và được bao quanh bởi một lớp vỏ protein. Mức độ nghiêm trọng của cơn sốt phụ thuộc vào độc lực của virus và phản ứng của vật chủ đối với tình trạng nhiễm bệnh.
Các triệu chứng của sốt siêu vi, bao gồm: Sốt (dao động liên tục), mệt mỏi, chóng mặt, yếu ớt, ớn lạnh, đau đầu, đau mỏi cơ toàn thân và khớp, viêm họng, đau amidan, chảy nước mũi, nghẹt mũi, khó thở, đau họng, cảm giác nóng rát ở mắt, ho, viêm da, tiêu chảy, buồn nôn và nôn mửa.
Khi sốt siêu vi không được điều trị và khi cơn sốt kéo dài, bạn có thể bị: Mất nước, sốc, ảo giác, co giật, rối loạn chức năng hô hấp, suy đa cơ quan.
Trong nhiều trường hợp, sốt siêu vi đơn thuần không phải là vấn đề đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu sốt đạt tới 103°F (39 °C) hoặc cao hơn, bạn phải đến cơ sở y tế để được tư vấn và chăm sóc. Ở trẻ sơ sinh, cần phải đến cơ sở y tế nếu nhiệt độ đo được tại trực tràng đạt 100,4°F (38°C) hoặc cao hơn. Lời khuyên dành cho người bệnh ở các độ tuổi khác nhau là:
Dành cho trẻ sơ sinh/trẻ nhỏ:
Ngoài những triệu chứng trên, các triệu chứng sốt siêu vi khác cần được tư vấn bởi bác sĩ bao gồm: Phát ban, ho, tiêu chảy, trẻ lười biếng, không có khả năng duy trì giao tiếp bằng mắt, sốt kéo dài hơn ba ngày hoặc không đáp ứng với thuốc được kê đơn.
Dành cho người lớn:
Phải hỏi ý kiến bác sĩ nếu sốt từ 103°F (39°C) trở lên kéo dài hơn ba ngày và không đáp ứng với thuốc. Ngoài ra, sốt siêu vi thường đi kèm với các triệu chứng sau đây, cần được tư vấn bởi bác sĩ kịp thời: Phát ban, đau đầu dữ dội, cổ cứng, sợ ánh sáng (nhạy cảm với ánh sáng), nôn mửa thường xuyên, khó thở (thường là do tăng sản xuất chất nhầy), đau ngực hoặc bụng.
Virus là một loại tác nhân truyền nhiễm có kích thước rất nhỏ. Chúng xâm nhập và sinh sôi bằng cách nhân lên trong khắp các tế bào của cơ thể bạn.
Bệnh do virus có thể do nhiều loại virus khác nhau gây ra:
Đối với trẻ em, đa số các triệu chứng của sốt siêu vi kéo dài 3 - 5 ngày và trẻ sẽ khỏi hoàn toàn sau 7 - 10 ngày kể từ khi bắt đầu bị bệnh nếu được điều trị kịp thời và đúng cách. Ngoài ra, bệnh có thể kéo dài đến 14 ngày.
Đối với người lớn thì sốt siêu vi thường không quá nguy hiểm, nếu được xử lý và chăm sóc tốt thì có thể tự hết trong vòng 5 - 7 ngày, hoặc có thể kéo đến 10 ngày.
Các triệu chứng của sốt siêu vi, bao gồm: Sốt (dao động liên tục), mệt mỏi, chóng mặt, yếu ớt, ớn lạnh, đau đầu, đau mỏi cơ toàn thân và khớp, viêm họng, đau amidan, chảy nước mũi, nghẹt mũi, khó thở, đau họng, cảm giác nóng rát ở mắt, ho, viêm da, tiêu chảy, buồn nôn và nôn mửa.
Khi sốt siêu vi không được điều trị và khi cơn sốt kéo dài, bạn có thể bị mất nước, sốc, ảo giác, co giật, rối loạn chức năng hô hấp và suy đa cơ quan.
Người bệnh được khuyến cáo không nên tự dùng bất kỳ loại thuốc kháng sinh nào để điều trị sốt do virus, vì ngoài việc không mang lại kết quả khả quan, thuốc kháng sinh còn có thể gây ra tác dụng phụ. Ngoài ra, dùng thuốc kháng sinh khi sốt siêu vi nếu không thật sự cần thiết có thể làm tăng tình trạng kháng kháng sinh.
Có, nguy cơ tái nhiễm bệnh vẫn tồn tại nếu trẻ tiếp xúc với tác nhân gây bệnh mới. Vì vậy cần phải tăng cường sức đề kháng cho trẻ và phòng ngừa bệnh.
Hỏi đáp (0 bình luận)